[Địa lí 8] Những nơi nổi tiếng của nước ta

H

hardyboywwe

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sông Hồng​

Sông Hồng là con sông rất riêng của Hà Nội, của đất mẹ Việt Nam. Con sông ấy chẳng những bồi đắp nên nền văn minh sông Hồng – một trong 36 nền văn minh của Thế giới mà còn là hệ thống song lớn nhất miền Bắc nước ta, lớn thứ 2 trên bán đảo Đông Dương (sau sông Mêkong – hay Cửu Long). Với chiều dài 1126km, qua địa phận Việt Nam là 556km chiếm 49,3%, diện tích toàn lưu vực là 155.000 km2 chiếm 45.6% diện tích. Ngoài ra, song Hồng còn có tận 614 phụ lưu từ cấp 1 đến cấp 6, có những phụ lưu lớn như Đà, Lô, Chảy…

Sông Hồng bắt nguồn từ dãy núi Nhụy Sơn (cao 1776m) ở gần hồ Đại Lý thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam điển hình vào Việt Nam ở Hà Khẩu (Lào Cai) qua 7 tỉnh đổ ra biển bằng 10 cửa, cửa chính là cửa Ba Lạt (Nam Định). Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 91 km, thuộc phần hạ lưu.

Trước khi người Pháp đặt tên cho sông Hồng, nó đã có rất nhiều tên gọi. Mỗi địa phương có một tên sông riêng của mình, ví dụ như sông Thao, sông Cái, sông Nhĩ Hà, sông Nam Sang, Hoàng Giang… vì thế nó cũng được coi là con sông có nhiều tên nhất.

Một trong những nét đặc thù của văn hóa Việt Nam là sắc thái sông nước. Các đô thị cổ trong lịch sử Việt Nam phần lớn đều gắn liền với sông nước: Cổ Loa, Thăng Long,Phố Hiến, Hội An… Trong văn hóa tổ chức đới sống cá nhân, sắc thái nước cũng là một yếu tố quan trọng, người Việt cho rằng mình là con rồng cháu tiên xuất phát từ truyện Lạc Long Quân – Âu Cơ. Lạc Long Quân làm vua nước Xích Quỷ, được dân gọi là Bố nhưng lại sống ở Thủy phủ, tự xưng là giống rồng đứng đầu các loài dưới nước. Người Việt có tục thờ Thủy Thần. Thủy thần có nhiều tên gọi, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất ở vùng sông nước là tục thờ mẫu Thoải (đọc chệch từ mẫu thủy để tỏ ý tôn trọng).

Từ bao đời nay, vào dịp lễ hội mùa xuân và mùa Thu, sông Hồng lại rộn ràng tiếng trống, tiếng chiêng của những đoàn thuyền Rồng đi ra tận giữa sông rước nước sông Mẹ (sông Cái) về thờ và tắm tượng. Du lịch đường sông giờ không còn là hình thức mới nữa, nhưng tài nguyên du lịch ven sông đã được khẳng định từ lâu và ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Chính những cuộc du ngoạn của các thi nhân mặc khách xưa nay còn in dấu trong các truyền thuyết, trong nhưng áng văn thơ.

Sông hồng còn được coi là một di tích lịch sử ghi dấu chiến công chống xâm lược. Những trận thắng lớn của nhân dân ta trong lịch sử phần lớn là những trận đánh trên sông nước: Bạch Đằng (938), (981) trận Tây Kết lần 1, Tây Kết lần 2, Chương Dương, Hàm Tử (1285, Bạch Đằng (1285), Rạch Gầm Xoài Mút (1785)… khu vực dốc Hàng Than, đầu cầu Long Biên (xưa là Đinh Bộ Đầu) nơi diễn ra trận đánh oanh liệt của quân và dân ta (29/1/1285) đánh bật 3 vạn quân Mông Cổ do Uri-ang Kha-Đai cầm đầu ra khỏi Thăng Long, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ 2 (1285).

Ở cạnh khu vực bãi tự nhiên thuộc huyện Khoái Châu (Hưng Yên) là bến Tây Kết – nơi diễn ra chiến dịch Tây Kết lần thứ nhất do Chiêu Thành Vương, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái chỉ huy. Năm 1285, địa danh Hàm Tử (Khoái Châu – Hưng Yên) là nơi diễn ra chiến dịch Hàm Tử do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chỉ huy… Chương Dương là địa danh diễn ra chiến dịch Chương Dương do Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải chỉ huy cũng vào năm 1285. Những chiến thắng này còn in dấu trong bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải:


“Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san”

Khoảng ba bốn trăm năm trước, Sông Hồng đã đem lại cho Hà Nội sức sống của một trung tâm thương mại. Hàng hóa từ miền xuôi theo sông Hồng về lại đồng bằng, xuôi những bến bờ lên các tỉnh miền núi, hàng lâm sản miền núi lại theo sông Hồng về đồng bằng. Những bến bờ sông Hồng ấy đã sánh ngang với những bến cảng sầm uất của Châu Âu, các tàu buôn của Pháp, Nhật, Ý, Bồ Đào Nha… tấp nập cập bến sông Hồng trong cuộc kháng chiến chôngs Pháp, Mỹ.
Sông Hồng còn là nhân chứng cho sự hy sinh mất mát và những chiến công oanh liệt của quân và dân Hà Nội.

Tài nguyên du lịch sông Hồng phải kể đến là hệ thống làng Việt. Trên sông Hồng tồn tại nhiều kiểu làng với những xóm chài, làng chài nhỏ mang đậm sắc thái sông nước. Một số làng tồn tại ở vùng đất ven sông ngoài đê chính, chẳng hạn làng gốm Bát Tràng – xưa có mỏ đất Sét trắng là nguyên liệu để làm gốm, đây cũng là vị trí thuận lợi cho giao thông vận tải đường thủy. Việc sống ở ngoài đê chính làm cho người dân luôn phải lo đối phó với lũ lụt, nên dân cư thạo vùng sông nước, hầu như nhà nào cũng có thuyền do vậy nên làng Xâm Dương (Ninh Sở, Thường Tín, Hà Tây) có tên gọi rất dân gian là Làng Dầm.

Sông Hồng còn nổi bật với những di tích ghi dấu sự kết tinh của lao động. Bản thân đồng bằng sông Hồng là mảnh đất được ông cha ta chú ý bảo vệ bằng hệ thống đê điều kiên cố. Có thể so sánh, người Ai Cập tự hào về Kim Tự Tháp, người Trung Quốc tự hào về Vạn Lý Trường Thành, người Việt Nam cũng có quyền tự hào về hệ thống đê sông, đê biển trên cả nước, có thể ví như Trường Thành vạn lý để ngăn chặn giặc nước. Với Hà Nội, kể từ khi xuất hiện đê Cơ Xá vào thời Lý đầu thế kỷ XII (1108) để bảo vệ kinh thành Thăng Long dọc sông Hồng từ Nghi Tàm đến Lương Yên và đê Quai Vạc…, hệ thống đê sông Hồng của Hà Nội đã có một bề dày lịch sử đến hơn 800 năm.

Tính Hà Tĩnh trở ra đã có gần 5000 km đê trong đó có 1580 km đê sông Hồng. Bên cạnh hệ điều, kênh Bắc Hưng Hải gồm một hệ thống sông đào, lênh mương, cống lớn làm nhiệm vụ tưới tiêu cho 3 tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Đây là công trình thủy lợi có tầm cỡ đầu tiên được xây dựng dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa vào năm 1958. Công trình có sự tham gia của lực lượng chủ lực là cán bộ chiến sĩ chuyên ngành và hàng vạn lượt dân công.


