[Địa lí 9] Tóm tắt kiến thức Sách giáo khoa

Status
Không mở trả lời sau này.
D

depvazoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lớp 9 là lớp cuối cấp THCS nên kiến thức sẽ tổng quát ở các lớp dưới. Ngoài ra, một số bạn còn tham gia thi HSG, thi tuyển THPT nên sẽ không chú tâm đến các môn như Địa Lí, Lịch sử,... Vì vậy mình lập pic để tóm tắt kiến thức từng bài để các bạn có thể nắm bắt được nội dung cơ bản của bài mà vẫn có thời gian học các môn khác.





Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

1. Các dân tộc ở Việt Nam:

- Nước ta có 54 thành phần dân tộc, trong đó người kinh chiếm 86,2%, các dân tộc ít người chiếm 13,8% (2006).

- Người kinh không những có số lượng lớn nhất mà còn có trình độ phát triển cao nhất, có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, các nghề thủ công tinh xảo.

- Các dân tộc ít người có số dân và trình độ phát triển không đều nhau.


- Người Việt định cư ở nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Mỗi dân tộc có những nét độc đáo riêng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán... tạo nên tính đa dạng, phong phú của văn hoá Việt.

2. Phân bố các dân tộc:

a. Dân tộc kinh:

Người kinh phân bố rộng khắp trên cả nước nhưng nhiều nhất là ở các đồng bằng, duyên hải và trung du.

b. Các dân tộc ít người:

- Trừ người Chăm, Hoa và Khơ-me, phần lớn các dân tộc ít người đều tập trung chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Trung du miền núi Bắc Bộ có 30 dân tộc sinh sống đan xen nhau.
- Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có khoảng 20 dân tộc ít người sống thành từng vùng khá rõ rệt.
- Khu vực đồng bằng Nam Trung Bộ - Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me.
- Người Hoa cư trú chủ yếu ở các thành phố, nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh.

c. Hiện nay, sự phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi:

- Một số các dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc đến sinh sống ở Tây Nguyên.
- Càng ngày càng có nhiều người Kinh lên sinh sống ở miền núi và trung du.
- Một số dân tộc sống du canh du cư trên núi đã xuống định canh định cư ở vùng thấp.


*Nguồn: Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời (có chỉnh sửa)
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ




I. Số dân:
- 79,7 triệu dân (2002) hoặc 87,611 triệu dân (2011)
- Đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 3 Đông Nam Á (sau Indonexia và Philippines)
=> Việt Nam là một nước đông dân.

Biểu đồ chấm điểm các khu tập trung dân cư lớn trên thế giới
II. Gia tăng dân số:
- Dân số nước ta tăng nhanh vào thế kỉ XX.
- Hiện nay, tỉ suất gia tăng tự nhiên đã giảm nhiều chỉ ở mức 1,41% (2002) nhưng dân số nước ta vẫn còn đông.
- Với mức gia tăng đó, mỗi năm dân số nước ta vẫn còn tăng thêm hơn 1 triệu người.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên khác nhau giữa các vùng.
- Dân số đông, tăng nhanh=> Mất cân đối khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường ô nhiễm, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội...

Bối cảnh gia tăng dân số
III. Cơ cấu dân số:
- Cơ cấu dân số trẻ.
- Tỉ lệ người trong và trên độ tuổi lao động tăng lên.
- Tỉ số giới tính mất cân đối, nhưng hiện đang cân đối dần.
- Tỉ lệ giới tính khác nhau giữa các địa phương.


*Nguồn: Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời (có chỉnh sửa)

 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ


I. Mật độ dân số và phân bố dân cư:
* Mật độ dân số
- Mật độ dân số cao.
- Năm 2003: 246 người/km2 (thế giới là 47 người/km2) hoặc 265 người/km2 (2011)

* Phân bố dân cư
- Không đồng đều.
- Dân đông: Các đồng bằng, đô thị, duyên hải.
- Thưa dân: Miền núi, trung du, hải đảo.
- Nơi có mật độ dân số cao nhất nước ta là đồng bằng sông Hồng
- Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn chênh lệch. Tỉ lệ dân nông thôn: 69,4% (2011)

