Địa 12 Địa 12

A

aqnacm

Theo tớ câu hỏi này không hay lắm, sông Mê Công đi qua nước ta không hề có đê bao, khi có lũ thì độ rộng của dòng được mở rộng rất nhiều lần và mình không tin có thể có độ rộng chính xác của lòng sông
 
A

arxenlupin

aqnacm said:
Theo tớ câu hỏi này không hay lắm, sông Mê Công đi qua nước ta không hề có đê bao, khi có lũ thì độ rộng của dòng được mở rộng rất nhiều lần và mình không tin có thể có độ rộng chính xác của lòng sông

tớ cũng ko bít chính xác lắm nhưng câu hỏi này đáp án là vùng biên giới Việt-Cam
thế bạn có bít loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất đbs Cửu Long ko
 
A

aqnacm

câu này moa ko biết chính xác nhưng phân cấp thổ nhưởng có rất nhiều bậc
ví dụ với bản đồ thổ nhưỡng tỉ lệ 1/1000000 thì bản chú giải có 54 loại đất khác nhau còn tỉ lệ 1/250000 thì có đến hàng trăm loại
Nên nói theo thang tầng nào thì mới có câu trả lời chính xác được
Nếu mà là nhóm đất thì tớ đoán là đất phù sa ở ĐBSCL là nhiều nhất

sorry vì cách tiếp cận 1 vấn đề tớ được học là phải có 1 thang tầng qui chuẩn rõ ràng
 
A

aqnacm

xét theo nhóm đất thì VN chỉ có mấy loại:
theo tính địa đới thì có
Đất feralit đỏ vàng
Đất feralit nâu đỏ
Đất xám
Đất xói mòn trở sỏi đá
còn phi địa đới đai cao thì có
Đất mùn feralit vàng đỏ trên núi thấp
Đất mùn alit trên núi trung bình và núi cao
còn đất nội đại đới trên lũ tích bồi tích sông, biển là:
Đất thung lũng
Đất phù sa
Đất mặn
Đất cát

Toàn bộ đất việt nam chỉ có bấy nhiêu thôi, nếu như đáp án của bạn khác tức là bạn đang nói đến 1 phân cấp thấp hơn, mà thấp hơn thì tôi chịu vì nó có đến hàng trăm loại đất khác nhau
các loại đất như đất phèn, đất glay đất chua đều trong nhóm đất phù sa hết
 
A

arxenlupin

aqnacm said:
xét theo nhóm đất thì VN chỉ có mấy loại:
theo tính địa đới thì có
Đất feralit đỏ vàng
Đất feralit nâu đỏ
Đất xám
Đất xói mòn trở sỏi đá
còn phi địa đới đai cao thì có
Đất mùn feralit vàng đỏ trên núi thấp
Đất mùn alit trên núi trung bình và núi cao
còn đất nội đại đới trên lũ tích bồi tích sông, biển là:
Đất thung lũng
Đất phù sa
Đất mặn
Đất cát

Toàn bộ đất việt nam chỉ có bấy nhiêu thôi, nếu như đáp án của bạn khác tức là bạn đang nói đến 1 phân cấp thấp hơn, mà thấp hơn thì tôi chịu vì nó có đến hàng trăm loại đất khác nhau
các loại đất như đất phèn, đất glay đất chua đều trong nhóm đất phù sa hết

kết quả rất bất ngờ đó chính là đất phèn bạn ạ
bạn có bít tại sao lại xảy ra hiện tượng elnino ko
 
A

aqnacm

phần này có được học roài nhưng ko nhớ lắm, có liên quan đến chu kì 1 dòng biển lạnh ở phỉa Đông Thái Bình Dương tác động lên 1 vùng nào đó của Nam Mỹ thì phải, elnino mấy năm mới diễn ra 1 lần và tác động của nó vào việt nam là ko lớn
 
A

arxenlupin

aqnacm said:
phần này có được học roài nhưng ko nhớ lắm, có liên quan đến chu kì 1 dòng biển lạnh ở phỉa Đông Thái Bình Dương tác động lên 1 vùng nào đó của Nam Mỹ thì phải, elnino mấy năm mới diễn ra 1 lần và tác động của nó vào việt nam là ko lớn

sao lại ko
nhớ lại năm ngoái thử coi nó ảnh hưởng làm hạn hán nghiêm trọng ở nước ta chứ đâu
 
A

aqnacm

trong 1 chu kì mấy năm ( không nhớ rõ lắm) thì nó sẽ biến khu vực nhiều nước thành ít nước và ít nước nhiều nước ở 2 bờ thái bình dương

Đại thể là có 1 cái sa mạc ở phía Tây của lục địa Nam Mỹ sẽ tự dưng có mưa lớn khi xuất hiện elnino
Ngược lại 1 số vùng ở rìa Đông Lục địa Á-Âu giáp THái bình Dương sẽ có hạn hán

Nói chung Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi sự kiện này nhưng mà không lớn do việt nam không có 1 dòng biển lớn nào của thái bình dương đi qua cả , ít ra là so với các nước khác. Thậm chí nó còn được coi là hiện tượng mang tính tích cực, vùng khô hạn vài năm liền tự dưng có nước, vùng bão lụt liên tục thì năm đó ko có bão.
 