Thông tin



Sông Thu Bồn bắt nguồn từ vô số những con suối nhỏ róc rách chảy xuống từ ngọn núi Ngọc Linh ở chỗ giáp giới hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum (thuộc huyện Duy Xuyên). Sông Thu Bồn như một dòng mạch tràn đầy sinh lực của mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng, len lỏi qua những vùng núi non hiểm trở mạn tây Quảng Nam rồi đổ xuống các cánh đồng phì nhiêu.
5180.jpg

Qua chặng đường dài hàng trăm cây số, khi ầm ầm băng qua các ghềnh thác, khi thênh thang băng qua những đồng ruộng phì nhiêu, làng mạc trù phú, khi ghé qua những vùng kỹ nghệ phát đạt, mỗi một đoạn sông biểu hiện một dáng dấp riêng. Nhưng bất cứ ở đâu, Thu Bồn cũng là một dòng sông hài hòa sự kết hợp giữa vẻ đẹp của thiên nhiên với sự phong phú của cải được bàn tay và khối óc của người đất Quảng gây dựng.Từ Trà Mi, dòng sông đổ về Tiên Phước. Phía dưới Tiên Phước có Thác Cả, nước đổ trắng xóa như một dải thắt lưng lụa bạch trên nền áo xanh của rừng núi. Nơi đây không gian tĩnh mịch, chỉ đôi khi mới có một đàn voi xuất hiện lội qua sông, làm náo động dòng nước ào ào. Qua khỏi Trà Linh, sông lượn mình giữa hai ngọn núi cao sừng sững như bức tường gọi là hòn Kẽm. Chân núi hòn Kẽm có nhiều phiến đá trắng, trên đó còn lưu giữ những chữ cổ Chiêm Thành. Đến Giao Thủy, sông Thu Bồn đón nhận nhánh sông Vu Gia từ Hà Tân đổ về để cùng chảy về phía Nam, rồi chia làm hai nhánh bao bọc lấy vùng Gò Nổi. Từ đó hai dòng chảy qua Chợ Củi, Câu Lâu và cuối cùng hòa nhập để ra Cửa đại. Những vùng bãi bồi ở Duy Xuyên, Điện Bàn có sông Thu Bồn chảy qua còn lưu giữ những câu chuyện nên thơ và cảm động.

5181.jpg

Dân gian vẫn truyền nhau câu chuyện nàng thôn nữ Chiêm Sơn. Chúa thượng Nguyễn Phước Lan lúc còn trẻ sống với cha là Thụy Quận Công đang trấn thủ Quảng Nam, tại dinh trấn Thanh Chiêm. Vào một đêm trăng, công tử Nguyễn Phước Lan cùng cha thả thuyền rong chơi trên dòng Thu Bồn. Giữa đêm trăng thanh vắng bỗng có tiếng hát véo von từ một nương dâu vọng lại. Thuyền rồng vội ghé đậu ở ghềnh điện Châu. Và dưới bãi dâu xanh nhuộm ánh trăng vàng, Nguyễn Phước Lan - sau này là Chúa thượng, đã bàng hoàng trước sắc đẹp của cô thôn nữ họ Đoàn, người huyện Tiên Phước, thuộc phủ điện Bàn. Chúa cho rước về cung và cô hái dâu họ Đoàn bên dòng sông Thu Bồn kia trở thành Hiếu Chiêu Hoàng hậu, mẹ của Thái Tôn Nguyễn Phước Tần tức chúa Hiền. Hiện nay, ở Chiêm Sơn (Duy Xuyên), về phía Tây Gò Cốc Hùng, còn có lăng Vĩnh Viễn, thờ bà Hiếu Chiêu hoàng hậu. Dòng sông Thu Bồn cũng sâu sắc lắng đọng trong ký ức và tình cảm của nhiều văn sĩ đất Quảng. Trong bài thơ "Từ vùng đất quê hương", nhà văn Nguyễn Văn Bổng viết về dòng sông Thu Bồn: "Từ làng tôi đi Hội An thì buổi chiều ra bến trên sông Thu Bồn, xuống đò. Tối, đò nhổ, rời bến, lúc chống chèo, lúc căng buồm chạy phăng phăng trên mặt nước. Nửa đêm thức giấc, chập chờn trong tiếng hò. Tiếng hò văng vẳng đâu sau lái đò mình; ơi ới trên những chiếc khác cùng xuôi dòng sông, giọng nam nữ đối đáp nhau vang vọng giữa trăng nước...Sáng hôm sau mở mắt, đò đã cắm sào bến Hội An. Hai bên sông, bên này thị xã, bên kia Cẩm Phô, tiếng gà gáy. Trên mặt nước và đường phố tiếng rao cháo hến, khoai Tiên đỏa, mì Quảng, bánh mì mật nạm (sốt vang)". Con sông Thu Bồn có màu nước trong xanh, có bãi dâu bạt ngàn, có núi Thạch Bích, có nhiều câu hò, câu hát.

5182.jpg

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), sông Thu Bồn là một ranh giới: Hữu ngạn trở lên phía Tây là vùng tự do; tả ngạn về phía đông là vùng tạm chiếm. Biết bao cuộc chiến đấu ác liệt chống thực dân Pháp và xâm lược Mỹ đã diễn ra hai bên bờ và ngay cả trên sông này.Không kể bao nhiên chiến sĩ cách mạng, bao nhiêu bộ đội, dân quân du kích, những người dân thường yêu nước đã vĩnh viễn nằm lại trên những mảnh đất gắn bó với dòng sông. Những con người ấy trở nên bất tử. Còn dòng sông Thu Bồn thì mãi mãi tươi đẹp, như một dòng mạch tràn đầy sinh lực của mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng.


 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ - HUẾ - THỪA THIÊN HUẾ - BẠCH MÃ
v4317900n_qu7888c_gia_b7840ch_m%282%29.jpg
Vườn Quốc Gia Bạch Mã là Vườn Quốc Gia đầu tiên được công nhận ở Việt Nam. Là một trong những nơi hiện nay còn bảo tồn động vật quý hiếm. Và hiện nay được đưa vào danh sách tham quan. Từ đây vào chân núi khoảng 3km, rồi từ đó lên núi khoảng 16km nữa bằng xe trung chuyển. Hiện nay loại xe vào được đây là loại dưới 24 chỗ. Vào đây phải liên hệ xe trước. Đây là khu do người Pháp phát hiện ra vào những năm đầu của thế kỷ 20 và họ đã xây dựng trên này những khu đô thị và sau này thời người Mỹ đã xây dựng thị trấn Bạch Mã. Hiện nay du lịch trên nay mặc dù phát triển nhưng mà chúng ta vẫn chưa có công trình gì nhiều. Ở trên này có một ngọn tháp rất đẹp tên Đỗ Quyên là thượng nguồn sông Hương, hợp bởi 2 nhánh chính Hữu Trạch bắt nguồn từ dãy Bạch Mã mà thượng nguồn là thác Đỗ Quyên. Vườn Quốc Gia Bạch Mã có nhiều loại động thực vật được đưa vào sách đỏ như: Sao La, gà lũ lam màu trắng, khỉ má nâu, voọc ngủ sắc, khỉ mặc quần đùi…. Và người Pháp đã xây dựng nhiều biệt thự trên này. Hiện giờ tập đoàn khách sạn Sài Gòn Morin xây dựng chủ yếu cho người đi nghỉ dưỡng hay nghiên cứu. Có một con đường thứ 2 hơi xa.
Rừng quốc gia Bạch Mã nằm ở phía Nam tỉnh cách Huế 55Km. Năm 1925 dưới thời Pháp thuộc một dự án thành lập vườn quốc gia Bạch Mã-Hải Vân rộng 50.000 ha để bảo vệ loài gà lam mào trắng, một kỹ sư người Pháp tên Gérard ngày 28/7/1939 đề xuất dự án khu nghỉ mát Bạch Mã đến năm 1935 thì hoàn tất. Bạch Mã là một vùng rừng núi có diện tích 15Km2 cao1.444m so với mặt nước biển. Bạch Mã có khí hậu ôn hòa mát mẻ nhờ ảnh hưởng của nước biển và độ cao. Về mùa hè nhiệt độ cao nhất chỉ 19-29 độ. Vườn quốc gia Bạch Mã là trung tâm của dãy rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam kéo dài từ biên giới Lào đến biển Đông. Là phần cuối của dãy Trường Sơn Bắc, vườn như một bức tranh hùng tráng dệt nên bởi nhiều dãy núi cao chia cắt và thấp dần ra biển. Độ dốc bình quân của toàn khu vực là 25 độ, có nơi biến động 45 đến 60 độ. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng giêng năm sau. Lượng mưa trung bình khá lớn 3.500mm. Đặc biệt ở độ cao từ 900m đến 1.450m lượng mưa bình quân hằng năm là 7.977mm. Rừng quốc gia Bạch Mã có 1.286 loài thực vật và 723 loài động vật đặc biệt nhất là bộ gà. Tại rừng Quốc gia Bạch Mã hiện nay có khoảng 139 ngôi biệt thự xinh xắn, được xây cất theo lối kiến trúc đặc biệt như khách sạn Morin, các biệt thự của các viên chức cao cấp họ Thân, họ Hồ Đắc tạo cho Bạch Mã một bộ mặt rất mĩ lệ trên đồi núi phóng khoáng. Những thắng cảnh nổi tiếng của Bạch Mã có thác Đỗ Quyên, suối Hoàng yến, Hải Vọng Đài, đường mỏn Trĩ Sao. Ngày 15/7/1991, được công nhận là vườn quốc gia, Bạch Mã đang thay da đổi thịt chào đón du khách bốn phương.