II. Các loại hình quần cư:
1. Quần cư nông thôn:
13195d1369798110-dia-li-9-bai-3-phan-bo-dan-cu-va-cac-loai-hinh-quan-cu-nongthon.png

- Tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau.
- Tên gọi: Làng, xã, bản, buôn, sóc, ấp...
- Sản xuất: Nông nghiệp là chủ yếu (lâm nghiệp, ngư nghiệp).
- Quần cư mang tính chất phân tán.
- Ngày nay, nông thôn có sự phát triển cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Quần cư thành thị:
13196d1369798162-dia-li-9-bai-3-phan-bo-dan-cu-va-cac-loai-hinh-quan-cu-dothi-viet.png

- Có mức độ tập trung dân cao.
- Phần lớn các đô thị đều có nhiều chức năng.
- Nhà cử san sát, thường phân bố ở đồng bằng, ven biển.

III. Đô thị hoá:
- Quá trình đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
- Số dân đô thị tăng, tốc độ đô thị hóa cao, qui mô đô thị mở rộng.
- Trình độ đô thị hóa thấp, phần lớn là đô thị vừa và nhỏ.


*Nguồn: Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời (có chỉnh sửa)
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: hieuchuyenanh
D

depvazoi

Bài 4:
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM​
- CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG​

I. Nguồn lao động và sử dụng lao động:

1. Nguồn lao động:

13197d1369799915-dia-li-9-bai-4-lao-dong-viec-lam-chat-luong-cuoc-song-nladong-600-x-316-.jpg


- Lao động dồi dào và tăng nhanh.
- Lao động cần cù, giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ CN nhưng chất lượng lao động còn thấp.
- Nguồn lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn.
- Thuận lợi: phát triển kinh tế
- Khó khăn: gây sức ép lớn cho vấn đề giải quyết việc làm.

2. Sử dụng lao động:

13198d1369799991-dia-li-9-bai-4-lao-dong-viec-lam-chat-luong-cuoc-song-laodckxk-553-x-331-.jpg


- Sử dụng lao động ở nước ta đang thay đổi theo hướng tích cực.
+ Nông, lâm, ngư nghiệp giảm.
+ Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng.

II. Vấn đề việc làm:

- Do nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển nên đã gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm => Gây sức ép cho vấn đề việc làm
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị khá cao (6%).
- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn rất nhiều (77,7%).

III. Chất lượng cuộc sống:
13199d1369800077-dia-li-9-bai-4-lao-dong-viec-lam-chat-luong-cuoc-song-clcs-592-x-343-.jpg

- Còn thấp, có chênh lệch giữa các vùng, giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị-nông thôn...
- Đang ngày càng được cải thiện.


*Nguồn: Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời (có chỉnh sửa)

 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

Bài 5: THỰC HÀNH:
PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999​

Câu 1: Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999
Hãy phân tích và so sánh hai tháp dân số về các mặt
a. Hình dạng của tháp: đều có đáy rộng, đỉnh hẹp nhưng tháp năm 1999 có đáy hẹp hơn tháp 1989.

b. Cơ cấu theo độ tuổi (Câu 1 + Câu 2): Dưới và trên lao động cao
- Từ 0 -> 14 tuổi: giảm
- Từ 15 -> 59 tuổi: tăng
- Từ 60 tuổi trở lên : tăng
Sau 10 năm, cơ cấu dân số có chuyển biến tích cực
- Nhóm tuổi 0 - 14 giảm mạnh từ 39 % xuống 33,5 % (giảm 5,5 %), nhờ những tiến bộ về y tế, vệ sinh; đặc biệt nhận thức về kế hoạch hóa gia đình của người dân được nâng cao.
- Nhóm tuổi 15 - 59 tăng khá nhanh, từ 53,8 % lên 58,4 % (tăng 4,6%), do hậu quả của thời kì bùng nổ dân số trước đó khiến nhóm tuổi lao động hiện nay tăng cao.
- Nhóm tuổi >60 tăng chậm từ 7,2% lên 8,1% (tăng 0,9%), nhờ chất lượng cuộc sống được cải thiện.

c. Tỉ lệ dân số phụ thuộc: còn cao và có sự thay đổi. Tháp năm 1999, tỉ lệ phụ thuộc giảm

