Địa [Địa 12] Hướng dẫn giải các bài tập địa lý 12 năm 2009-2010

O

onmylove

-----------------btd-----------

- Cho em hỏi có mấy cụm mỏ dầu ở nước ta, hồi trước thầy có nói mà em quên mất tiêu .
- Nếu trong bài thi có hai phần cơ bản và nâng cao, mà em hoc ban cơ bản thấy đề nâng cao dễ hơn vậy em làm đề nâng cao được không ( thi tốt nghiệp ) .
- Nước ta có mấy loại đô thị và phân từ thấp đến cao như thế nào , và giúp em kể tên các đô thị đó .
- Hãy phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phất triển kinh tế - xã hội .
help...
 
T

thuylona

Cho em hỏi có mấy cụm mỏ dầu ở nước ta, hồi trước thầy có nói mà em quên mất tiêu .
Trong atlat địa lí có phần này :)
Nếu trong bài thi có hai phần cơ bản và nâng cao, mà em hoc ban cơ bản thấy đề nâng cao dễ hơn vậy em làm đề nâng cao được không ( thi tốt nghiệp ) .
hoàn toàn được bạn ạ :)

Nước ta có mấy loại đô thị và phân từ thấp đến cao như thế nào , và giúp em kể tên các đô thị đó .

Mình ko nhớ rõ nhưng hình như trong atlat cũng có phầnn nầy :)

Hãy phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phất triển kinh tế - xã hội .

_Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.

_ Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

_Các thành thị, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

->Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội…

:)
 
S

sudi_k51

Nước ta có 5 loại đô thị ,phân từ thấp tới cao theo thứ tự sau:
-Đô thị loại 4:lai Châu,Hà giang,Tuyên quang…
-Đô thị loại 3:Sơn la,Cao Lãnh…
-Đô thị loại 2:Nam Định,Thái Nguyên,Buôn Ma Thuột…
-Đô thị loại 1:Đà Nẵng,hải Phòng,Huế
-Đô thị đặc Biệt:hà Nội,Thành Phố Hồ chí Minh
 
T

tatcaviconemchungta

tại sao nước ta hiên nay ,tỷ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng qui mô dân số vẫn tiêp tục tăng ? nêu vi dụ minh họa
trả lời:
vì dân số nươc ta đông khoang hơn 85 tr người.tuy tỷ lệ gia tăng dâqn số có xu hướng giảm nhưng quy mô se vẫn rất lớn.
ví dụ: tỷ lệ gia tăng dân số năm 2009 là 1,2%. tăng............................................
 
P

phamnguyennhatlinh

Tỷ lệ gia tăng dân số nước ta có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng vì quy môn dân số của nước ta lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao
Ví dụ:
Với quy mô dân số là 70 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số 1,5% thì mỗi năm sẽ tăng 1,05 triệu người
Với quy mô dân số là 84 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số 1,3% thì mỗi năm sẽ tăng 1,10 triệu người cơ
:D:D:D
 
P

phamnguyennhatlinh

Nước ta có 5 loại đô thị ,phân từ thấp tới cao theo thứ tự sau:
-Đô thị loại 4:lai Châu,Hà giang,Tuyên quang…
-Đô thị loại 3:Sơn la,Cao Lãnh…
-Đô thị loại 2:Nam Định,Thái Nguyên,Buôn Ma Thuột…
-Đô thị loại 1:Đà Nẵng,hải Phòng,Huế
-Đô thị đặc Biệt:hà Nội,Thành Phố Hồ chí Minh

Nước ta có 6 loại đô thị bạn à, còn loại 5 nữa

Bổ sung thêm cho câu trả lời hoàn thiện hơn nha

Đô thi Đặc biệt :
- Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên.
- Mật độ dân số nội đô bình quân từ 15.000 người/km² trở lên.
Đô Thị loại 1:
- Quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên đối với đô thị trực thuộc trung ương và từ 500 nghìn người trở lên đối với đô thị trực thuộc tỉnh.
- Mật độ dân số nội đô bình quân từ 12.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực thuộc trung ương và từ 10.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực thuộc tỉnh.
Đô thị loại 2:
- Quy mô dân số toàn đô thị từ 800 nghìn người trở lên đối với đô thị trực thuộc trung ương và từ 300 nghìn người trở lên đối với đô thị trực thuộc tỉnh.
- Mật độ dân số nội đô bình quân từ 10.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực thuộc trung ương và từ 8.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực thuộc tỉnh.
Đô thị loại 3:
- Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên.
- Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km² trở lên
Đô thi loại 4:
- Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên.
- Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km² trở lên.
Đô thị loại 5:
- Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên.
- Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km² trở lên.
 