NHỮNG DẤU TÍCH:

Tương truyền, ngày xưa vùng núi này thường có các vị tiên trên trời cưỡi ngựa xuống đánh cờ. Khi các vị tiên đánh cờ thì ngựa của họ nhởn nhơ ăn cỏ xung quanh rồi bị cảnh đẹp của núi rừng thu hút, ngựa đi ngày một xa, lúc trở lại thì các vị tiên đã bay lên trời. Ngựa nhớ chủ lang thang đi tìm, hóa thành mây trắng. Từ đó, núi rừng mang tên Bạch Mã.

MÂY TRẮNG TRÊN ĐỈNH BẠCH VÂN TỰ:

Đứng trên đỉnh Bạch Mã vào những ngày đầu hạ, du khách có thể nhìn thấy những tuyệt cảnh nổi tiếng như Hải Vân Quan, núi Túy, sông Hương, hay đầm Cầu Hai với màu xanh ngọc bích của nước biển phía xa xa.
Theo đường mòn Hải Vọng Đài, chúng tôi tìm về những dấu tích xưa: một nhà bưu điện giữa chênh vênh vách núi, xây vào năm 1936 (được khôi phục và sử dụng từ năm 2001). Đối diện với nhà bưu điện là biệt thự của ông M.Girard (người có công khám phá Bạch Mã). Lần theo những bậc tam cấp đi lên là một sân bay trực thăng dã chiến. Ngày xưa, sân bay này chủ yếu phục vụ các cuộc thăm viếng, nghỉ mát của gia đình Ngô Đình Cẩn, Trần Lệ Xuân cùng một số quan thầy người Mỹ. Từ năm 1963 đến đầu năm 1975, sân bay được tu sửa nhằm tiếp tế vũ khí, lương thực và tải thương. Hiện nay, sân bay này là điểm dừng chân lý tưởng để du khách ngắm cảnh thiên nhiên.
Vào những năm 1930, người Pháp xây dựng ở Bạch Mã 139 biệt thự, bưu điện, chợ…Theo thời gian, trải qua chiến tranh, hầu hết biệt thự đã sụp đổ. Một số biệt thự ít hư hỏng, gần đây được trùng tu, tôn tạo thành nơi nghỉ ngơi cho du khách. Đó là các khu nhà Sao La, Đỗ Quyên, Kim Giao… bề ngoài trông tĩnh lặng và cổ kính. Bên trong, cầu thang vòng, sàn gỗ, hành lang rộng, cửa sổ lớn quay về đỉnh núi đầy cây xanh thoáng đãng, mát mẻ...

ĐẸP NHƯ TRONG MƠ:

Đường mòn Đỗ Quyên thoai thoải theo triền núi, dài chừng 1,5km, vượt qua khu rừng rậm đến thác Đỗ Quyên cao 400m, rộng 20m như treo giữa trời. Gọi là Đỗ Quyên bởi vào mùa xuân, hai bên thác nước nở rất nhiều hoa đỗ quyên, rực rỡ như bức tranh khổng lồ.
Sải bước men theo con đường mòn Trĩ Sao (dài 2,5km, có nhiều chim trĩ sao sinh sống) trong rừng xanh, du khách sẽ được tận hưởng vẻ đẹp của hàng loạt thác và hồ nước nhỏ trong xanh, phẳng lặng như trong mơ... Nếu du khách đi thêm khoảng 500m nữa vào đường mòn Vọng Hải Đài, sẽ đến đỉnh Bạch Mã cao 1.450m. Ở đây có tòa nhà tám góc, hai tầng, mỗi cạnh có hai cửa sổ lớn cho du khách chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên kỳ thú với núi rừng, biển cả, đầm nước dưới chân.
Đây là khu nghỉ mát lý tưởng, còn giữ nguyên nét đẹp hoang sơ. Những rừng chò đen, những con suối, thác nước… thấp thoáng ẩn hiện trong không gian se lạnh giúp cho tâm hồn thật thư thái.
Vườn Quốc gia Bạch Mã là dải rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam kéo dài từ biên giới Việt - Lào ra tận biển Đông. Ở đây có 16.900 ha rừng, với 1.406 loài thực vật, trong đó hơn 30 loài thuộc loại quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Các nhà khoa học ghi nhận được ở đây có 83 loài thú, 333 loài chim và rất nhiều loài bò sát, ếch nhái... Đặc biệt, có nhiều loại quý hiếm như voọc ngũ sắc, vượn đen má trắng, sao la, gà lôi lam màu

Vườn quốc gia Cát Bà

catba.jpg

Loại rừng nguyên sinh trên hải đảo (thuộc Hải Phòng). Cát Bà là tên lớn nhất trong hệ thống quần đảo bao gồm 366 hòn lớn nhỏ, (lập thành huyện đảo) cách thành phố Hải Phòng gần 70km, tiếp nối với các hòn đảo nằm trong vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
Theo truyền thuyết địa phương thì tên Cát Bà còn được đọc tên Các Bà. Vì có một thời các bà, các chị ở đây đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một hòn đảo lân cận. Đảo có tên là đảo các Ông. Như vậy, Cát Bà là đọc chệch của các Bà.
Trên đảo chính có thảm rừng nhiệt đới xanh tươi quanh năm. Đây là một khu rừng nguyên sinh và là một trong những khu vườn quốc gia lớn nhất đất nước. Diện tích quy hoạch bảo vệ là 15.200 ha, gồm 9.800 ha và 4.200 ha biển. Rừng Cát Bà được công nhận là vườn quốc gia từ ngày 23.05.1983.
Hệ động vật có tới 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư. Những loài thú hiếm là voọc đầu trắng sống ở vách núi đá cheo leo; khỉ lông vàng, sơn dương và nhiều loài chim đẹp như cao cát, bói cá, hút mật, đầu rìu. Ở Cát Bà cũng có chim yến và rùa biển được chăm sóc bảo tồn. Hệ thực vật trong bảng tạm kê có 495 chi, 149 họ, trong đó có 250 loài cây thuốc. Nhiều cây cần bảo tồn như chò chỉ, trai lý, lát hoa, kim giao và cọ Bắc Sơn.
Trên đảo có hệ sinh thái rừng ngập mặn, trên núi đá vôi có cả ao, hồ, suối ngầm, nước ngọt cùng suối nước khoáng có cả khả năng chữa trị bệnh, nhất là thấp khớp.
Quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới: đó là công bố được đưa ra trong cuộc họp báo do Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tổ chức tại Hà Nội hôm (17-3) vừa qua.
Tại cuộc họp, các nhà tổ chức cho biết: UNESCO đã chính thức công nhận quần đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới trong kỳ họp của hội đồng quốc tế về phối hợp chương trình con người và sinh quyển tổ chức tại Paris ngày 29-10-2004.
Với quyết định này, Việt Nam đã có 4 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận là: khu dự trữ sinh quyển ngập mặn Cần Giờ (TP.HCM), khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển vùng châu Thổ sông Hồng và khu dự trữ sinh quyển Cát Bà. Việc quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, du lịch, thúc đẩy ngành nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản. Sự công nhận của UNESCO sẽ tạo điều kiện cho đảo Cát Bà (Hải Phòng) tham gia vào mạng lưới nghiên cứu khoa học, được quốc tế hỗ trợ công tác nghiên cứu môi trường và đa dạng sinh học. Cho đến nay, UNESCO đã công nhận 459 khu dự trữ sinh quyển thuộc 97 nước.
 