A

aqnacm

giờ đố bạn 1 câu, như đã biết Biển có ảnh hưởng tích cực đến khí hậu, vùng nào sát biển thì độ ẩm lớn khí hậu điều hòa hơn, mưa nhiều hơn. Nhưng ở nước ta có 1 khu vực đặc biệt, sát biển nhưng lượng mưa rất thấp, khô và nắng quanh năm, đó là vùng nào và tại sao lại thế
 
A

aqnacm

ở nước ta theo mình thì chưa có dạng địa hình cát nào đủ lớn để gọi là sa mạc cả :D
 
L

linhthitran

aqnacm said:
giờ đố bạn 1 câu, như đã biết Biển có ảnh hưởng tích cực đến khí hậu, vùng nào sát biển thì độ ẩm lớn khí hậu điều hòa hơn, mưa nhiều hơn. Nhưng ở nước ta có 1 khu vực đặc biệt, sát biển nhưng lượng mưa rất thấp, khô và nắng quanh năm, đó là vùng nào và tại sao lại thế
mình doàn hình như là nghệ an hay hà tĩnh hoặc gần gần đó vì nhờ không rõ là ở đây có du lịch trên những bờ cát.
 
A

arxenlupin

aqnacm said:
giờ đố bạn 1 câu, như đã biết Biển có ảnh hưởng tích cực đến khí hậu, vùng nào sát biển thì độ ẩm lớn khí hậu điều hòa hơn, mưa nhiều hơn. Nhưng ở nước ta có 1 khu vực đặc biệt, sát biển nhưng lượng mưa rất thấp, khô và nắng quanh năm, đó là vùng nào và tại sao lại thế

đó là vùng Bình Thuận và Ninh Thuận phải ko
vì theo tui nhớ ko nhầm thì 2 tỉnh này tui giáp bỉn nhưng do lượng mưa ở đây càng ngày càng có xu hướng giảm nên thảm thực vật ko phát triển được do đó mà có hiện tượng sa mạc hóa ( hay còn gọi là hoang mạc hóa ) =>lượng mưa thấp khô và nóng quanh năm
lí do mà ở đây mưa ít là do gió tây nam đem theo lượng hơi ẩm lớn đến nhưng khi nó đi qua Cam pu chia và các tỉnh thành nước ta trên đường đi thì đã trút hết lượng nước mà nó có do đó khi đến địa phận 2 tỉnh này thì ko thể gây mưa được nữa =>hệ quả trên
 
A

aqnacm

đúng về khu vực nhưng giải thích thì ko hợp lý lắm
Bạn định lấy hiện tượng gió Lào ở miền Trung ra để giải thích nhưng gió Lào đi qua 1 quãng đường lớn và mất nước do dãy trường sơn chứ còn campuchia thì làm gì có gì để cho gió đó mất nước đâu thứ 2 là 2 tỉnh này giáp biển Đông, cần gì phải lấy gió lấy hơi nước của vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương làm gì?

Thứ 2 là Khu vực này trước đây cực kì khó khăn trong phát triển nông nghiệp nhưng hiện nay thì khác nhiều do tìm được giống cây trồng thích hợp
 
A

arxenlupin

aqnacm said:
đúng về khu vực nhưng giải thích thì ko hợp lý lắm
Bạn định lấy hiện tượng gió Lào ở miền Trung ra để giải thích nhưng gió Lào đi qua 1 quãng đường lớn và mất nước do dãy trường sơn chứ còn campuchia thì làm gì có gì để cho gió đó mất nước đâu thứ 2 là 2 tỉnh này giáp biển Đông, cần gì phải lấy gió lấy hơi nước của vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương làm gì?

Thứ 2 là Khu vực này trước đây cực kì khó khăn trong phát triển nông nghiệp nhưng hiện nay thì khác nhiều do tìm được giống cây trồng thích hợp

thế bạn giải thik như thế nào câu này mình chịu
mình có phải chuyên địa đâu
 
A

aqnacm

do ở khu vực này dòng biển trồi, dòng biển này mang tính chất của dòng biển lạnh, khi dòng biển lạnh mà đến gần đất liền khu vực nào thì khu vực đó thường khô hạn, như phía rìa tây của lục địa châu Mỹ toàn hoang mạc với sa mạc là do có 2 dòng biển lạnh ở đoạn này.

Điều này giúp cho 2 tỉnh của mình đánh bắt rất nhiều cá và có giá trị, nghề Muối và nước mắm ở đây thì quá nổi tiếng
Gần đây có đặc sản Thanh Long và nho đều được trồng ở 2 tỉnh này đem lại hiệu quả kinh tế cũng cao
Ngoài ra khu vực mũi né còn phát triển du lịch khá mạnh
 
A

arxenlupin

aqnacm said:
do ở khu vực này dòng biển trồi, dòng biển này mang tính chất của dòng biển lạnh, khi dòng biển lạnh mà đến gần đất liền khu vực nào thì khu vực đó thường khô hạn, như phía rìa tây của lục địa châu Mỹ toàn hoang mạc với sa mạc là do có 2 dòng biển lạnh ở đoạn này.

Điều này giúp cho 2 tỉnh của mình đánh bắt rất nhiều cá và có giá trị, nghề Muối và nước mắm ở đây thì quá nổi tiếng
Gần đây có đặc sản Thanh Long và nho đều được trồng ở 2 tỉnh này đem lại hiệu quả kinh tế cũng cao
Ngoài ra khu vực mũi né còn phát triển du lịch khá mạnh
à thế bạn có bít tại sao mà dòng biển lạnh thường chảy từ chí tuyến về xích đao ko
 
G

galaxy186

Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30-400 chảy về phía xích đạo.
Ở nửa cầu Bắc có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực,men theo bờ Tây các Đại Dương chảy về phía xích đạo.
Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng nước đổi chiều theo mùa.
Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng qua hai bờ của các Đại Dương.

ĐÚng ko ạ ^^
 
Top Bottom