P

phamnguyennhatlinh

ngành kinh tế trọng điểm nươc ta gôm những ngành nào? giá thích từng ngành vì lại là nghành kinh thế trọng điểm?? mình muốn tìm hiểu kĩ phần này

Các ngành kinh tế trọng điểm của nước ta là
@ Công nghiệp năng lượng bao gồm 2 phân ngành: khai thác nguyên, nhiên vật liệu ( than, dầu khí, kim loại phóng xạ) và công nghiệp điện lực
@ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

CN năng lượng là ngành kinh tế trọng điểm vì:
* Thế mạnh lâu dài:
- Nguôn năng lượng phong phú:
+ Than trữ lượng lớn, tập trung ở QN
+ Dầu, khí trữ lượng lớn, tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa phía Nam
+ Tiêm năng thủy điện lớn, tập trung ở sông Hồng và Sông Đồng Nai
- Các nguồn năng lượng khác: thủy triều, năng lượng mặt trồi...
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ngày càng tăng
* Mang lại hiệu quả cao:
- Đã hình thành các mạng lưới nhà máy điện cùng với hệ thống đường dây tải điện 500kv
- Đem lại hiệu quả về KT-XH
- Phục vụ các ngành kinh tế va đời sống nhân dân
* Tác động đến các ngành kinh tế khác
Thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác về quy mô, công nghệ, chất lượng...phục vụ CNH, HĐH

Công nhiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành kinh tế trọng điểm vì:
* Thé mạnh lâu dài:
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn ( trong và ngoài nước)
- Cơ sở kỹ thuật được chú trọng đầu tư
* Mang lại hiệu quả cao:
- Không đòi hỏi vốn đâu tư cao nhưng lại hoàn vốn nhanh
Chiếm tỷ trong khá cao trong giá trị sản lượng CN trong nước và giá trị xuất khẩu
- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân
* Tác động đến các ngành kinh tế khác:
- Thúc đẩy sự hình thành các vù chuyên môn hóa nông nghiệp
- Đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, sản xuất hành tiêu dùng...
 
P

phamnguyennhatlinh

anh cho em hỏi ! một bài tập vẽ biểu đồ, họ bảo tính mật độ dân số , cái đó thì em biết tính nhưng em không biết trình bày như thế nào, giúp em cái ! anh có thể dùng số liệu ảo nào ví dụ cho em xem bước làm sao ! thank anh .

hic câu hỏi của bạn không rõ ràng lắm nên mình ngẫm mãi mới ra, không biết có đúng ý bạn không nhưng mình xinh trả lời thế này:

Bạn muốn hỏi các vẽ biểu đồ thể hiện mật độ dân số đúng không?
Nghĩa là đề bài sẽ cho bảng số liệu gồm só ngươi và diện tích ( vì Mật độ dân số = Số người / diện tích )
Ví dụ :
Đề bài cho Khu vực Hải Phòng có số dân là 50 người với diện tích là 500 km2 ( ví dụ thui:p) và khu vực HN có 60 người với diện tích 300km2 ( tính thế cho tròn)
Bạn sẽ trình bày như sau:
Ta có mật độ dân số bằng số người trên diện tích
=> MĐDS của HP = 50:500=10 (người/km2)
MĐ DS của HN = 60:300=20 ( người/ km2)
Vẽ biểu đồ:..... (tùy vào từng yêu câu đề bài mà bạn chọn biểu đồ thích hợp nhé)
Good luck!
 
H

halinh9415

phân tích bảng 20.2 sgk trang 84 để thấy sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế. sự chuyển dịch đó có ý nghĩa như thế nào?
bài tập 2 sgk trang 86
 
T

thiensuvuive

Có sự chuyển dịch
- Tỉ trọng ngành NNghiệp có xu hướng giảm từ 79,1%(2000) xuống 71,5%(2005) tức giảm 7,6%
- tỉ trọng ngành L Nghiệp giảmtuwf 4,7 xuống 3,7 , tức giảm 1%
- Tỉ trọng ngành thuỷ sản tăng từ 16,2% lên 24,8% tức giảm 8,6%
-->Là sự chuyển dịch tích cực, phù hợp vs đường lối phát triển kt,&xu hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước
 
H

hatamanh.bn

Bài tập 2/SGK trang 44
dựa vào bảng số liệu ta thấy:
+ Nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm từ Bắc vào Nam đều cao hơn 200C và có sự tăng dần từ Bắc vào Nam. Nguyên nhân: do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến và lãnh thổ hẹp ngang, dài theo chiều Bắc Nam nên từ bắc vào nam, vĩ độ giảm dần, càng gần xích đạo, góc nhập xạ trung bình năm càng lớn vì thế nhiệt độ trung bình năm tăng dần.

