[ Địa lí 12] Ôn Thi Đại Học và Tốt Nghiệp Theo Chủ Đề

S

sudi_k51

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào tất cả các mem hocmai, nhất là các bạn đã,đang và sẽ thi đại học khối C
Các bạn thân mến !
Chỉ còn 7 tháng nữa là kì tới kì " vượt Vũ môn" của tất cả các mem 94 chúng ta
Với mục đích củng cố lại kiến thức môn Địa lí và thực hiện dự định "rủ rê,lôi kéo" các tình yêu theo khối C, tóm tắt kiến thức môn địa sao cho dễ hiểu nhất đối với các mem mà mình đã ấp ủ từ khi đặt chân vào Hocmai.vn
Vậy mình lập ra pic này với ước mơ nhỏ nhoi là làm được mấy điều mà mình nêu trên
Rất mong được các bạn ủng hộ.^^
Mình cũng là 1 mem 12..có chăng chỉ hơn 1 số bạn ở đây là mình học chuyên Địa nên kiến thức của mình cũng có hạn,chưa thật đầy đủ,chủ yếu là dựa vào kiến thức thày cô đã truyền đạt và những điều mình hiểu...vậy nên các bạn vô tư góp ý nhé..giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
Mỗi chủ đề mình sẽ cố gắng làm trong 1 tuần( do mình khá bận với lịch thi thử trên trường)...vậy nên chúng ta sẽ có 1 tuần cho 1 chủ đề hihi
Sau 1 tuần ấy,chuyển sang chủ đề mới,nếu còn ý kiến thắc mắc gì thì các bạn hãy chia sẻ với mình qua:
- yahoo: labuon_1998
- email : labuon_1998@yahoo.com
- hoặc tin nhắn cá nhân với địa chỉ là sudi_k51
Hòm thư của mình luôn mở để tiếp thu và giải đáp mọi thắc mắc của các bạn(trong phạm vi có thể)
* Lưu ý tất cả các bạn:
- Cấm spam dưới mọi hình thức tại topic này
- góp ý sai chủ đề của tuần sẽ được biên tập và chèn vào phần bài cuối cùng của mình,còn ý kiến của bạn đó xin phép del để việc học có hệ thống,dễ dàng hơn cho mem
- Tất cả các bài viết phải có dấu
- Thực hiện theo nội quy post bài của 4r nói chung và box Địa nói riêng
Thân mến!
 
S

sudi_k51

Chủ Đề 1 : Vị Trí Địa lí và phạm vi lãnh thổ

Câu 1 Dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Gợi ý:
a) Đặc điểm vị trí địa lí
* Về mặt tự nhiên
- Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới bán cầu bắc( trải dài từ [TEX]23^0 23[/TEX]'B đến [TEX]8^0 34[/TEX]'B) thuộc khu vựa hoạt động điển hình của gió mùa châu Á
- Nằm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương,gần trung tâm khu vựa Đông Nam Á, giáp Trung Quốc ở phía Bắc,Lào,Campuchia ở phía Tây,giáp biển ở phía Đông rộng lớn,giàu tiềm năng
- Nằm giữa hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên là nơi có tài nguyên khoáng sản dồi dào và phong phú
- Nằm ở nơi hội tụ của các luồng động thực vật từ 4 phương tới
* Về mặt kinh tế - xã hội
- Về giao thông: Nước ta nằm ở ngã tư đường biển,đường hàng không quốc tế quan trọng,lại là đầu mút tuyến đường bộ xuyên Á
- Về kinh tế: Nước ta nằm trong khu vưc có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới,đó là khu vựa châu Á-Thái Bình Dương,nơi có nhiều nước kinh tế tăng trưởng cao
- ý khác: Ngoài ra nước ta còn nằm trọn trong múi giờ thú 7,ở nơi có vị trí địa chính trị quan trọng ở Đông Nam Á và nằm giữa hai nền văn minh lớn của thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ
b) Phạm Vi Lãnh Thổ
Lãnh thổ nước ta bao gồm 3 bộ phận: vùng đất ,vùng biển và vùng trời
- Vùng đất bao gồm phần đất liền và hải đảo,có tổng diện tích là 331212 ki lô mét vuông.Trong đó phần đất liền hẹp ngang,kéo dài qua 15 độ vĩ,chạy theo hình chứ S
- Vùng biển rộng khoảng 1triệu ki-lô-mét-vuông với đường bờ biển dài 3260km từ Móng Cái tới Hà Tiên
- Vùng trời là phần không gian bao trùm lên lãnh thổ,được xác định bởi đường biên giới trên đất liền,ranh giới ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo

 
Last edited by a moderator:
V

volongkhung

Câu 1 Dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,trình bày đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam
Gợi ý:
- Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới bán cầu bắc( trải dài từ [TEX]23^0 23[/TEX]'B đến [TEX]8^0 34[/TEX]'B) thuộc khu vựa hoạt động điển hình của gió mùa châu Á
- Nằm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương,gần trung tâm khu vựa Đông Nam Á, giáp Trung Quốc ở phía Bắc,Lào,Campuchia ở phía Tây,giáp biển ở phía Đông rộng lớn,giàu tiềm năng
- Nằm giữa hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên là nơi có tài nguyên khoáng sản dồi dào và phong phú
- Nằm ở nơi hội tụ của các luồng động thực vật từ 4 phương tới
Bổ sung một ý :
- Việt Nam nằm ở múi giờ số 7
Chúng ta có nên nêu ra vĩ độ của 4 điểm cực ở Việt Nam không nhỉ :s
 
S

sudi_k51

Câu 2: Nêu ý nghĩa vị trí địa lí nước ta
a) Về mặt tự nhiên
- Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới Bán Cầu Bắc nên có nhiệt độ cao,ánh sáng dồi dào,hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn...
- Nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu Dịch và gió mùa Châu Á nên khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt là mùa hạ mưa nhiều,mùa đông khô,ít mưa
- Nằm giáp biển Đông nên thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển,cây cối xanh tốt,không bị sa mạc hóa như các nuớc cùng vĩ độ(Tây Á,Bắc Phi) do vậy có thể nói vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nước ta nằm giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn,nơi hội tụ của các luồng động thực vật từ 4 phương tới nên có tài nguyên khoáng sản đa dạng,tài nguyên sinh vật phong phú,trong đó có nhiều loài quý,giá trị kinh tế cao,là cơ sở để xây dựng và phát triển nhiều ngành công nghiệp khác nhau
- Vị trí và hình thể lãnh thổ kéo dài nên thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, hình thành các vùng,miền tự nhiên khác nhau
*Khó khăn
- Tuy nhiên nước ta năm ftrong vùng có nhiều thiên tai, bão lụt, thời tiết diễn biến thất thường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống đặc biệt là Miền Trung
b) Về Kinh Tế
- Nước ta nằm ở ngã tư đừong giao thông quốc tế qua khu vực, đầu mút tuyến đường bộ xuyên Á, tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình giao thông,mở rộng giao lưu với các nước,được coi là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Thái Lan,Campuchia và Vân NAm Trung Quốc
- Nước ta nằm trong khu vực kinh tế sôi động Châu Á-Thái Bình Dương,tạo điều kiện để thực hiện chính sách mở cửa hội nhập để tiếp thu vốn,công nghệ, hcọ hỏi kinh nghiệm để đẩy mạnh quá trình Công Nghiệp Hóa,Hiện đại hóa đất nước
- Nước ta nằm giáp Biển ĐÔng rộng lớn ,giàu tiềm năng,tạo điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển(Dc) bổ sung cho nền kinh tế trên đất liền
- Tuy nhiên trong vùng kinh tế năng động,nước ta vừa phải cạnh tranh,vừa phải hợp tác để trành tụt hậu
c) Chính Trị -Xã Hội -Quốc Phòng
- Nước ta nằm giữa hai nền văn minh lớn đã góp phần làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc ,có nhiều nét tương đồng,tạo điều kiện để chung sống hòa bình
- Cả nuớc nằm trọn trong múi giờ số 7 nên mọi hoạt động kinh tế xã hội diễn ra thống nhất,thuận lợi
- Nước ta có vị trí địa chính trị quan trọng,bị dòm ngó bởi nhiều thế lực bên ngoài. Đường biên giới kéo dài,biển Đông chung với nhiều nước nên việc bảo vệ chủ quyền quốc gia tốn kém,và phức tạp,đòi hỏi phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng
- Nằm trong vùng kinh tế sôi động,rất nhạy cảm với những biến động của thế giới,nhiều nước trình độ phát triển kinh tế cao hơn, sản phẩm xuất khẩu lại tương đồng,đây là thách thức lớn, đòi hỏi nước ta vừa phải hợp tác,vừa phải cạnh tranh quyết liệt để phát triển
- Lãnh thổ kéo dài>2100km làm cho giao thông Bắc - Nam tốn kém,hay bị ách tắc trong mùa mưa bão
 
S

sudi_k51

Câu 3: Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tới định hướng phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới của nước ta.

Gợi ý:

1) Đối với giao thông vận tải
Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, ngã tư đường biển,đường hàng không quốc tế qua khu vực,đầu mút đường bộ xuyên Á nên nước ta ở vị trí trung chuyển hàng hóa trong khu vực vì vậy có điều kiện phát triển giao thông đường bộ,đường biển và đường hàng không
2) Đối với nông nghiệp
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm,nhiệt độ cao,ánh sáng dồi dào, phân hóa đa dạng tạo điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới
Ngoài ra, sự phong phú của tài nguyên sinh vật là cơ sở để nước ta lai tạo,thuần dưỡng nhiều nguồn gen quý,đa dạng hóa giống cây trồng vật nuôi
3) Đối với công nghiệp
Nước ta nằm giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên nước ta có tài nguyên khoáng sản dồi dào,đa dạng,là cơ sở để nước ta đa dạng hóa các ngành công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp khai khoáng
Việt Nam còn là nơi hội tụ của các luồng động thực vật từ 4 phuơng tới nên có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú. Đặc biệt,rừng rậm nhiệt đới xanh tốt quanh năm là cơ sở để phát triển cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng trong đó có các ngành công nghiệp trọng điểm
4) Khó khăn:
Tuy nhiên hình thổ nước ta hẹp ngang kéo dài, gây nhiều trở ngại trong công tác bảo vệ an ninh-quốc phòng, GTVT khó khăn nhất là mùa mưa bão
Nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai,gây tổn thất lớn về nhiều mặt vì vậy nước ta cần phải có nhunữg biện pháp tích cực,hiệu quả để giảm bớt sự ảnh hưởng và hậu quả do thiên tai gây ra
Nước ta nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động,nhạy cảm với sự biến động của thị trường thế giới nên tỷ lệ rủi do cao đòi hỏi nền kinh tế nước ta phải năng động,thích nghi với thị trường thế giới nhất là trong giai đọan hiện nay,nước ta đang mở cửa hội nhập
 
S

sudi_k51

Chủ Đề 2 Địa Hình

Câu 1
Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
Gợi ý
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp( 60 % diện tích lãnh thổ); núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ,phân bố chủ yếu ở phía đông
- Cấu trúc địa hình đa dạng:
+ địa hình có tính chất già được trẻ lại, có tính phân bậc rõ rệt
+ Hướng nghiêng chung : cao ở Tây Bắc,thấp dần về phía Đông Nam
+ hướng các dãy núi:Tây Bắc- Đông Nam( ngoài ra còn có hướng vòng cung)
- Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với các dạng địa hình đa dạng như địa hình núi đá vôi,cacxtơ hang động....
- Địa hình chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của con người: hình thành các dạng địa hình như đường xá,đô thị, đê điều,...


cứ tưởng mình độc thoại tại cái pic này, hóa ra mọi người vào đọc hết,thậm chí đọc kĩ và cho mình thật nhiều ý kiến quý báu...tks mọi người nhé. love U so much!
 
S

sudi_k51

Câu 2
Địa hình đồi núi thấp ở nước ta có ý nghĩa như thế nào với các hoạt động sản xuất? Nêu những vấn đề cần quan tâm để phát triển bền vững trong khai thác khu vực này.
Gợi ý:
Khái qúat: địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, trong đó chủ yếu là đồi núi thấp(60% diịen tích lãnh thổ ) nên có ảnh hưởng lớn đối với phát triển kinh tế.
a) Thuận lợi
*) Sản xuất nông lâm nghiệp.
Nông nghiệp:+Vùng đồi núi thấp có đất feralít với đặc tính lí, hóa thích hợp cho phát triển cây công nghiệp lâu năm có giá trị như(cao su, cà phê, chè,...)đặc biệt đất đỏ bazan ở Tây Nguyên, đòng bằng Nam Bộ, đất đỏ đá vôi ở vùng núi trung du phái Bắc,...
+Miền núi có nhiều bề mặt bằng phẳng của các cao nguyên xếp tàng ở Tây Nguyên,Tây Bắc và vùng đồi núi thấp ở Trung Du Bắc Bộ và Đông Nam Bộ, thích hợp với việc hình thành chuyên xanh quy mô lớn trồng cây công nghiệp.
+Ngoài ra, miền núi có nhiều đồng cỏ tập trung ở các cao nguyên thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò; khí hậu lạ phân hóa theo độ cao nên bên cạnh cây trồng vật nuôi nhiệt đới còn nuôi và trồng cả loài cận nhiệt ôn đới. Dọc thung lũng các sông và cánh đòng giữa các núi có thể khai thác để trồng cây lương thực đảm bảo phục vụ tại chỗ.
-Lâm nghiệp:
+vùng đòi núi có diện tích rừng khá lớn, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ tạo điều kiện để phát triển, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
+ngoài ra, trên đất trống đồi núi chọc ở Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Trường Sơn cần đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ và lấy gỗ.
*)Công Ngiệp
+vùng dồi núi giàu khoáng sản tạo điều kiện phát triển những ngành công nghiệp khác nhau(công nghiệp khai khoáng, luyện kim,hóa chất,...)
+thượng nguồn các sông lớn: sông Đà, sông Chảy, sông XêXan,... có nhiều thác ghềnh , tạo tiềm năng thủy điện lớn,hioện đang được khai thác để xây dưng nhiều nhà máy thủy điện.
-Du lịch
+vùng núi, cao nguyên có khí hậu mát mẻ như SaPa, Đà Lạt tạo điều kiện xây dưng những trung tâm du lịch, nghỉ mát, tham quan,...
+một số nơi cá địa hình caxtơ với phong cảnh đẹp, hang đọng kì thú,là những địa điểm thu hút du khách.
b) Khó khăn
- Đất đai dễ bị xói mòn,rửa trôi,làm thoái hóa,hình thành vùng đất trống đồi trọc
- Địa hình miền núi hiểm trở do bị chia cắt mạnh, sông ngòi nhiều thác ghềnh gây trở ngại cho giao thông đi lại
- Do dốc lớn,mùa mưa thường xảy ra hiện tượng đất trượt,đá lở, lũ quét gây ách tắc giao thông,ảnh hưởng tới tính mạng và tài sản của người dân
- Ngoài ra, Đất canh tác ít,nước mặt khan hiếm,nhất là vùng đá vôi,sương muối,..gây khó khăn cho người dân
c) Những vấn đề cần quan tâm
- Trong nông- lâm- nghiệp
+ Canh tác trên đất dốc cần có biện pháp khai thác thích hợp để hạn chế xói mòn kết hợp với trồng cây và xây dựng công trình thủy lợi
+ Có kế hoạch trồng và bảo vệ rừng ở nơi vừa khai thác nhằm bảo đảm cân bằng sinh thái,hạn chế xói mòn
+ Đối với khu bảo tồn sinh thái,vườn quốc gia cần được duy trì để bảo vệ nguồn gen động vậtm quý hiếm và phát triển sự đa dạng sinh học
- Trong Công nghiệp
+ ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông, năng lượng phục vụ sản xuất và sinh hoạt
- Trong khai thác và chế biến khoáng sản phải chú ý tới xử lí nguồn nước và chất thải công nghiệp để không ảnh hưởng tới môi trường vùng hạ lưư đông dân
- Trong du lịch: vùng đòi núi có cảnh quan đa dạng, khi khai thác phải chú ý tới sự hài hòa, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên,làm ô nhiễm,ảnh hưởng đến du lịch
 
Last edited by a moderator:
V

volongkhung

Cho em bổ sung 1 ý phần khó khăn:
- Địa hình đồi núi gây khó khăn trong giao thông đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản từ đồng bằng lên và ngược lại.
 
S

sudi_k51

tks em
hôm qua chị bận nên soạn sẵn rồi đưa em gái gõ
nhưng mà nó mới gõ hết nửa bài
lát chị mới sửa tiếp
 
S

sudi_k51

Câu 3:
Nêu thế mạnh, hạn chế của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế xã hội nước ta.
Khái quát: Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, phân bố ở phía Đông và Nam lãnh thổ, vì có thuận lợi đối với phát triển kinh tế xã hội ở nước ta đó là:
a) Thế mạnh
-Các đồng bằng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp với sản phẩm đa dạng. Trong đó, quan trọng là cây láu nước. Thực tế cho thấy, 2 đồng bằng châu thổ đã trở thành 2 vựa láu lớn nhất trong cả nước.

-Đồng bằng còn có một số nguồn lợi khác để phát triển công nghiệp như: khoáng sản, đá vôi, than nâu, dầu khí, thủy sản, lâm sản.
- Đồng bằng là nơi có điều kiện để cư trú, tập chung các tp, khu công nghiệp, hình thành mạng lưới đô thị và xây dựnh cơ sở hạ tầng giao thông vận taỉ.
Khác: ngoài ra, đồng bằng còn có thế mạn phát triển dl và gắn liền với biển.
b) Hạn chế
Tuy nhiên, do vị trí giáp biển, lại ở hạ lưu các sông nên thường có thiên tai, bão lụt, gây nhiều thiệt hại về người và của.
 
S

sudi_k51

Câu 5
Nêu đặc điểm địa hình vùng đồi núi nước ta
a) Vùng núi Đông Bắc
- Nằm ở tả ngạn Sông Hồng,từ dãy Con Voi đến vùng núi thấp ven biển tỉnh Quảng Ninh
- Chủ yếu là núi thấp và trung bình từ 600-700m
- Hướng núi: Chủ yếu là hướng vòng cung của 4cánh cung lớn mở rộng về phía Bắc-Đông bắc và quy tụ tại Tam Đảo: Sông Ngâm,Ngân Sơn,Bắc Sơn,Đông Triều
Ngoài ra còn có hướng núi Tây Bắc- Đông Nam của dãy Con Voi,Tam Đảo
- Hướng Nghiêng: Cao ở Bắc Tây Bắc,thấp dần về phía Nam và đông Nam. Phía Bắc có nhiều đỉnh núi cao trên 2000m,tiếp đến là vùng đòi núi ở giữa cao khoảng 600-700m,về phía đông giáp biển và đòng bằng giảm xuống còn 100,200m
b) Vùng núi Tây Bắc
- Nằm giữa Sông Hồng và Sông Cả
- Là vùng nuí cao, đồ sộ nhất trong nước, có địa hình hiểm trở với những khe nu
 
D

depression

Chị ơi cho em góp ý được ko ạ , sao em không thấy chị đưa hướng dẫn làm nhiều về bài thực hành và nhận xét biểu đồ , rồi dùng allat nữa. Tụi em còn yếu mấy phần đó lắm chị ah , chứ lý thuyết tụi em đọc xong ko có thấm mấy đâu với lại nhiều quá nên đọc cũng nản.
Nếu góp ý sai cứ del bài em
 
S

sudi_k51

Bạn sử dụng chức năng tìm kiếm nhé.nếu k thấy thì mod địa sẽ giúp bạn
 
V

volongkhung

Chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm những vấn đề khác nhé !!!
Câu 6: Nêu những đặc điểm của gió mùa nước ta
* Gợi Ý:
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc, nên có gió tín phong bán cầu bắc hoạt động quanh năm; nằm trong vùng hoạt động của gió mùa châu Á nên có gió mùa thổi.
+ Gió mùa mùa đông:
. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
. Nguồn gốc: Từ áo cao xibia
. Hướng gió: Đông Bắc
. Phạm vi hoạt động: miền Bắc
. Tính chất: Lạnh, khô
. Hệ quả: Tạo nên một mùa đông lạnh ở miền bắc. Nửa saumùa đông lạnh khố, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm gây nên mưa phùn. Riêng từ Đà Nẵng vào, gió tín phong bắc bán cầu bắc thổi tho hướng đông bắc gây mưa vùng ven biển miền trung, còn nam bộ và tây nguyên là mùa khô
+ Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10
. Hướng gió: tây nam. Có 2 lùn gió cùng hướng Tây Nam thổi vào nước ta
. Nguồn gốc: Nửa mùa hạ đầu: khối không khí từ áp cao Bắc ấn độ dương thổi vào nước ta. Giữa và cuối mùa hạ: Khối không khí từ áp cao cận chí tuyến bán cầu nam, vượt xích đạo thổi vào
. Phạm vi hoạt động: cả nước
. Tính chất: Nóng ẩm
. Hệ quả : Đầu mùa gió thổi hướng Tây Nam gây mưa cho Tây nguyên và Nam bộ, khô nóng cho Trung bộ, phần nam của khu vực tây bắc ( gọi là gió Fon ). Giữa và cuối mùa hạ: Gió thổi hướng tây Nam gây mưa lướn cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Ở bắc bộ do áp thấp Bắc bộ chuyển hướng Đông Nam tạo nên gió mùa Đông Nam ở miền Bắc vào mùa hạ. Trung bộ mưa vào tháng 9
*** Những ảnh hưởng của gió mùa đến chế độ khí hậu nước ta:
- Miền Bắc có 2 mùa: Mùa đông lạnh ít mưa. mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều
- Miền nam có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa
- Giữa tây nguyên và đồng bằng ven biển Trung trung bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô
 
S

superkiu

THêm 2 cầu hỏi nữa.

1.CMR thành phần của lớp vỏ địa lí luôn có sự tác động qua lại và chi phối lẫn nhau?
2.CM vai trò của bản đồ địa lí trong phát triển kinh tế chính trị và xã hội??
 
B

bmaile

dựa vào atlat địa lý việt nam trình bày và giải thích sự phát triển Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của nước ta
 
Top Bottom