Last edited by a moderator:
P

pokemon_011

T%E1%BA%ADp_tin:Ha_Long_bay_The_Kissing_Cocks.JPG




Vùng di sản trên vịnh Hạ Long được thế giới công nhận (vùng lõi) có diện tích 434km², như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đông), bao gồm 775 đảo với nhiều hang động, bãi tắm. Vùng kế bên (vùng đệm), là di tích danh thắng quốc gia đã được bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng từ năm 1962. Địa hình Hạ Long là đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng đất mặn có sú vẹt mọc và những đảo đá vôi vách đứng tạo nên những vẻ đẹp tương phản, kết hợp hài hòa, sinh động các yếu tố: đá, nước và bầu trời [18].
[sửa] Biển và đảo

Các đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam Vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long. Theo thống kê của ban quản lý vịnh Hạ Long, trong tổng số 1.969 đảo của vịnh Hạ Long có đến 1.921 đảo đá[19] với nhiều đảo có độ cao khoảng 200m[5]. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250-280 triệu năm về trước, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình carxtơ bào mòn, phong hóa gần như hoàn toàn tạo ra một vịnh Hạ Long độc nhất vô nhị[19], với hàng ngàn đảo đá nhiều hình thù, dáng vẻ khác nhau lô nhô trên mặt biển, trong một diện tích không lớn của vùng Vịnh.

Vùng tập trung các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp là vùng trung tâm Di sản Thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm phần lớn vịnh Hạ Long (vùng lõi), một phần vịnh Bái Tử Long và vịnh Lan Hạ thuộc quần đảo Cát Bà (vùng đệm).

Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào. Có chỗ đảo quần tụ lại nhìn xa ngỡ chồng chất lên nhau, nhưng cũng có chỗ đảo đứng dọc ngang xen kẽ nhau, tạo thành tuyến chạy dài hàng chục kilômét như một bức tường thành. Đó là một thế giới sinh linh ẩn hiện trong những hình hài bằng đá đã được huyền thoại hóa. Đảo thì giống khuôn mặt ai đó đang hướng về đất liền (hòn Đầu Người); đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng); đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Lã Vọng); phía xa là hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi (hòn Cánh Buồm); đảo lại lúp xúp như mâm xôi cúng (hòn Mâm Xôi); rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước (hòn Trống Mái); đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất (hòn Lư Hương); đảo khác tựa như nhà sư đứng giữa mặt Vịnh bao la chắp tay niệm Phật (hòn Ông Sư); đảo lại có hình tròn cao khoảng 40m trông như chiếc đũa phơi mình trước thiên nhiên (hòn Đũa), mà nhìn từ hướng khác lại giống như vị quan triều đình áo xanh, mũ cánh chuồn, nên dân chài còn gọi là hòn Ông v.v.

Bên cạnh các đảo được đặt tên căn cứ vào hình dáng, là các đảo đặt tên theo sự tích dân gian (núi Bài Thơ, hang Trinh Nữ, đảo Tuần Châu), hoặc căn cứ vào các đặc sản có trên đảo hay vùng biển quanh đảo (hòn Ngọc Vừng, hòn Kiến Vàng, đảo Khỉ v.v.). Dưới đây là một vài hòn đảo nổi tiếng:

Hòn Con Cóc: Hòn Con Cóc nằm cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 12km về phía Đông Nam, trên vùng vịnh Hạ Long. Đây là hòn núi đá rất đẹp có góc nghiêng và hình dáng như một con cóc ngồi xổm giữa biển nước, cao khoảng 9m[20].

Hòn Trống Mái:
Hòn Trống Mái

Là một trong những hòn đảo nổi tiếng trên vịnh Hạ Long, hòn Trống Mái nằm gần hòn Đỉnh Hương ở phía Tây Nam của Vịnh, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 5km. Đây là cụm gồm 2 đảo có hình thù giống như một đôi gà, một trống một mái, có chiều cao khoảng hơn 10m với chân thót lại ở tư thế rất chênh vênh. Là biểu tượng trên logo của vịnh Hạ Long, hòn Trống Mái cũng là biểu tượng trong sách hướng dẫn du lịch Việt Nam[21] nói chung.

Đảo Ngọc Vừng: Đảo Ngọc Vừng nằm cách cảng tàu du lịch khoảng 34km, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, có đặc điểm là một trong số ít đảo đất trên vùng vịnh Hạ Long. Xung quanh đảo có nhiều bãi biển đẹp, có núi Vạn Xuân cao 182m và có di chỉ khảo cổ thuộc văn hoá Hạ Long rộng 45.000m².

Đảo Ngọc Vừng rộng 12km², có người ở, có bến cảng cổ Cống Yên thuộc hệ thống thương cảng cổ Vân Ðồn từ thế kỷ 11, và có di tích thành cổ nhà Mạc, thành nhà Nguyễn. Phía đông của đảo có bãi cát dài tới hàng kilômét với cát trắng trải ra tới tận bến tàu.

Khu vực này tương truyền trước kia có nhiều ngọc trai, đêm đêm phát sáng cả một vùng trời biển, nên có một số đảo mang tên đảo Ngọc như đảo Ngọc Vừng (ngọc phát sáng), hay Minh Châu (ngọc châu, ngọc sáng)[22]. Trước kia cư dân trên đảo sống bằng nghề đánh bắt hải sản và khai thác ngọc trai. Ngày nay cư dân ở đây vẫn còn mò trai lấy ngọc, đồng thời nghề nuôi trai lấy ngọc cũng đang phát triển mạnh.

Đảo Ti Tốp: Đảo Ti Tốp, thời Pháp thuộc mang tên hòn Cát Nàng, nằm trên khu vực vịnh Hạ Long cách Bãi Cháy chừng 14km về phía Đông. Đảo được đặt tên Ti Tốp từ khi Hồ Chí Minh đến thăm vịnh Hạ Long cùng với nhà du hành vũ trụ người Nga Gherman Titov, vào năm 1962[23].

Đảo Ti Tốp có bờ dốc đứng và bãi cát trắng phẳng hình vầng trăng nằm dưới chân. Các tour du lịch thường ghé tàu vào đảo để du khách lên bờ leo núi ngắm toàn cảnh vùng Vịnh, tắm biển, chèo thuyền kay-ắc, kéo phao và kéo dù.[cần dẫn nguồn]

Đảo Tuần Châu: Nằm cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 4km về phía Tây Nam trên vùng vịnh Hạ Long, Đảo Tuần Châu là một đảo đất rộng khoảng 3km², gần bờ, có làng mạc và dân cư thưa thớt. Trước kia trên đảo các nhà khoa học đã tìm được nhiều di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Hạ Long. Từ năm 2001, một con đường lớn đã được xây dựng nối đảo với đất liền. Một tổ hợp dịch vụ vui chơi, giải trí, quần thể khách sạn, nhà hàng và bãi tắm sang trọng được xây dựng, đưa vào phục vụ góp phần làm thay đổi bộ mặt của Hạ Long từ năm du lịch 2003 tới nay [23].
[sửa] Hang động

Không chỉ những biến đổi của những đảo đá màu xanh đen trên mặt nước biếc vùng Vịnh hấp dẫn du khách, trên những chiếc thuyền dơi màu nâu đỏ xuất phát từ bến tàu Hạ Long bắt đầu hành trình ngoạn cảnh, những khám phá lại tiếp tục khi du khách lên đảo, thăm thú những hang động ẩn chứa nhiều chứng tích lịch sử. Những hang động tại Hạ Long, theo các nhà thám hiểm địa chất người Pháp, khi nghiên cứu về vịnh Hạ Long đầu thế kỷ 20, khẳng định rằng hầu hết trong số chúng đều được kiến tạo trong thế Pleistocen kéo dài từ 2 triệu đến 11 ngàn năm trước, nằm trong 3 nhóm hang ngầm cổ, hang nền carxtơ và các hàm ếch biển.

Hang Sửng Sốt:
Thạch nhũ trong hang Sửng Sốt

Hang Sửng Sốt, hay động Sửng Sốt nằm trên đảo Bồ Hòn ở trung tâm vịnh Hạ Long, được người Pháp đặt tên "Grotte des surprises" (động của những kỳ quan). Ðây là một hang động rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long[24]. Nằm ở vùng trung tâm du lịch của Vịnh với hệ thống trong tuyến du lịch bao gồm bãi tắm Ti Tốp - hang Bồ Nâu - động Mê Cung-hang Luồn - hang Sửng Sốt.

Vị trí và diện tích: Hang Sửng Sốt là một hang dạng ống, nằm ở độ cao 25m so với mực nước biển hiện tại. Diện tích khoảng 10.000m2, chiều dài hơn 200m, chỗ rộng nhất 80m, khoảng cách lớn nhất từ nền tới trần hang xấp xỉ 20m. Hang được chia thành 2 ngăn chính.

Quá trình phát hiện và quản lý: - Do có cửa hang mở rộng, hang Sửng Sốt được phát hiện khá sớm trên Vịnh Hạ Long (cuối thế kỷ thứ XIX). Tên của hang mãi đến năm 1946 mới được xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng do một số đoàn thám hiểm đã đến đây. - Năm 1999, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã đầu tư tôn tạo Hang Sửng Sốt. Hệ thống đường đi, ánh sáng để du khách có thể quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của những khối nhũ, măng đá trong lòng hang.Ánh sáng được thiết kế phù hợp với kiến trúc hang đồng thời hài hoà với ánh sáng tự nhiên từ phía cửa hang. - Hiện nay Hang Sửng Sốt thuộc sự quản lý của Trung tâm bảo tồn Công viên hang động (BQL Vịnh Hạ Long).

Ðường lên hang Sửng Sốt quanh co uốn lượn dưới những tán lá rừng, với những bậc đá ghép cheo leo, khúc khuỷu. Ðộng được chia làm hai ngăn chính, toàn bộ ngăn thứ nhất như một nhà hát lớn rộng thênh thang với trần hang được phủ bằng nhũ đá, những tượng đá, voi đá, hải cẩu, mâm xôi, hoa lá, mở ra một thế giới của cổ tích. Ngăn 2 cách biệt với ngăn 1 qua một lối đi hẹp. Bước vào lòng ngăn này, động mở ra một khung cảnh mới khác lạ hoàn toàn với lòng ngăn rộng có thể chứa được hàng ngàn người. Trong lòng ngăn 2 của hang Sửng Sốt có những hình tượng được gắn với truyền thuyết Thánh Gióng: cạnh lối ra vào là khối đá hình chú ngựa, thanh gươm dài và trong lòng hang có những ao hồ nhỏ như vết chân ngựa Gióng.

Động Thiên Cung: Cách thành phố Hạ Long khoảng 8km và cách bến tàu du lịch 4km là đảo Vạn Cảnh, còn gọi là đảo Canh Độc có tọa độ 107°00'54" và 20°54'78". Trong sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: hòn Canh Độc lưng chừng đảo có động rộng rãi chứa được vài ngàn người, gần đó có hòn Cặp Gà, Hòn Mèo, Hòn La.... Ngày nay, qua khảo cứu, đảo Vạn Cảnh có đỉnh cao 189m, hình dáng như một chiếc ngai ôm hai hang động là hang Đầu Gỗ nằm chênh vênh trên cao và động Thiên Cung ở cách mép nước không xa. Hang Đầu Gỗ và động Thiên Cung cách nhau chừng 100m, được thông nhau bằng những lối đi quanh co, uốn lượn dưới tán lá rừng.

Đ
 
T

tiendat_no.1

Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.

Du lịch Cúc Phương Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đã được phát hiện như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền ... trong một số hang động ở đây chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 đến 12.000 năm trước. Năm 1960, rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và được thành lập theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam. Quyết định số 18/QĐ-LN ngày 8 tháng 1 năm 1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành VQG Cúc Phương. Quyết định số 333/QĐ-LN ngày 23 tháng 5 năm 1966 quy định chức năng và trách nhiệm của Ban quản lý rừng. Ngày 9 tháng 8 năm 1986, Cúc Phương được nêu trong danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 194/CT của Chính phủ Việt Nam với phân hạng quản lý là Vườn quốc gia diện tích 25.000 ha. Luận chứng kinh tế-kỹ thuật của vườn quốc gia được phê duyệt ngày 9 tháng 5 năm 1988 theo Quyết định số 139/CT. Trong đó, ranh giới của vườn được xác định lại với tổng diện tích là 22.200 ha, bao gồm 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình, 5.850 ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa và 5.000 ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình. Toạ độ rừng: Từ 20°14' tới 20°24' vĩ bắc, 105°29' tới 105°44' kinh đông.

Địa hình - Thủy văn


Cúc Phương nằm ở phía đông nam của dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng tây bắc. Dải núi đá vôi này với ưu thế là kiểu karst tự nhiên, hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 triệu năm. Dãy núi này nhô lên đến độ cao 636 m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa một vùng đồng bằng. Phần dãy núi đá vôi bao quanh vườn quốc gia có chiều dài khoảng 25 km và rộng đến 10 km, ở giữa có một thung lũng chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi. Địa hình karst ảnh hưởng rõ nét đến hệ thống thủy văn của Cúc Phương. Phần lớn nước trong vườn quốc gia bị hệ thống các mạch nước ngầm hút rất nhanh, nước sau đó thường chảy ra ở những khe nhỏ ở bên hai sườn của vườn quốc gia. Do vậy, không có các ao hồ tự nhiên hay các thủy vực tĩnh nằm trong vườn, mà chỉ có một dòng chảy thường xuyên là sông Bưởi. Con sông này nằm ở phía tây của vườn, chảy đổ vào sông Mã. Rừng Cúc Phương còn đóng vai trò bảo vệ đầu nguồn hồ chứa nước Yên Quang. Hồ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp các vùng lân cận.

Các điểm du lịch


VQG Cúc Phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng về sinh thái, môi trường. Cúc Phương thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách hàng năm. Du khách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp, tham gia các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu và văn hóa lịch sử. Trung tâm vườn đặt tại xã Cúc Phương, Nho Quan, Ninh Bình. Trong khuôn viên rừng có một số tuyến điểm du lịch sau[10]:
Các trung tâm bảo tồn

Vườn thực vật Cúc Phương: là khu vực được xây dựng nhằm sưu tập gây trồng các loài cây quý hiếm của Cúc Phương, Việt Nam và Thế giới. Đây là một trong ba vườn thực vật tầm cỡ của thế giới theo danh sách được công bố năm 1997.[11] Tuyến đường thăm vườn dễ dàng, với quãng đường đi bộ là 3 km.
Trung tâm du khách Cúc Phương: được xây dựng do tổ chức AusAid và FFI tài trợ và đây cũng là Trung tâm giáo dục du khách đầu tiên được thành lập ở Đông Dương. Đây là điểm tham quan và cũng là nơi làm thủ tục cần thiết trước khi vào thăm rừng.
Trung tâm cứu hộ thú Linh Trưởng Cúc Phương: có nhiệm vụ cứu hộ từng cá thể các loài thú Linh Trưởng quý hiếm (Voọc mông trắng, Voọc Hà Tình, Voọc đen tuyền, Voọc Lào, Voọc Cát Bà, Voọc Chà vá chân xám…) từ tịch thu bắt giữ; thả động vật về với tự nhiên; nghiên cứu về thú Linh Trưởng như việc tìm kiếm thức ăn, tập tính sinh hoạt, môi trường, không gian sống.
Các hang động tiền sử

Động Người Xưa: là một di tích cư trú và mộ táng của người tiền sử, là trang văn hoá độc đáo trong lịch sử phát triển của nhân loại và là một di sản quý giá nằm trong đối tượng bảo vệ của rừng Cúc Phương.
Hang Con Moong: nằm gần sông suối, khu vực có hệ động vật, thực vật phong phú, đa dạng vì vậy đã được người cổ chọn làm nơi cư trú lâu dài. Hang rộng và dài, có 2 cửa thông nhau. Hang Con Moong có địa tầng văn hoá khá dầy, có cấu tạo rất phức tạp, có sự đan xen kế tiếp nhau của đất sét, vỏ nhuyễn thể và các vệt tro than.
Các cây cổ thụ đặc trưng

Cây đăng cổ thụ: là một cây đại thụ cao 45m, đường kính tới 5m và có bộ rễ nổi trên mặt đất chạy dài chừng 20m. Từ cổng theo đường ô tô, qua động Người Xưa chừng 2 km, phía bên trái là đường dẫn đến cây đăng cổ thụ dài 3 km. Vượt qua 5 dốc đá, với nhiều quần xã thực vật. Đó là cây bẩy lá một hoa (thất diệp nhất chi hoa); là những dây leo thân gỗ đường kính 20-30 cm dài khoảng 100m, chỉ có ở Cúc Phương. Trên đường tới cây đăng có thể quan sát những loài chim quý như nuốc bụng đỏ, gõ kiến đầu đỏ, gà lôi trắng hoặc thú như đon, sóc đen, sóc bụng đỏ, voọc mông trắng...
Cây chò ngàn năm: là cây đại thụ cao 45m, đường kính 5m và có chu vi hơn 20 người ôm mới hết. Từ trung tâm theo một con đường mòn trong rừng già để đến cây chò. Du khách sẽ gặp trên đường dây leo bàm bàm khổng lồ với đường kính gốc 0,5m, chạy dài 1km vắt ngang rừng và loài Đa bóp cổ. Hạt đa nảy mầm trên các hốc cây khác. Khi rễ của chúng đã bám đất phát triển rất nhanh, dần bóp chết cây chủ. Du khách còn được chiêm ngưỡng những cây Chò chỉ cao tới 70m, thân thẳng, tròn đều. Thời gian cả đi và về cho tuyến này hết gần 3 tiếng.
Cây sấu cổ thụ là cây đại thụ cao 45m, hệ thống rễ bạnh vè được phân ra từ thân cây ở độ cao khoảng 10m rồi phát triển chạy dài tới 20m. Trên đường đến Cây sấu, du khách cũng được chiêm ngưỡng những dây leo thân gỗ; những loài Đa góp cổ; những loài thực vật phụ sinh như tầm gửi, tổ diều, phong lan; các loài chim như gõ kiến đầu đỏ, đuôi cụt bụng vằn...
Bản người Mường


Bản người Mường: Từ Trung tâm xuyên qua khu rừng già, thung lũng, vượt đèo dốc với chiều dài chừng 16 km, du khách sẽ tới bản Mường (bản Khanh thuộc xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình). Bản Khanh nằm bên tả ngạn sông Bưởi với những nếp nhà sàn, ruộng bậc thang… Đường đến bản Mường dài và phải qua nhiều dốc cao với thời gian từ 6-8 tiếng, tuyến đi này phải có hướng dẫn viên của Vườn.
Thiên nhiên Cúc Phương

Đỉnh mây bạc: là đỉnh núi cao nhất trong rừng Cúc Phương với độ cao 648m. Từ Trung tâm đi khoảng 3 km qua nhiều khu rừng già với nhiều dốc đá . Lên đến đỉnh núi, giữa mây trời du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng và đồng bằng của 4 huyện thuộc 3 tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá. Tuyến đường đến Đỉnh mây bạc dài và nhiều dôc đá. Tuyến đi này phải có hướng dẫn viên của Vườn đi cùng. Thời gian đi về khoảng 4 tiếng.
Hồ Yên Quang: hồ có một đảo nhỏ, trên đó có một ngôi đền cổ. Mặt nước hồ là nơi hội tụ của nhiều loài chim nước. Mặt hồ nước in bóng những vách núi, rừng cây.
Động Phò Mã: Chặng đường đi bộ vào thăm động Phò Mã từ hồ Yên Quang số 3 dài khoảng 2 km, Du khách phải chuẩn bị giầy đi rừng, nước uống và bắt buộc phải có hướng dẫn viên của Vườn.

Ứng cử di sản thế giới

Vườn quốc gia Cúc Phương là 1 trong 4 đại diện đầu tiên của Việt Nam ứng cử di sản thế giới năm 1991 (cùng với vịnh Hạ Long, chùa Hương và Cố đô Hoa Lư)[12]. Hiện tại tỉnh Ninh Bình vẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận rừng Cúc Phương là di sản thiên nhiên thế giới. Trong hồ sơ đề cử hang Con Moong thuộc rừng Cúc Phương là di sản văn hóa thế giới do tỉnh Thanh Hóa chủ trì, các nhà khoa học cũng đề nghị xét mở rộng phạm vi đối tượng đề cử khác trong bối cảnh tổng thể vườn Cúc Phương.
 
P

pokemon_011

Cụm di tích và danh thắng Núi Bài Thơ
nui%20bai%20tho.jpg



Núi Bài Thơ
Một ngọn núi đá vôi cao 106 m nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, kề ngay bên vịnh Hạ Long, nhìn xa trông như một toà lâu đài khổng lồ với ba ngọn tháp nhấp nhô trên những bức
Leo núi Bài Thơ là một thú vui hấp dẫn. Đứng trên đỉnh núi Bài Thơ, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước quanh cảnh kỳ vĩ của vịnh Hạ Long, xa xa là biển nước xanh mênh mông, đảo đá nhấp nhô điểm xuyến những con thuyền, con tàu nhỏ xíu. Nhìn lên cao là trời mây lồng lộng, xung quanh là cỏ cây hoa lá với tiếng chim hót ríu rít thật thanh bình. Núi Bài Thơ - một di tích danh thắng nổi tiếng của Hạ Long.
Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
Ngôi đền toạ lạc tại chân núi Bài Thơ thuộc khu vực Bến Đoan - Hòn Gai, thành phố Hạ Long. Đền được xây dựng trên một nền đất cao, lưng tựa vào vách núi, mặt hướng ra vịnh.
Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, (Đền Đức Ông ) con thứ của Trần Hưng Đạo và là vị tướng tài ba dũng mãnh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Ông còn là một người con tận hiếu, là người tôi tận trung. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, một ngôi đền thờ do các chủ thuyền thường hay qua lại dựng tại chân núi Bài Thơ.
Đền có từ rất lâu đời gồm có ba gian bái đường, một hậu cung. Đền thờ Mẫu nằm ở bên phải đền chính. Ban chính thờ Trần Quốc Nghiễn, ban bên phải thờ Đệ Nhất Vương Cô, ban trái thờ Đệ Nhị Vương Cô. Trong đền có đầy đủ nghi trượng, bát bửu, các đồ tế khí. Đền đã qua rất nhiều lần trùng tu.
Đền Đức Ông là một di tích đẹp và là một ngôi đền có tiếng linh thiêng. Du khách có dịp tham quan vịnh Hạ Long thường tới thăm ngôi đền.
Chùa Long Tiên
Chùa Long Tiên được xây dựng vào năm 1941, là ngôi chùa lớn nhất và là một di tích lịch sử danh thắng nổi tiếng ở thành phố Hạ Long. Chùa toạ lạc dưới chân núi Bài Thơ, gần chợ Hạ Long, tại phố cũng mang tên "Phố Long Tiên”.
Chùa có phong cách kiến trúc độc đáo hiếm thấy, mang phong cách kiến trúc và điêu khắc của các ngôi chùa thời nhà Nguyễn, kiểu chồng giường giá chiêng và những hoạ tiết hoa văn trang trí rồng phượng, hoa lá cách điệu. Trên đỉnh tam quan là tượng phật Adiđà với tư thế ngồi, dưới là gác chuông, nổi bật ba chữ “Long Tiên Tự”. Hai bên là hai câu đối. Chính điện thờ Phật, bên phải thờ các tướng lĩnh nhà Trần, bên trái là cung Tam Phủ Thánh Mẫu.Chùa nằmở trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho khách đến viếng thăm. Trước kia, chùa Long Tiên mở hội chính vào ngày 24/3 (âm lịch). Còn hiện nay ngày nào cũng là hội. Khách du lịch Việt Nam và nước ngoài đến vãn cảnh chùa, các tín đồ dâng hương cúng Phật, tụng kinh... nhưng đông nhất là ngày rằm và mồng một hàng tháng và đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán.
Nguồn: http://www.quangninh.gov.vn
 
C

caoson8a

Vị trí địa lý

Vườn quốc gia Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Tọa độ địa lý 10°40′ – 10°47′ vĩ bắc, 105°26′ - 105°36′ Đông với tổng diện tích 7.588 ha nằm trong địa giới của 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sinh) và Thị trấn Tràm Chim, với số dân trong vùng là 30.000 người.
[sửa]Lược sử

Năm 1985, Tràm Chim được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp thành lập với tên gọi là Công ty Nông Lâm Ngư trường Tràm Chim, với mục đích là trồng tràm và khai thác thủy sản, và vừa giữ lại được một phần hình ảnh của Đồng Tháp Mười xa xưa.
Năm 1986, loài sếu đầu đỏ (chim hạc, sếu cổ trụi), được tái phát hiện ở Tràm Chim.
Năm 1991, Tràm Chim trở thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim cấp tỉnh, nhằm bảo tồn loài sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii).

]Địa hình
Nói chung là thấp trũng, nơi cao nhất là 2,3 m, nơi thấp nhất là 0,4 m (so với mực nước biển Tây Nam Bộ).
Những vùng đất trũng chiếm 152 ha
Những vùng gò cao chiếm 194 ha
Vùng phẳng chiếm 5858 ha
[sửa]Khí hậu-Thủy văn
Nhiệt độ: Nhiệt độ ở đây cao quanh năm và tương đối ít biến động, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27°C, nhiệt độ thấp hơn khoảng 1-2°C vào cuối mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng 1-2°C vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6). Nhiệt độ cao nhất là 37°C vào tháng tư và thấp nhất là khoảng 16°C.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 - 83%. Độ ẩm cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35-40%.
Chế độ gió: Từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành ở vùng này là hướng Tây–Nam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi nước và gây mưa. Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông–Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2 m/s. Bão hầu như không ảnh hưởng đến Tràm Chim và vì thế, gió với tốc độ lớn trong cơn mưa chưa từng xảy ra.
Lượng mưa: Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650 mm/năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này. Trong khi đó, tháng 1, 2, 3 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa. Số ngày mưa trung bình đo được tại Vườn quốc gia Tràm Chim khoảng 110-160 ngày/năm.
Chế độ nước: Vườn quốc gia Tràm Chim chịu ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông MeKong, nhận nguồn nước trực tiếp từ sông MeKong thông qua hệ thống kinh thủy lợi (kênh Hồng Ngự–Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp) tràn vào nội đồng và bị ngập lũ hàng năm từ tháng 8 đến tháng 12. Vườn quốc gia Tràm Chim được chia thành 5 vùng quản lý khác nhau (A1-A5), mỗi khu vực được bao bọc xung quanh bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều dài lên đến 59 km. Mực nước bên trong vườn quốc gia được điều tiết thông qua hệ thống cống và cửa xả nằm ở các bờ bao xung quanh. Hiện nay, để giảm rủi ro do lửa vào mùa khô, mực nước bên trong vườn quốc gia luôn được giữ ở mức cao hơn những điều kiện trong quá khứ. Thành phần thực vật, phân bố và tốc độ sinh trưởng đã bị ảnh hưởng bởi những tác động này.
[sửa]Địa chất
[sửa]Trầm tích
Khu vực vườn quốc gia Tràm Chim được hình thành trên hai nền trầm tích Pleistocen và Holocen, với 5 đơn vị phụ:
Trầm tích Pleistocen
Trầm tích biển gió (mvQiv2-3)[cần dẫn nguồn]. Trầm tích mang nhiều vật liệu thô (quartz) tạo thành những gò cao trong vùng Đồng Tháp Mười.
Trầm tích biển (mQ13 phần giữa). Cùng với trầm tích biển gió, trầm tích biển cũng thuộc Pleistocen, và chiếm diện tích khoảng 1.158 ha.
Trầm tích Holocen
Trầm tích đầm lầy-biển (bmQ22-3) chiếm 3.565 ha, chứa nhiều khoáng pyrit (FeS2), đây là nguồn vật liệu góp phần hình thành nên đất phèn tiềm tàng (sulfaquents).
Trầm tích lòng sông cổ (ab2Q22-3) chiếm khoảng 717 ha, hình thành từ những con sông chết và được bồi đấp bởi những vật liệu mới, chứa nhiều chất hữu cơ, thịt và sét.
Trầm tích proluvi (pQ22-3) chiếm 1.835 ha. Chủ yếu là vật liệu lắng tụ từ xói mòn.
[sửa]Đất
Nhóm đất cát cổ (aeric Tropaquults), được hình thành thông qua quá trình phong hóa trầm tích Pleistocen chiếm diện tích khoảng 154 ha,
Đất xám điển hình (Typic Tropaquults), khoảng 476 ha.
Đất xám đọng mùn (humic Tropaquults), 274 ha.
Các nhóm đất dốc tụ trên nền trầm tích Proluvi chiếm diện tích 1.559 ha.
Các nhóm đất phù sa có nên phèn: Trầm tích sông - biển (amQ22-3) chồng lên lớp trầm tích đầm lầy - biển (bmQ22-3) hình thành những vạt đất phù sa có tầng sinh phèn (sulfidic) (sulfic Tropaquents, sulfic Tropaquepts, sulfic Hydraquents) và đất phù sa có tầng phèn (sulfuric) chứa các khoáng jarosit.
Đất phèn hoạt động (Sulfaquepts), hình thành từ nền trầm tích đầm lầy biển (bmQ22-3) với diện tích khoảng 355 ha, phân bố nhiều nhất tại khu A5. Độ chua của đất: pH chỉ khoảng từ 2,0 – 3,2.
[sửa]Đa dạng sinh học

[sửa]Hệ sinh thái động vật


Sếu đang hạ cánh ở VQG Tràm Chim
Vườn quốc gia Tràm Chim, có diện tích 7.588 ha, thuộc huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp. Đây là nơi cư trú của trên 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước. Trong đó, có 13 loài chim quý hiếm của thế giới. Đặc biệt là một loài chim hạc còn gọi là sếu đầu đỏ (Grus antigone) hay sếu cổ trụi.
[sửa]Hệ sinh thái thực vật
Với các yếu tố tự nhiên: trầm tích, địa mạo, và đặc tính đất khá đa dạng, từ đất xám, phát triển trên nền trầm tích cổ Pleistocen, đến những nhóm đất phù sa mới và đất phèn phát triển trên trầm tích trẻ Holocen đã góp phần làm đa dạng các quần xã thực vật tự nhiên. Kết quả khảo sát từ 2005–2006 ghi nhận được 130 loài thực vật, phân bố đơn thuần cũng như xen kẻ với nhau tạo thành những quần xã thực vật đặc trưng.
[sửa]Hệ sinh thái rừng tràm


Tràm trên đất phèn ở VQG Tràm Chim
Rừng tràm (Melaleuca cajuputi) là thảm thực vật thân gỗ có diện tích lớn nhất, diện tích khoảng 2968 ha. Do tác động con người, hầu hết những cánh rừng tràm nguyên sinh đã biến mất và hiện nay chỉ còn lại là những cánh rừng tràm trồng, thuộc loài Melaleuca cajuputi (họ Myrtaceae), nhưng do được bảo tồn nhiều năm nên có những cụm tràm phân bố theo kiểu tự nhiên. Hai kiểu phân bố được ghi nhận: tập trung (khoảng 1.826 ha) và tràm phân tán. Tràm phân tán có sự hiện diện thảm cỏ xen kẽ gồm các loài năng ống (Eleocharis dulcis), cỏ mồm (Ischaemum rugosum và I. indicum), hoàng đầu Ấn (Xyris indica), nhĩ cán vàng (Utricularia aurea), cỏ ống (Panicum repens), súng (Nymphaea lotus), cú muỗi (Caprimulgusmaeruru), chèo bẻo (Dicrurus macrocercus), hút mật (Aethopiga siparaja), vành khuyên (Zosterops palpebrosa), chim sẻ (Carpodacus erythrinus), én (Apus affinis), rẻ quạt (Rhipidura albicollis), chích chòe (Lucustella lanceolata)
Những loài chim thường gặp: cò trắng (Egretta garzetta), cò bợ (Ardeola bacclus), cò lửa (Ixobrychus sinensis), cò lép, vạc (Nycticorax nycticorax), diệc lửa (Ardea purpurea), diệc xám (Ardea cinerea), điêng điểng (Anhinga melanogaster), cồng cộc (Pharacrocoraxniger), tu hú, cú ngói (Streptopelia tranquebarica), cú cườm (Caprimulgusmaerurus), cú (Tyto capensis),
[sửa]Đồng ngập nước theo mùa
Đồng cỏ ngập nước theo mùa là một trong những hệ sinh thái khá phổ biến trong khu vực VQG Tràm Chim. Những loài thực vật phát triển với mật độ cao đã thành những đồng cỏ đơn thuần, trong khi đó có những loài cùng phát triển chung với các loài thực vật khác đã tạo nên những quần xã hoặc hội đoàn thực vật tiêu biểu của vùng đất ngập nước.
[sửa]Đồng cỏ năng


Hoàng đầu Ấn (Xyris indica) và cỏ năng kim (Eleocharis atropurpurea) ở VQG Tràm Chim
Đồng cỏ năng (Eleocharis sp.) chiếm diện tích khoảng 2.968 ha, tạo thành một trong những thảm cỏ rộng lớn; bao gồm đồng cỏ năng kim (Eleocharis atropurpurea) - đây là bãi ăn của loài chim sếu (Grus antigone), khoảng 235 ha, năng ống (Eleocharis dulcis), 1.277 ha, và hợp với các loài khác tạo thành các quần xã thực vật: năng kim – năng ống (E. atropurpurea – E. dulcis), vài nơi xuất hiện của hoàng đầu Ấn (Xyris indica); năng kim - cỏ ống (E. atropurpurea – P. repens); năng ống - cỏ ống (E. dulcis – P. repens), khoảng 937 ha; năng ống - cỏ ống – lúa ma (E. dulcis - P. repens – O.rufipogon), 443 ha; năng ống - cỏ ống - cỏ chỉ (E. dulcis - P. repens – C. dactylon), khoảng 72 ha. Những nơi có địa hình thấp và ngập nước quanh năm thì xen lẫn trong quần xã năng là những loài thực vật thủy sinh như nhĩ cán vàng (Utricularia aurea), súng ma (Nymphaea indicum), rong đuôi chồn (Ceratophyllum demersum).
Những loài chim thường gặp: sếu (Grus antigone), cò trắng (Egretta garzetta), cò bợ (Ardeola bacclus), trích cồ, trích đất, vịt trời (Anas poecilorhyncha), le khoang cổ (Nettapus coromandelianus), diệc lửa (Ardea purpurea), diệc xám (Ardea cinerea), cò lửa (Ixobrychus sinensis), cò lép.
[sửa]Đồng cỏ mồm
Đồng cỏ mồm (Ischaemum spp.); chiếm diện tích khá nhỏ so với các cộng đồng thực vật khác, khoảng 41,8 ha. Bao gồm mồm đơn thuần và quần xã mồm - cỏ ống (Ischaemum spp.- Panicum repens). Phân bố hiện diện chủ yếu trên những dải liếp, bờ đất có địa hình cao cục bộ trong một vùng địa hình thấp.
Những loài chim thường gặp: cồng cộc (Pharacrocoraxniger), chiền chiện (Prinia flaviventris), cò bợ (Ardeola bacclus), cò lửa (Ixobrychus sinensis), cút nhỏ (Turnix syluatica), diệc lửa (Ardea purpurea), diệc xám (Ardea cinerea), cú (Tyto capensis), giang sen (Mycteria leucocephala), già đãy (Leptoptilos dubius).
[sửa]Đồng cỏ ống
Đồng cỏ ống (Panicum repens); cỏ ống phân bố trên một diện rộng, chiếm diện tích khoảng 958,4 ha, ở dạng đơn thuần với mật độ lên đến 98% hoặc cùng xuất hiện với các loài thực vật thân thảo khác: cỏ ống - cỏ sả (Panicum repens - Cymbopogon citratus), khoảng 23 ha, chủ yếu trên đất giồng cổ; cỏ ống – lúa ma (Panicum repens – Oryza rufipogon), khoảng 268 ha; cỏ ống - cỏ chỉ (Panicum repens – Cynodon dactylon), khoảng 50 ha; cỏ ống – mai dương (Panicum repens – Mimosa pigra), khoảng 86 ha, đây là khu quần xã cỏ ống bị mai dương (Mimosa pigra) xâm hại.
Những loài chim thường gặp: công đất (Houbaropsis bengalensis), chiền chiện (Prinia flaviventris), sơn ca (Alauda gulgula), sẻ bụi (Saxicola caprata), trảu đầu hung (Merops superciliosus), cú (Tyto capensis), trích, cò (Ardeola bacclus), giang sen (Mycteria leucocephala), già đãy (Leptoptilos dubius), chích đầm lầy (Locustella certhiola)
[sửa]Đồng lúa ma
Đồng lúa ma (Oryza rufipogon); phân bố khá rộng, chiếm diện tích khoảng 824 ha. Tuy nhiên, cánh đồng lúa ma (Oryza rufipogon) đơn thuần có diện tích khá nhỏ, khoảng 33 ha, diện tích còn lại có sự hiện diện của lúa ma là sự kết hợp với những loài thực vật khác tạo thành những quần xã thực vật đặc trưng cho vùng đất ngập nước: lúa ma - cỏ ống (O. rufipogon – Panicum repens), khoảng 544 ha; lúa ma - cỏ bắc (Oryza rufipogon - Leersia hexandra), khoảng 160 ha; lúa ma - cỏ ống - cỏ chỉ ( O. rufipogon – P. repens – C. dactylon), khoảng 83 ha.
Hầu như tất cả các loài chim trong Tràm Chim đều thích với đồng lúa ma, kể cả sếu đầu đỏ (Grus antigone), sinh cảnh này đa dạng sinh học rất cao.
[sửa]Lác nước
Lác nước (Cyperus malaccensis); phân bố rải rác dọc theo kinh đào và dọc theo đường rạch cũ, diện tích tập trung chỉ khoảng 2 ha.
[sửa]Hệ sinh thái đầm lầy


Sen và nghễ trong vùng đầm lầy lòng sông cổ ở VQG Tràm Chim
Nghễ (Polygonum tomentosum) phân bố ở những nơi địa hình trũng thấp, khoảng 159 ha. Trong đó, nghễ đơn thuần chiếm khoảng 138 ha, phần còn lại hiện diện chung với loài thực vật khác như lúa ma (O. rufipogon), rau dừa (Jussiaea repens), nhĩ cán vàng (Utricularia aurea).
Những loài thường gặp: cò lửa (Ixobrychus sinensis), cò lép (Egretta garzetta), cò óc (Anastomus oscitans), cò bợ (Ardeola bacclus)
Hội đoàn sen – súng (Nelumbium nelumbo – Nymphaea spp.) chủ yếu trên các vùng đầm lầy ngập nước quanh năm, dọc theo khu trũng thấp của dòng sông cổ, chiếm diện tích khoảng 158 ha.
Những loài chim thường gặp: le hôi (Tachybaptus raficollis), le khoang cổ (Nettapus coromandelianus), vịt trời (Anas poecilorhyncha), trích cổ, trích ré, gà lôi nước (Hydrophasianus chirurgus), gà nước vằn (Rallus striatus), cuốc ngực nâu (Porzana fusca), mòng két (Anas crecca), bói cá (Ceryle rudis)
[sửa]Tiềm năng du lịch
 
Top Bottom