Câu 3: Cơ cấu dân số theo độ tuổi (SBT trang 17)
a. Thuận lợi:
- Lực lượng dồi dào.
- Nhiều lao động trẻ.
- Số người bổ sung cho lực lượng lao động hằng năm lớn.
b. Khó khăn:
- Lao động trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Khả năng tiếp thu KH-KT còn thấp
- Thiếu việc làm
- Chất lượng cuộc sống giảm, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường...
c. Biện pháp:
- Đa dạng hoá các ngành nghề.
- Đào tạo việc làm cho nhiều người trong độ tuổi lao động.
- Chăm sóc người già, người lớn tuổi, có chính sách hợp lí.


*Nguồn: Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời (có chỉnh sửa)
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
A. TRỌNG TÂM KIÉN THỨC
I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới:
-Trải qua nhiều giai đoạn phát triển.
+ Năm 1945 -> 1954: Chống Pháp.
+ Năm 1954 -> 1975: Miền Bắc xây dựng CNXH, miền Nam chống Mĩ.
+ Năm 1975 -> 1986: Cả nước đi lên xây dựng CNXH.

II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới:
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

- Chuyển dịch cơ cấu ngành:
+ Nông, lâm, ngư nghiệp giảm.
+ Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
+ Vùng chuyên canh nông nghiệp
+ Vùng kinh tế.
+ Khu công nghiệp
. - Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
+ Thành phần kinh tế cá thể đang tăng còn thành phần kinh tế nhà nước giảm

2. Những thành tựu và thách thức:
- Thành tựu:
+ Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc, các ngành đều phát triển
+ Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.
+ Nền kinh tế đang hội nhập với khu vực và thế giới.

- Thách thức:
+ Nhiều tỉnh, huyện, nhất là ở miền núi vẫn còn nghèo.
+ Nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.
+ Nhiều vấn đề xã hội còn bức xúc: việc làm, văn hoá, giáo dục, y tế...
+ Thiếu việc làm, biến động thị trường


*Nguồn: Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời (có chỉnh sửa)
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

Bài 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP


I. Các nhân tố tự nhiên:


1. Tài nguyên đất:

- Có hai nhóm chính:
+ Đất phù sa ở đồng bằng (3 triệu ha): cây lương thực, thực phẩm, hoa màu.
+ Đất feralit ở miền núi và trung du (16 triệu ha): Cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng.
- Khó khăn: Xói mòn, rửa trôi, bạc màu, diện tích ngày càng bị thu hẹp.

2. Tài nguyên khí hậu:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (nắng, mưa nhiều): Sinh vật phát triển quanh năm.
- Khí hậu phân hoá từ Bắc đến Nam, theo mùa, đai cao=> Trồng được nhiều loại cây.
- Có một số khó khăn: Thiên tai........

3. Tài nguyên nước:
- Sông ngòi dày đặc
- Nguồn nước dồi dào đảm bảo tưới tiêu, thâm canh, tăng vụ, nuôi trồng thủy sản...
- Khó khăn: Gây lũ lụt và khô hạn...

4. Tài nguyên sinh vật:
- Phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng lai tạo giống cây trồng vật nuôi
- Khó khăn: Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.

*Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển nông nghiệp.

II. Các nhân tố kinh tế - xã hội:



1. Dân cư và lao động nông thôn:
- Dân đông, lao động dồi dào.
- Có nhiều kinh nghiệm.
- Khó khăn: trình độ chưa cao

2. Cơ sở vật chất - kĩ thuật:
- Ngày càng được cải thiện.
- Một số vùng chưa đáp ứng sản xuất

3. Chính sách phát triển nông nghiệp:
Nhiều chính sách mới được triển khai (khoán sản phẩm, khuyến nông khuyến ngư...).

4. Thị trường:
- Mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
- Đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu lúc gạo.

*Nhân tố kinh tế xã hội quyết định cho sự phát triển nông nghiệp.


*Nguồn: Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời (có chỉnh sửa)
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP


*Đặc điểm chung: phát triển vững chắc, nhiều sản phẩm, trồng trọt là chính

I. Ngành trồng trọt:
1. Cây lương thực:
- Gồm lúa và các loại hoa màu (ngô, khoai, sắn...)
- Lúa là cây lương thực chính: diện tích, năng suất, sản lượng, sản lượng bình quân đầu người tăng
- Cơ cấu đa dạng
- ĐB sông Hồng, ĐBSCL là 2 vùng trọng điểm

13435d1370948641-dia-li-9-bai-8-su-phat-trien-va-phan-bo-nong-nghiep-nong-nghiep.png


2. Cây công nghiệp:
- Tình hình phát triển: cây công nghiệp có nhiều điều kiện để phát triển, cung cấp nguyên liệu cho công ngiệp chế biến, xuất khẩu nhiều sản phẩm

13436d1370948689-dia-li-9-bai-8-su-phat-trien-va-phan-bo-nong-nghiep-cfcs.png


==> Vai trò:
+ Bảo vệ môi trường.
+ Nguyên liệu xuất khẩu, chế biến.
+ Tạo việc làm
- Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là 2 vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp.

3. Cây ăn quả:
- Ngày càng phát triển mạnh (xoài, cam...): nhiều loại quả ngon, thị trường ưa chuộng
- Đông Nam Bộ và ĐBSCL là 2 vùng trọng điểm về trồng cây ăn quả.

II. Ngành chăn nuôi:
1. Chăn nuôi trâu, bò:
13437d1370948716-dia-li-9-bai-8-su-phat-trien-va-phan-bo-nong-nghiep-cngs.png


- Chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp, chăn nuôi hình thức công nghiệp đang mở rộng
- Cung cấp: Sức kéo, thịt, sữa, phân bón.
- Bò: trên 4 triệu con (2002), phân bố ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Trâu: 3 triệu con (2002), phân bố ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
- Lợn: khoảng 23 triệu con (2002), phân bố ở ĐB. Sông Hồng và ĐB. Sông Cửu Long
- Gia cầm: khoảng 230 triệu con (2002), phân bố ở các vùng đồng bằng


*Nguồn: Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời (có chỉnh sửa)

 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN


I. Lâm nghiệp:
1. Tài nguyên rừng:
- Độ che phủ 35% -> Thấp.
- Cơ cấu:
+ Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu
+ Rừng phòng hộ: gồm rừng đầu nguồn sông, rừng chắn cát, ngập mặn ven biển
+ Rừng đặc dụng: gồm vườn quốc gia và khu dự trữ
=> Cung cấp nguyên liệu, cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, điều hoà khí hậu, ngăn ngừa thiên tai.

13235d1369964676-dia-li-9-bai-9-su-phat-trien-va-phan-bo-lam-nghiep-thuy-san-pr.jpg


2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp:

- Khai thác 2,5 triệu m3 gỗ, chủ yếu ở rừng sản xuất.
- Khai thác gỗ gắn liền với trồng mới và bảo vệ rừng.
- Trồng rừng, tăng độ che phủ của rừng, phát triển mô hình nông-lâm kết hợp

13236d1369964705-dia-li-9-bai-9-su-phat-trien-va-phan-bo-lam-nghiep-thuy-san-prv.jpg


II. Ngành thuỷ sản:
1. Nguồn lợi thuỷ sản:
- Có 4 ngư trường đánh bắt lớn:
+ Cà Mau - Kiên Giang.
+ Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu.
+ Hải Phòng - Quảng Ninh.
+ Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
- 29 tỉnh, thành giáp biến.
- Nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn, mặt nước rộng

2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản:
- Khai thác hải sản tăng khá nhanh
- Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, đặc biệt là tôm, cá,...
- Phân bố chủ yếu ở NTB và Nam Bộ.

*Nguồn: Diễn Đàn Kiến thức (có chỉnh sửa)
 
D

depvazoi

Bài 10: THỰC HÀNH


VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM


Câu 1: Vẽ biểu đồ (tròn) cơ cấu các nhóm cây.

a. Xử lí số liệu: (đơn vị %)

VSMK3qPd2moNxfbtELRrSDL8e2eYT9cxO8W4KjdtCA=w575-h155-no


b. Vẽ biểu đồ:

tNXOp6xKlWHG7ElpC9vvrxOhvAwz8L3CXcGoSu64kA=w615-h398-no


c. Nhận xét:
- Cơ cấu diện tích các nhóm cây từ 1990->2002 đều tăng
- Tỉ trọng cây lương thực giảm
- Tỉ trọng cây lương thực chiếm nhiều nhất

Câu 2:


a. Vẽ biểu đồ:


- Vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
- Vẽ 4 đường biểu diễn cho 4 loại, tất cả đều xuất phát từ 100% (lấy năm1990 ngay trên trục tung, gốc tọa độ = 0, trùng với năm 1990)

b. Nhận xét và giải thích:

- Lợn, bò, gia cầm tăng có liên quan đến điều kiện chăn nuôi và nhu cầu thực phẩm.
- Trâu không tăng có liên quan đến tập quán ăn uống và nhu cầu sức kéo.

 
D

depvazoi

Bài 11:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

I. Các nhân tố tự nhiên:

- Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng=> phát triển công nghiệp với cơ cấu đa ngành
- Một số tài nguyên có trữ lượng lớn => phát triển các ngành CN trọng điểm.
- Sự phân bố các tài nguyên là cơ sở quan trọng cho sự phân bố công nghiệp.

II. Các nhân tố kinh tế - xã hội:

1. Dân cư và lao động:
- Đông, dồi dào.
- Thuận lợi: Có khả năng tiếp thu khoa học - kĩ thuật nhanh.
- Khó khăn: Tiếp thu công nghệ nước ngoài còn hạn chế.

2. Cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng:
- Nhà máy, xưởng, máy móc...
- Thuận ợi: Ngày càng được cải thiện.
- Khó khăn: Chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao, máy móc tốn nhiều nhiên liệu.

3. Chính sách:
- Thuận lợi: Có nhiều chính sách mới, chính sách công nghiệp hóa gắn liền với kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài, đổi mới chính sách đối ngoại
- Khó khăn: chính sách nước ta còn nhiều cửa -> hạn chế sự đầu tư của nước ngoài vào nước ta.

4. Thị trường:
- Thị trường: Thị trường rộng lớn.
- Khó khăn: Nhiều cạnh tranh, thị trường biến động, chất lượng thấp.




*Nguồn: Diễn Đàn Kiến Thức (có chỉnh sửa)
 
D

depvazoi

Bài 12:

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP


I. Cơ cấu ngành công nghiệp:
- Công nghiệp nước ta đang phát triển nhanh chóng.
- Cơ cấu ngành của công nghiệp đa dạng.
- Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành, đó là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong sản lượng công nghiệp được phát triển dựa trên thế mạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

II. Các ngành công nghiệp trọng điểm:
1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu:

13438d1370949290-dia-li-9-bai-12-su-phat-trien-va-phan-bo-cong-nghiep-kt-than-qn.png


- Than (Quảng Ninh...)
- Dầu khí (thềm lục địa phía Nam...)

2. Công nghiệp điện:
- Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mĩ, Bà Rịa-Vũng Tàu...
- Thuỷ điện: Hòa Bình, Yali, Trị An...

13439d1370949356-dia-li-9-bai-12-su-phat-trien-va-phan-bo-cong-nghiep-tdien.jpg


3. Công nghiệp nặng:
- Cơ khí - điện tử.
- Hoá chất.
- Sản xuất vật liệu xây dựng.

4. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:
- Là ngành có cơ cấu đa dạng.
- Chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Gồm 3 phân ngành:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt.
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
+ Chế biến thuỷ hải sản.
- Tập trung nhiều ở TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng...

5. Công nghiệp dệt may:
- Phát triển dựa trên lợi thế về lao động và thị trường.
- Trung tâm: Tp. HCM, Hà Nội , Hải Phòng, Đà Nẵng...

III. Các trung tâm công nghiệp lớn:
- Vùng công nghiệp: Đông Nam Bộ, ĐB. Sông Hồng và vùng phụ cận.
- Trung tâm công nghiệp: Tp. HCM, Hà Nội.


 
D

depvazoi

Bài 13:
Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ​


I. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế:

1. Cơ cấu ngành dịch vụ:
Đa dạng và phức tạp:
- Dịch vụ tiêu dùng: dịch vụ thương nghiệp, sửa chữa, khách sạn...
- Dịch vụ sản xuất: giao thông vận tải. bưu chính, tài chính...
- Dịch vụ công cộng: khoa học, giáo dục, y tế, bảo hiểm...