+ Nhiệt độ trung bình tháng I cũng tăng dần từ Bắc vào Nam. Từ Lạng Sơn đến Huế, nhiệt độ trung bình tháng I không vượt quá 200C (nguyên nhân: ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, càng vào phía nam, ảnh hưởng này càng yếu đi). Từ Đà Nẵng vào đến TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ cũng tăng dần và trên 200C (nguyên nhân: ảnh hưởng của gió tín phong đông bắc)

+Nhiệt độ trung bình tháng VII rất cao, trên 270C, từ Bắc vào Nam có sự thay đổi qua các địa điểm như sau:

Từ Lạng Sơn đến Huế: nhiệt độ tăng dần (do góc nhập xạ cũng tăng dần và chịu ảnh hưởng của hiệu ứng Phơn do gió Tây nam từ Bắc Ấn độ dương gây ra). Lạng Sơn nhiệt độ thấp hơn Hà Nội do nằm ở vĩ độ cao hơn và có địa hình cao hơn. Huế nóng nhất do ảnh hưởng sâu sắc của gió Lào khô nóng.

Đến Đà Nẵng, nhiệt độ thấp hơn Huế do Huế bị chặn bởi một bên là dãy Trường Sơn Bắc, một bên là dãy Bạch Mã nên ảnh hưởng hiệu ứng phơn sâu sắc của gió Tây Nam.

Từ Đà Nẵng đến Quy Nhơn, nhiệt độ lại tăng dần, Quy Nhơn nóng nhất cả nước (29,70C), đến TP Hồ Chí Minh nhiệt độ lại giảm xuống còn 27,10C. Mặc dù TP. Hồ Chí Minh gần xích đạo hơn nhưng lúc này là mùa mưa lớn do ảnh hưởng của gió Tây Nam nên làm giảm bớt nhiệt độ. Đà Nẵng và Quy Nhơn nằm phía Đông của dãy Trường Sơn Nam nên tháng 7 là mùa khô, nóng hơn.
 
T

teenynguyen

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ TB năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh nhưng chế độ nhiệt của TP. Hồ Chí Minh điều hòa hơn, còn ở Hà Nội có sự phân mùa. Nhiệt độ TB tháng lạnh nhất của Hà Nội là 16,40C trong khi đó TP. Hồ Chí Minh là 25,70C. Có những thời điểm, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối của Hà Nội xuống đến 2,70C còn TP.Hồ Chí Minh là 13,80C. Nhiệt độ TB tháng nóng nhất của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh bằng nhau, 28,90C nhưng nhiệt độ tối cao tuyệt đối của Hà Nội lên tới 42,80C, cao hơn TP.Hồ Chí Minh gần 30C. Như vậy, kết quả là, biên độ nhiệt độ TB năm ở Hà Nội khá cao, đạt 12,50C còn ở TP. Hồ Chí Minh chỉ chênh nhau rất ít, biên độ nhiệt TB năm là 3,20C.

Kết luận: Trong chế độ nhiệt, Hà Nội có một mùa nóng và một mùa lạnh, biên độ nhiệt TB năm khá cao. Tp. Hồ Chí Minh quanh năm nóng, chế độ nhiệt điều hòa hơn.

Chế độ mưa: Nhìn vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ta thấy: Lượng mưa của TP. Hồ Chí Minh lớn hơn Hà Nội nhưng cả 2 địa điểm đều có chế độ mưa theo mùa: mùa mưa và mùa khô.

Tại Hà Nội, mùa mưa khoảng từ tháng 5 đến tháng 9, trong đó, mưa nhiều nhất vào tháng 7, 8, lượng mưa đạt trên dưới 300mm. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, Hà Nội ít mưa, đặc biệt mưa rất thấp vào tháng 12 và tháng 1, khoảng 20 – 25mm.

Tại TP. Hồ Chí Minh, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa lớn, luôn đạt trên 200mm, mưa nhiều nhất vào tháng 9, đạt khoảng 320mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khô sâu sắc vào tháng1,2,3, lượng mưa đạt dưới 20mm.

Như vậy, so sánh về chế độ nhiệt của 2 địa điểm trên ta thấy, Tp. Hồ Chí Minh có mùa mưa dài hơn và mưa lớn hơn Hà Nội còn mùa khô ở TP. Hồ Chí Minh lại khô sâu sắc hơn, mùa khô ở Hà Nội không quá ít mưa như TP.Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, những tháng nóng nhất là những tháng mưa nhiều, những tháng lạnh là những tháng ít mưa. Còn ở TP. Hồ Chí Minh, những tháng mưa nhiều là những tháng có nhiệt độ thấp hơn (do mưa làm dịu bớt) còn những tháng mùa khô là những tháng có nhiệt độ cao hơn một chút.
 
P

phungthihien204

ở đây là nơi có bài tập nào không hiểu thì các bạn post bài vào nhé nếu là câu hỏi ngoài thì nhớ ghi rõ đề một chút còn nếu câu hỏi sgk thì phải theo trình tự theo bài nghe từ 1 đến cuối
giờ chúng ta bắt đầu học nào
và mình nói thêm nếu các bạn đưa bài tập về vẽ biểu đồ thì do điều kiện của diễn đàn không cho phép vẽ hình nên mình sẽ giúp hướng dẫn vẽ tên biểu đồ và phần giải thích thôi

Xin chào!
Bạn giúp mình giải bài tập 3 trang 44 ,sgk địa lí 12 nhé!
 
Top Bottom