Địa 12 Địa 12

A

aqnacm

Fron khí quyển là nơi tiếp giáp giữa các khối khí quyền có đặc tính vật lý khác nhau

Đại thể fron khí quyển mà dịch chuyển tức là khối không khí lạnh gặp khối không khí nóng làm lạnh khối không khí nóng => sự bão hòa độ ẩm của khối không khí nóng => quá bão hòa là ra mưa phùn với mưa rào thôi
 
A

arxenlupin

aqnacm said:
Fron khí quyển là nơi tiếp giáp giữa các khối khí quyền có đặc tính vật lý khác nhau

Đại thể fron khí quyển mà dịch chuyển tức là khối không khí lạnh gặp khối không khí nóng làm lạnh khối không khí nóng => sự bão hòa độ ẩm của khối không khí nóng => quá bão hòa là ra mưa phùn với mưa rào thôi
cụ thể như thế nào thì mưa rào như thế nào htì mưa phùn
 
M

maku

Các phần tử nước trong mây lớn lên một mặt là do kết quả của sự ngưng kết được tiếp tục trên các phần tử nhỏ ban đầu, mặt khác là do chúng tụ hợp lại với nhau khi chúng và chạm vào nhau trong quá trình chuyển động ngang hoặc chuyển động theo chiều thẳng đứng.
Các phần tử mây lớn lên do ngưng kết có thể xẩy ra trong những đám mây gồm những giọt nước nhỏ có kích thước khác nhau. Sức trương của hơi nước bão hoà trên các giọt nước nhỏ lớn hơn trên các giọt nước lớn. Vì vậy, với những điều kiện về độ ẩm như nhau, trên mặt các giọt nước nhỏ hơn hơi nước có thể chưa bão hoà nhưng đã bão hoà trên mặt các giọt nước lớn hơ n (sự phụ thuộc của E vào mặt cong). Khi đó, các giọt nước nhỏ nhất sẽ bốc hơi và ngưng kết trên các giọt nước lớn hơn. Trong vài giây đầu các giọt nước lớn lên rất nhanh, bán kính có thể tăng gấp 2-3 lần sau đó chậm dần. Thời gian càng dài giọt nước lớn lên càng chậm (do khối lượng hay kích thước giọt nước tỉ lệ thuận với luỹ thừa 3 bán kính của nó, khi bán kính tăng lên một lượng nhất định ở cả giọt nước lớn và giọt nước nhỏ thì lượng nước ngưng kết ở giọt lớn phải lớn hơn ở giọt nhỏ. Hơn nữa, mặt ngưng kết chỉ tỉ lệ với bình phương bán kính của nó nên hạt nước lớn tăng lên chậm hơn hạt nước nhỏ). Như vậy, khi giọt nước lớn và nhỏ cùng tồn tại, bán kính hạt nước lớn tăng lên chậm hơn bán kính hạt nước nhỏ, do đó kết quả của quá trình lớn lên bởi ngưng kết tất nhiên sẽ làm giọt nước nhỏ nhất bốc hơi và làm hạt nước trung bình to lên nhanh gần bằng hạt nước lớn. Kết quả là tất cả các hạt nước có kích thước gần bằng nhau. Trong quá trình này sự ngưng kết chỉ có ý nghĩa làm tăng kích cỡ của những hạt nước nhỏ tiến dần đến kích cỡ của hạt to nên kết quả không thể dẫn tới sự hình thành những giọt mưa đủ lớn, trong những điều kiện nhất định có thể cho mưa nhưng chỉ là mưa nhỏ, mưa vừa.
Nếu đám mây gồm hỗn hợp các hạt nước và các tinh thể băng thì sức trương của hơi nước bão hoà trên mặt tinh thể băng sẽ nhỏ hơn trên mặt hạt nước. Kết quả là các tinh thể băng sẽ lớn lên do thăng hoa, còn các hạt nước có thể bị bốc hơi. Tuy nhiên, cũng như đối với quá trình ngưng kết trong đám mây có các hạt nước kích cỡ khác nhau, sự ngưng kết trong đám mây có các hạt nước xen lẫn các tinh thể băng, nếu có cho mưa cũng chỉ là mưa nhỏ, mưa vừa. Muốn hình thành những giọt nước to hơn cần phải có quá trình khác. Đó chính là quá trình tụ họp.
Sự tụ họp của các phân tử nước có thể gây ra bởi những nhân tố khác nhau như:
- Chuyển động phân tử nhiệt học vô trật tự (chuyển động Brao-nơ). Tuy nhiên, chuyển động này chỉ mạnh khi nhiệt độ chất lỏng cao, độ nhớt và kích thước các hạt nước nhỏ. Kết quả làm to lên của các hạt nước do chuyển động Brao-nơ xẩy ra rất chậm, thậm chí còn yếu hơn tốc độ to lên của các hạt nước do ngưng kết.
- Do chuyển động loạn lưu trong các đám mây làm cho các hạt nước tiếp xúc và hợp lại với nhau thành hạt nước lớn hơn. Quá trình này giữ vị trí quan trọng trong quá trình hợp nhất cơ học của các hạt nước.
- Sự tụ họp cơ học của các hạt nước còn do tốc độ rơi của các hạt nước. Các hạt nước lớn hơn dưới tác dụng của trọng lực, rơi với tốc độ lớn hơn các hạt nước nhỏ nên đuổi kịp hạt nước nhỏ và hợp nhất với hạt nước nhỏ và làm cho hạt nước càng lớn thêm. Cùng với tác dụng hợp nhất do hoàn lưu, quá trình hợp nhất do tốc độ rơi (do trọng lực) này cũng đóng vai trò quan trọng trong tác dụng hợp nhất cơ học các hạt nước.
- Các điện tích của giọt nước cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình hợp nhất cơ học. Các hạt nước có điện tích cùng dấu thường có khuynh hướng đẩy nhau, còn các hạt nước có điện tích khác dấu có xu hướng hút nhau và càng làm tăng thêm khả năng tụ họp các hạt nước.
Tóm lại, trong quá trình tăng kích thước lên của hạt nước, khi hạt nước còn nhỏ phương thức lớn lên của nó chủ yếu là do tác dụng của chuyển động Brao-nơ và tác dụng của ngưng kết. Khi hạt nước đã lớn hơn, phương thức lớn lên của nó là do loạn lưu và do va chạm trọng lực. :-S :-S :-S
toàn hỏi mưa nà sao ?
 
A

aqnacm

giải thích thế thôi, môn khí hậu và khí tượng đại cương tôi học dốt lắm thi được có 6 điểm, giờ mà lục sách giở ra thì đồng chí không đỡ được đâu :D
 
A

arxenlupin

aqnacm said:
giải thích thế thôi, môn khí hậu và khí tượng đại cương tôi học dốt lắm thi được có 6 điểm, giờ mà lục sách giở ra thì đồng chí không đỡ được đâu :D
thê thui vào xem mấy câu đố vui trong dố vui địa lý coi trả lời được ko
 
A

aqnacm

arxenlupin said:
aqnacm said:
giải thích thế thôi, môn khí hậu và khí tượng đại cương tôi học dốt lắm thi được có 6 điểm, giờ mà lục sách giở ra thì đồng chí không đỡ được đâu :D
thê thui vào xem mấy câu đố vui trong dố vui địa lý coi trả lời được ko
Trong đó toàn địa danh thui chả chơi đâu
 
A

arxenlupin

aqnacm said:
arxenlupin said:
aqnacm said:
giải thích thế thôi, môn khí hậu và khí tượng đại cương tôi học dốt lắm thi được có 6 điểm, giờ mà lục sách giở ra thì đồng chí không đỡ được đâu :D
thê thui vào xem mấy câu đố vui trong dố vui địa lý coi trả lời được ko
Trong đó toàn địa danh thui chả chơi đâu
ông kém phần địa danh à :D:D:D:D
thế nghe hỏi đây
caau này dễ nè
sông nào chảy qua xích đạo 2 lần
 
L

linhthitran

arxenlupin said:
linhthitran said:
đang ko có j nghịch đoán mò tiếp.
Chẳng cóa sông nào thì phải.
sao lại ko câu này tui nghix là dễ mà
nếu cóa sông bạn nói đi nào.
tui xem bản đồ mà chẳng thấy.
Có mỗi 2 lục địa đi qua xích đạo
và chả thấy sông nào ở hai lục địa này đi qua 2 lần xích đạo.
Nhưng câu này nghe quen quen.
 
A

arxenlupin

linhthitran said:
arxenlupin said:
linhthitran said:
đang ko có j nghịch đoán mò tiếp.
Chẳng cóa sông nào thì phải.
sao lại ko câu này tui nghix là dễ mà
nếu cóa sông bạn nói đi nào.
tui xem bản đồ mà chẳng thấy.
Có mỗi 2 lục địa đi qua xích đạo
và chả thấy sông nào ở hai lục địa này đi qua 2 lần xích đạo.
Nhưng câu này nghe quen quen.
bạn xem bản đồ hành chính à
sao ko thấy
sông conggo ở châu phi mà
 
Top Bottom