13451d1371114047-dia-li-9-bai-13-vai-tro-dac-diem-phat-trien-va-phan-bo-cua-dich-vu-san-xuat.jpg


2. Vai trò của ngành dịch vụ trong sản xuất và đời sống:

13452d1371114068-dia-li-9-bai-13-vai-tro-dac-diem-phat-trien-va-phan-bo-cua-dich-vu-dv-cong-cong.jpg


- Đối với sản xuất: Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế, tạo mối quan hệ giữa các ngành, vùng.
- Đối với đời sống: Tạo việc làm, nâng cao đời sống, đem lại nguồn thu nhập lớn cho kinh tế và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân.

II. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta:
1.Đặc điểm phát triển:
- Chiếm 25% lao động, đóng góp 38,5% GDP (2002).
- Ngày càng phát triển và có nhiều cơ hội vươn lên.
- Có sự đầu tư của nước ngoài=> Nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Còn nhiều thách thức.

2. Đặc điểm phân bố:
- Phụ thuộc vào sự phân bố dân cư và sự phát triển kinh tế.
- Dịch vụ phát triển ở vùng đông dân, kinh tế phát triển...
- Hà Nội và Tp. HCM là 2 trung tâm dịch vụ đa dạng, lớn nhất nước ta.


 
D

depvazoi

Bài 14:
GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


I. Giao thông vận tải:
1. Ý nghĩa:
- Có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển KT-XH.
- Tạo điều kiện cho miền núi, trung du... phát triển.

13486d1371599371-dia-li-9-bai-14-giao-thong-van-tai-va-buu-chinh-vien-thong-dsvn.jpg


2. Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình:
- Có đầy đủ các loại hình giao thông, phân bố rộng khắp cả nước.
- Các loại hình giao thông:
+ Đường bộ: Chuyên chở được nhiều hàng hóa, hành khách, được đầu tư nhiều nhất các tuyến quan trọng: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 15, Đường Hồ Chí Minh...
+ Đường sắt: Tổng chiều dài 2632 km, tuyến đường sắt thống nhất Hà Nội-TP.HCM là tuyến đường chính.
+ Đường sông: Mới được khai thác với mức độ thấp, tập trung ở lưu vực sông Cửu Long và sông Hồng.
+ Đường biển: Gồm vận tải ven biển và quốc tế, 3 cảng lớn là Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
+ Đường hàng không: Đang ngày càng phát triển hiện đại. Các cảng hàng không chính: Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng), Tân Sơn Nhất (TP.HCM)...
+ Đường ống: Đang ngày càng phát triển, chủ yếu vận chuyển dầu mỏ và khí.

13487d1371599402-dia-li-9-bai-14-giao-thong-van-tai-va-buu-chinh-vien-thong-dtvn.jpg


II. Bưu chính viễn thông:
1. Ý nghĩa:
- Đưa nền KT nước ta hội nhập với nền KT thế giới.
- Tạo ra mối liên hệ giữa các vùng trong và ngoài nước.

2. Đặc điểm phát triển:
- Phát triển nhanh.
- Được đầu tư lớn có hiệu quả.
 
D

depvazoi

Bài 15:
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH​

I. Thương mại:
1. Nội thương:
- Phát triển mạnh, nhiều thành phần kinh tế tham gia, đặc biệt là tư nhân. Hàng hóa dồi dào, lưu thông tự do.
- Phát triển không đều giữa các vùng miền: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, ĐB. Sông Hồng, ĐB. Sông Cửu Long.
- Hà Nội và TP.HCM là hai trung tâm thương mại, dịch vụ đa dạng và lớn nhất nước ta.

2. Ngoại thương:
- Nước ta xuất khẩu những mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, cao su, thủy sản, may mặc...
=> Giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao và cải thiện đời sống nhân dân.
- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, xăng dầu, phân bón...
- Nước ta buôn bán với các thị trường: Châu Á - Thái Bình Dương, Thị trường Châu Âu và Bắc Mĩ...

II. Du lịch:

- Tiềm năng du lịch phong phú.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh đẹp, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, nhiều vườn quốc gia...
- Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề truyền thống...
- Phát triển ngày càng nhanh.
 
D

depvazoi

Bài 16: THỰC HÀNH
VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ​

Câu a: Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP 1991 -> 2002:
* Thể hiện: Động thái phát triển các đối tượng qua nhiều năm.
* Chú ý khi vẽ biểu đồ:
- Xử lí số liệu (Tính % nếu đề bài chưa có).
- Lập miền (cột ngang biểu thị năm, cột dọc biểu thị %)
- Chia năm theo tỉ lệ.
- Vẽ theo từng miền: Năm đầu tiên đặt tại gốc.
- Chú giải, ghi tên bản đồ.
- Nhận xét.

Câu b: Cơ cấu GDP 1991 -> 2002 thay đổi:
- Khu vực I giảm tỉ trọng, khu vực II, III tăng.
- Khu vực I giảm (40,5%->23%): 17,5%
- Khu vực II tăng (23,8%-> 38,5%): 14,7%
- Khu vực III tăng (35,7%-> 38,5%): 2,8%
* Nguyên nhân: Do nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
 
D

depvazoi

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ


Bài 17 + Bài 18:
VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ​


I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Gồm 15 tỉnh:
+ Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
+ Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
- Diện tích: 100 965 km2 (30,7%) (2002)
- Dân số: 11,5 triệu người (14,4%) (2002)
- Vị trí: là vùng ở phía Bắc đất nước; giáp Trung Quốc, Lào, ĐB. Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ.
- Lãnh thổ: rộng, chiếp 1/3 diện tích cả nước, có đường bờ biển dài.
- Ý nghĩa: Thuận lợi, giao lưu ngoài nước và các vùng trong nước, là vùng giàu tiềm năng.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Đông Bắc:
+ Núi trung bình và núi thấp, các dãy núi hình cánh cung
+ Khí nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.
- Tây Bắc:
+ Núi cao, địa hình hiểm trở.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông ít lạnh hơn.
=> Thiên nhiên có sự khác nhau giữa ĐB và TB.
- Khí hậu có mùa đong lạnh, thất thường
- Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng -> Thuận lợi phát triển kinh tế
- Có tiềm năng lớn về du lịch.
- Khó khăn: Địa hình bị chia cắt, núi cao, hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, thất thường, lũ, đất xói mòn, khoáng sản trữ lượng nhỏ.

III. Dân cư và xã hội:

- Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người, người Kinh cư trú khắp các địa phương.
- Trình độ phát triển:
+ Vùng kém hơn so với cả nước.
+ Tây Bắc kém hơn Đông Bắc.
- Đời sống gặp nhiều khó khăn, song đang dần được cải thiện.

IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Công nghiệp:
- Khai thác khoáng sản.
- Phát triển thuỷ điện
+ Công nghiệp năng lượng.
+ Công nghiệp khai khoáng.

2. Nông nghiệp:
- Trồng trọt: Cây công nghiệp, lương thực, dược liệu...
- Chăn nuôi: Trâu, bò, lợn...
- Nuôi trồng thuỷ sản.
- Trồng rừng.

3. Dịch vụ:
- Khá phát triển.
- Hệ thống đường sắt, đường bộ.
- Trao đổi hàng hoá với các nước Lào, Trung Quốc qua các cửa khẩu.
- Du lịch là thế mạnh của vùng...

V. Các trung tâm kinh tế:
- Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn là các trung tâm kinh tế quan trọng

 
D

depvazoi

Bài 19: THỰC HÀNH

ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ​


Câu 1:
- Than: Quảng Ninh, Lạng Sơn
- Sắt: Thái Nguyên, Yên Bía, Lào Cai, Hà Giang
- Mangan: Cao Bằng
- Thiếc: Cao Bằng, Tuyên Quang
- Bô-xít: Lạng Sơn, Cao Bằng
- A-pa-tít: Lào cai
- Đồng: Lào Cai, Sơn La
- Chì, kẽm: Bắc Kạn

Câu 2:
a. Những ngành công nghiệp khai thác có điều kiện phát triển mạnh:
- Điện <----- Nhiều sông suối chảy trên các địa hình hiểm trở...
- Luyện kim đen, luyện kim màu <----- Có trữ lượng than lớn, tập trung thành nhiều mỏ (Quảng Ninh, Thái Nguyên).
- Hoá chất <----- Nhiều phi kim loại (apatit, pirit).
- Vật liệu xây dựng <----- Có nhiều mỏ quặng kim loại đen và kim loại màu (sắt, đồng, chì...)
- Khai thác khoáng sản <----- Giàu tài nguyên khoáng sản. Nhiều mỏ khoáng sản phong phú, đa dạng

b. Ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ như:
- Mỏ sắt Trại Cau cách 7km.
- Mỏ than antraxit Khánh Hòa cách 15km.
- Than mỡ Phấn Mễ cách 20km.
- Mỏ đá vôi Núi Voi cách 9km.

c. Xác định:
- Mỏ than Quảng Ninh.
- Cảng Cửa Ông.
- Nhiệt điện Uông Bí.

d. Vẽ sơ đồ:

884.bmp
 
D

depvazoi

Bài 20:

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG


I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình.
- Diện tích: 14806 $km^2$ (4,5%) (năm 2002)
- Dân số: 17,5 triệu người (21,9%) (năm 2002)
- Phía Tây + Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, phía Nam giáp Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
- Có thủ đô Hà Nội và đồng bằng lớn thứ hai cả nước.
- Thuận lợi: giao lưu trong nước và thế giới.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
* Đặc điểm: phần lớn diện tích là đồng bằng Châu Thổ do sông Hồng bồi đắp, khí hậu có mùa đông lạnh, nguồn nước dồi dào, giàu tiềm năng (vịnh Bắc Bộ)
* Thuận lợi:
- Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ.
- Thời tiết có mùa đông lạnh->trồng cây ưa lạnh.
- Một số khoáng sản có giá trị: than nâu, sét, cao lanh.
- Biển thuận lợi cho đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và du lịch.
* Khó khăn: thiên tai, ít khoáng sản.

III. Dân cư và xã hội:
* Đặc điểm:
- Dân số đông, mật độ dân số cao (1179 người/$km^2$) (2002) (gấp 4,9 lần so với cả nước).
- Nhiều lao động kĩ thuật.
* Thuận lợi:
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng.
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kĩ thuật cao.
- Cơ sở hạ tầng hoàn thiện.
- Các đô thị cổ: Hà Nội, Hải Phòng.
* Khó khăn: Sức ép dân số tới phát triển kinh tế.

 
D

depvazoi

Bài 22: THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI

Câu 1:
Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng.
jmhWwUKXjAxyhKSnJ97sGjk2vmyiEsdiuDA_iz0PY2M=w549-h485


Câu 2:
a. Những thuận lợi và trong sản xuất lương thực ở ĐB sông Hồng.
- Thuận lợi:
+ Địa hình bằng phẳng, diện tích rộng.
+ Đất phù sa, màu mỡ.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.
+ Sông Hồng cung cấp nước, bồi đắp phù sa.
+ Đê sông Hông ngăn lũ, nước mặn xâm nhập vào đồng bằng.
+ Lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm.
+ Cơ sở vật chất-kĩ thuật đang được cải thiện.
+ Người dân cần cù, có nhiều kinh nghiệm.
...
- Khó khăn:
+ Thiên tai, bão lụt, gió to.
+ Hệ thống đê sông Hồng quá chặt chẽ -> việc bồi đắp phù sa cho ĐB gặp nhiều hạn chế.
+ Hiện tượng sâu bệnh hại lúa phát triển nhanh.
+ Mùa đông lạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lương thực
+ Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do gia tăng dân số, hoạt động công nghiệp, dịch vụ
b. Vai trò của vụ đông
- Vụ đông đang trở thành vụ chính, tăng nhanh về diện tích và sản lượng.
- Là nguồn thức ăn quan trọng cho gia súc.
- Góp phần giải quyết vững chắc vấn đề lương thực ở ĐB. Sông Hồng và cả nước.

c. Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng.
Tỉ lệ dân số giảm, sản lượng lương thực tăng là điều kiện tốt để tăng bình quân lương thực theo đầu người.

 
  • Like
Reactions: Vy Văn Phong
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom