[Địa lí 9] Tóm tắt kiến thức Sách giáo khoa

Status
Không mở trả lời sau này.
D

depvazoi

Bài 23:
VÙNG BẮC TRUNG BỘ​


I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
- Diện tích: 51 513 $km^2$ (2002)
- Dân số: 10,3 triệu người (2002)
- Là vùng hẹp bề ngang.
- Phía Bắc giáp ĐB.Sông Hồng, Trung du và miền núi Bắ Bộ, phía Nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, Phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.
=> Cầu nối giữa 2 miền Bắc - Nam và là hành lang Đông-Tây.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Thiên nhiên có sự khác nhau giữa Bắc và Nam dãy Hoành Sơn.
- Khí hậu:
+ Thời tiết khắc nghiệt, diễn biến thất thường.
+ Chịu nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, gió tây khô nóng, hạn hán, cát bay...
- Tài nguyên khá đa dạng:
+ Khoáng sản không đáng kể.
+ Có diện tích và độ che phủ lớn thứ 2 cả nước.
+ Biển có nhiều bãi tôm, bãi cá.

III. Dân cư và xã hội:
- Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc.
- Sự phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác nhau giữa Đông và Tây.
+ Dân tộc Việt (phía Đông): sản xuất lương thực, cây công nghiệp, dịch vụ.
+ Dân tộc ít người (phía Tây): trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm.
- Đời sống còn gặp nhiều khó khăn song đang dần được cải thiện.
- Người dân chăm chỉ, cần cù và dũng cảm.


 
  • Like
Reactions: Empe_Tchanz
D

depvazoi

Bài 24:
VÙNG BẮC TRUNG BỘ (tt)​

IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Nông nghiệp:
- Tiến hành thâm canh nhưng bình quân lương thực theo đầu người thấp.
- Phát triển mạnh: nghề rừng, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng-đánh bắt thủy sản.

2. Công nghiệp:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục theo từng năm.
- Các ngành quan trọng: khai khoáng (crôm, thiếc, titan...), sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản xuất khẩu.
- Các trung tâm công nghiệp tập trung ven biển.

3. Dịch vụ:
- Đang trên đà phát triển.
- Vị trí trung chuyển giữa 2 miền Bắc - Nam
- Du lịch là ngành mà vùng có nhiều tiềm năng.

V. Các trung tâm kinh tế:
- Thanh Hoá, Vinh, Huế
- TP. Huế là trung tâm du lịch lớn của miền Trung và cả nước.

 
D

depvazoi

Bài 25:
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ​

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Lí Sơn, Phú Qúi.
- Diện tích: 44 254 $km^2$ (2002)
- Dân số: 8,4 triệu người (2002)
- Phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ, phía Tây giáp Tây Nguyên, phía Đông giáp biển Đông.
=> Là cầu nối giữa 2 miền Bắc - Nam. Là cửa ngõ thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên. Có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Thiên nhiên có sự khác nhau giữa Đông và Tây.
- Địa hình:
+ Phía tây: Núi, gò đồi.
+ Phía đông: Đồng bằng bị chia cắt, nhiều núi ăn ra sát biển, bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh.
- Khí hậu:
+ Cận xích đạo.
+ Là vùng khô hạn nhất nước ta.
- Khoáng sản: Cát, thuỷ tinh, titan, vàng...
- Diện tích rừng còn ít, nguy cơ mở rộng sa mạc lớn.
- Có thế mạnh về tài nguyên biển và du lịch.

III. Dân cư và xã hội:
- Phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa Đông và Tây.
- Đời sống chưa cao, người dân chăm chỉ, cần cù.
- Nhiều di tích lịch sử, văn hoá.

 
D

depvazoi

Bài 26:
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (tt)​

IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Nông nghiệp:
- Thế mạnh của vùng là chăn nuôi bò, nuôi trồng-đánh bắt thuỷ sản, chế biến thủy sản, sản xuất muối.
- Bình quân lương thực thấp.
- Đang được đầu tư lớn cho các dự án trồng rừng.
- Khó khăn: dất nông nghiệp ít, đất xấu, thiên tai.

2. Công nghiệp:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục theo từng năm nhưng vẫn còn ít so với cả nước.
- Cơ cấu đa dạng: Cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng.

3. Dịch vụ:
- Khá phát triển.
- Hoạt động vận tải sôi động nhờ vị trí trung chuyển giữa 2 miền Bắc - Nam.
- Thế mạnh về du lịch.
- Tập trung ở Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang.

V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
- Các trung tâm : Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ->Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên tạo nên kinh tế liên vùng.

 
D

depvazoi

Bài 27: THỰC HÀNH
KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Câu 1: Xác định:
- Các cảng biển: Cửa Lò, Nhật Lệ, Thuận An, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất...
- Các bãi cá, bãi tôm: Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận, ngư trường quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
- Các cơ sở sản xuất muối: Cà Ná (Ninh Thuận), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).
- Những bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng: Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né, Qui Nhơn...

=> Nhận xét: Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng, triển vọng lớn để phát triển tổng hợp kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; dịch vụ hàng hải; du lịch biển gắn liền du lịch đâỏ, tham quan, nghỉ dưỡng, khai thác khoáng sản thềm lục địa, sản xuất muối...

Câu 2:
* So sánh sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác của 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ:
- Trong năm 2002, sản lượng thuỷ sản của DHNTB gấp 2,7 lần BTB.
- Về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản BTB hơn DHNTB 11,2 nghìn tấn, gấp 1,4 lần.
- Về sản lượng khai thác thuỷ sản DHNTB hơn BTB 339,8 nghìn tấn, gấp 3,2 lần.

cm7fypG21tyRLqhKrW_mGrDWWEBjhYyzdcUfysMvXqk=w546-h110-no

=>Nhận xét:
- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở BTB lớn hơn DHNTB chiếm 58,4% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng toàn vùng DH miền Trung.
- Sản lượng thuỷ sản khai thác ở DHNTB lớn hơn nhiều BTB chiếm 76,3% sản lượng thuỷ sản khai thác toàn vùng DH miền Trung.

* Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng?
- Duyên hải Nam Trung Bộ có:
+ Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản: biển ấm, nhiều ngư trường đánh bắt, nhiều cá to có nguồn gốc biển khơi
+ Nguồn lợi hải sản phong phú hơn Bắc Trung Bộ.
+ Người dân có truyền thống và kinh nghiệm đánh bắt hải sản lâu đời.
+ Cơ sở vật chất và kĩ thuật được trang bị hiện đại, công nghiệp chế biến hải sản phát triển mạnh.
+ Có thị trường tiêu thụ rộng.
- Bắc Trung Bộ có nhiều vũng, vịnh, đầm, phá… thuận lợi cho nuôi trồng; đặc biệt có nhiêu cồn cát ven biển thuận lợi cho nuôi tôm, cá..., người dân Bắc Trung Bộ có kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản.

 
D

depvazoi

Bài 28:
VÙNG TÂY NGUYÊN​

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
- Diện tích: 54 475 $km^2$ (2002)
- Dân số: 4,4 triệu người (2002)
- Phía Bắc + Đông giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp Đông Nam Bộ.
- Là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển.
- Ý nghĩa: gắn bó với Đông Nam Bộ, 1 vùng có tiềm năng kinh tế lớn, tiêu thụ rộng, mở rộng quan hệ Lào, Campuchia, gắn kết với Duyên hải Nam Trung Bộ.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Địa hình: Là những cao nguyên xếp tầng, nơi bắt nguồn của nhiều con sông (Xê Xan, Sông Ba, Đồng Nai, Sông Bé, Xrêpôk...)
- Khí hậu: Nhiệt đới cận xích đạo, mát mẻ.
- Đất đỏ badan.
- Khoáng sản: Quặng bô-xít có trữ lượng lớn (3 tỉ tấn).
- Thuận lợi: Tài nguyên phong phú (rừng tự nhiên còn nhiều, đất badan với diện tích lớn nhất nước, trữ năng thủy điện lớn...)
- Khó khăn: Mùa khô kéo dài, diện tích rừng, động vật suy giảm...

III. Dân cư và xã hội:
- Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người, người Kinh phân bố đô thị, gần đường giao thông, nông trường.
- Bản sắc văn hóa đa dạng.
- Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung nhiều ở các đô thị lớn.
- Đời sống còn nhiều khó khăn.

 
D

depvazoi

Bài 29:
VÙNG TÂY NGUYÊN​

IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Nông nghiệp:
- Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn, hiệu quả kinh tế cao: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè...
- Chăn nuôi trâu, bò.
- Lâm nghiệp phát triển mạnh.
- Độ che phủ của rừng ở Tây Nguyên cao nhất cả nước (54,8%)

2. Công nghiệp:
- Tốc độ phát triển khá nhanh nhưng chậm hơn so với cả nước, chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế.
- Ngành công nghiệp chính là năng lượng (thủy điện), khai thác rừng và chế biến lâm sản, chế biến nông sản.

3. Dịch vụ:
- Xuất khẩu nông sản đứng thứ 2 cả nước, sau ĐB.Sông Cửu Long (chủ yếu là cà phê).
- Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá là thế mạnh của vùng.

V. Các trung tâm kinh tế:
- Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Plây Ku.
- Đà Lạt là thành phố du lịch nổi tiếng của cả nước.


 
D

depvazoi

Bài 31:
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ​


I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Gồm 6 tỉnh, thành phố:Tp. HCM, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Diện tích: 23 550 $km^2$ (2002)
- Dân số: 10, 9 triệu người (2002)
- Phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp Biển Đông, phía Đông giáp Tây Nguyên và DH. Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Campuchia và ĐB. Sông Cửu Long.
- Nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu rộng rãi với các vùng xung quanh và quốc tế.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Địa hình: cao trung bình, độ cao giảm dần từ Tây Bắc đến Đông Nam, canh tác tốt.
- Thuận lợi: nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế: đất badan, khí hậu cận xích đạo, hải sản phong phú, nhiều mỏ dầu khí, biển ấm, nhiều ngư trường.
- Khó khăn:
+ Ít khoáng sản trên đất liền.
+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường.

III. Dân cư và xã hội:
- Dân đông, mật độ dân số cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất nước.
- TP. Hồ Chí Minh: đông dân nhất cả nước.
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, lành nghề, năng động, thị trường tiêu thụ lớn, nhiều di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.

 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom