Địa [Địa 12] Hướng dẫn giải các bài tập địa lý 12 năm 2009-2010

B

banhuyentrang123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ở đây là nơi có bài tập nào không hiểu thì các bạn post bài vào nhé nếu là câu hỏi ngoài thì nhớ ghi rõ đề một chút còn nếu câu hỏi sgk thì phải theo trình tự theo bài nghe từ 1 đến cuối
giờ chúng ta bắt đầu học nào
và mình nói thêm nếu các bạn đưa bài tập về vẽ biểu đồ thì do điều kiện của diễn đàn không cho phép vẽ hình nên mình sẽ giúp hướng dẫn vẽ tên biểu đồ và phần giải thích thôi
 
Last edited by a moderator:
N

ngocuqui

dia li 11

bạn trang ơi có thể giải thích cho minh rõ khái niệm "hành lang đông tây" đựoc không?
cảm ơn nhiều
 
Last edited by a moderator:
B

banhuyentrang123

được mình sẽ giải thích chi tiết cho hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiihihihiihihihih
mình chọn định nghĩa về kinh tế để giải thích cho bạn nhé chứ nó có quan hệ về nhiều mặt và có nhiều dự án với nó
đây là các mặt của nó
Hành lang Kinh tế Đông - Tây (tiếng Anh: East-West Economic Corridor - EWEC) là một sáng kiến được nêu ra vào năm 1998 tại Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng lần thứ tám tổ chức tại Manila (Philippines) nhằm thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế giữa bốn nước Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam. hành lang này chính thức thông tuyến vào ngày 20 tháng 12 năm 2006.

đặc điểm
Hành lang này dựa trên một tuyến giao thông đường bộ dài 1.450 km, có cực Tây là thành phố cảng Mawlamyine (Myanma), đi qua bang Kayin (Myanma), các tỉnh: tỉnh Tak, tỉnh Sukhothai, tỉnh Kalasin, tỉnh Phitsanulok, tỉnh Khon Kaen, tỉnh Yasothon, tỉnh Mukdahan (Thái Lan), Savannakhet (Lào), Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và cực Đông là thành phố Đà Nẵng (Việt Nam). Hành lang sẽ giúp vùng Đông Bắc của Thái Lan và Lào tiếp cận với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hành lang này còn kết nối với các tuyến giao thông Bắc-Nam như Yangon – Dawei của Myanma, Chiang Mai – Bangkok của Thái Lan, quốc lộ 13 của Lào, và quốc lộ 1A của Việt Nam.
lý do chính cần có nó
Có ba lý do chính:

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa các địa phương của bốn nước dọc theo EWEC. Tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế.
Giảm chi phí vận tải tại các địa phương dọc theo EWEC, giúp cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách đạt hiệu quả cao hơn.
Góp phần xóa đói, giảm nghèo tại các địa phương dọc theo EWEC.

Các dự án liên quan
Có mười dự án lớn:

Xây dựng tuyến đường bộ Đông-Tây
Xây dựng các cảng trung chuyển tại Mawlamyine (hoặc Yangon) và Đà Nẵng
Thuận lợi hóa vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ giao thông vận tải
Phát triển năng lượng (điện năng)
Thúc đẩy thực hiện các hiệp định về trao đổi năng lượng
Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc
Phát triển du lịch
Các sáng kiến về hành lang kinh tế
Các sáng kiến của Ban Công tác Phát triển Hành lang Đông-Tây thuộc Ủy ban Hợp tác Kinh tế và Công nghiệp ASEAN-METI
Ngoài ra, còn gần 70 dự án/tiểu dự án khác trong các lĩnh vực giao thông vận tải, thông tin liên lạc, du lịch, tạo thuận lợi cho thương mại, nông nghiệp, đầu tư tư nhân và phát triển các khu công nghiệp. Các dự án này cùng với 10 dự án lớn nói trên hợp thành ma trận phát triển.
Tác động dự kiến
Các hoạt động thương mại của EWEC chủ yếu tập trung ở sáu địa phương gồm Mawlamyine, Phitsanulok, Khon Kaen, Savannakhet, Huế, và Đà Nẵng. Tuy nhiên, nhiều thị trấn thuộc các địa phương có EWEC chạy qua cũng sẽ nhân được những tác động kinh tế tích cực. Các khu vực mà EWEC đi qua nói chung còn kém phát triển; kinh tế lấy nông nghiệp làm chủ đạo. EWEC qua kết nối với các trục giao thông Nam-Bắc sẽ giúp các khu vực trên tiếp cận dễ dàng hơn với các trung tâm kinh tế ở phía Bắc và phía Nam như Bangkok, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. EWEC còn mở đường ra biển cho các khu vực trên, cung cấp hải sản cho họ và giúp họ đem các sản phẩm nông-lâm nghiệp của mình đi tiêu thụ. Nhờ phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc và năng lượng, các khu vực sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển, trong đó đầu tư tư nhân là quan trọng nhất.
Cơ chế hợp tác
Cơ chế hợp tác giữa các nước và các địa phương có liên quan đến EWEC bao gồm Hội nghị Cấp cao EWEC (SOM EWEC)và hoạt động của Ban Công tác Phát triển Hành lang Đông-Tây thuộc Ủy ban Hợp tác Kinh tế và Công nghiệp ASEAN-METI.
 
Last edited by a moderator:
B

banhuyentrang123

và nó có ý nghĩa về việc giao lưu phát triển văn hoá và du lịch giữa 4 nước tiểu vùng sông mê công
nếu có gì không hiểu thì mong bạn cứ nếu ý kiến tại pic mình sẽ giải thích cặn kẽ cho chúc bạn học tốt môn địa và nhiều môn khác
 
C

chile1911

Bài tập 2 trang 44, địa 12, nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân
Bài tập 3 trang 44, so sánh nhận xét lượng mưa lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên. Giải thích
Thanks!
 
D

dung_92bn

BT2: Qua bảng số liệu ta nhận thấy nhiệt độ trung bình có sự thay đổi từ Bắc -> Nam. Cụ thể
_ Nhiệt độ trung bình tháng 1 và nhiệt độ trung bình ăm tăng dần từ Bắc -> Nam
+ Nhiệt độ trung bình thánh 1: Lạng Sơn là [TEX]13,3^o C[/TEX] -> Huế là [TEX]19.7^o C[/TEX] -> TP.HCM là [TEX]25,8^o C[/TEX]. Sự chênh lệch giữa Lạng Sơn và TP.HCM lớn là [TEX]12,5^o C[/TEX]
+Nhiệt độ trung bình năm: Lạng Sơn là [TEX]21,2^o C[/TEX] -> huế là [TEX]25,1^o C[/TEX] -> TP.HCM là [TEX]27,1^o C[/TEX].Sự chênh lệch giữa Lạng Sơn và TP.HCM nhỏ là [TEX]5,9^o C[/TEX]
_DO: Vị trí địa lí và chế độ gió. Miền Bắc nằm ở vĩ độ cao gần chí tuyến bắc: có mùa đông lạnh. Càng vào Nam tính chất nhiệt đới càng phát triển do nằm gần xích đạo và không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đồng Bắc.
_Nhiệt độ trung bình tháng 7 ở các địa điểm trên đều cao trên [TEX]27^o C[/TEX]. Do ảnh hưởng gió mùa Tây Nam, khu vực miền Trung nhiệt độ TB tháng 7 cao hơn [TEX]29^o C[/TEX]. do ảnh hưởng của gió phơn tây nam.
BT3: Qua bảng số liệu ta thấy lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên có sự # nhau. Cụ thể:
_ Lượng mưa: Huế cao nhất (2868mm) ->TP.HCM (1931mm) ->Hà Nội (1676mm)
_Lượng bốc hơi: TP.HCM (1686mm) -> huế (1000mm) ->Hà Nội (989mm)
_Cân bằng ẩm: Huế cao nhất (1868mm) -> Hà Nội (687mm) -> TP.HCM (245mm).
Giải thích:
_ Huế mưa nhiều nhất do ảnh hưởng địa hình chắn gió(dãy bạch mã), ảnh hưởng của bão, dải hội tụ nhiệt đới, frong lạnh.
_TP.HCM lượng bốc hơi cao nhất do TP.HCM nằm gần XĐ khí hậu mang tính chất cận XĐ, nóng quanh năm.
_Hà Nội có lượng mưa và lượng bốc hơi nhỏ nhất do HN ở vĩ độ cao hơn, lại có mùa đông lạnh, ít mưa
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenhuyentrang92

tại sao nước ta hiên nay , tỷ lệ gia tăng dâqn số có xu hướng giảm nhưng qui mô dân số vẫn tiêp tục tăng ? nêu vi dụ minh họa
 
B

banhuyentrang123

B

bonbinben

bài 1 trang 50 , ai giúp e với ............................................................................................................
 
C

chile1911

tại sao nước ta hiên nay , tỷ lệ gia tăng dâqn số có xu hướng giảm nhưng qui mô dân số vẫn tiêp tục tăng ? nêu vi dụ minh họa

Là do qui mô dân số nước ta lớn nên dù tỉ lệ gia tăng dân số giảm thì qui mô dân số vẫn còn tăng, ví dụ:
+Qui mô dân số: 70 triệu người, tỉ lệ tăng 1,5% thì mỗi năm vẫn tăng 1,05 triệu người
+Qui mô dân số: 84 triệu người, tỉ lệ tăng 1,31% thì mỗi năm vẫn tăng 1,1 triệu người
 
T

thedayafter111

bạn nào có thể nhấn mạnh nội dung on thi tốt nghiệp môn Địa đc hok....chủ yếu là gồm phần nào ák.............nói chung là trong tâm nằm ở đâu...........!!!
Mình có 1 câu hỏi naz: tình hình nước ta năm 2010 có những biến chuyển như thế nào ???...............ai làm đc cúư zới !!!
 
0

01656765652

ngành kinh tế trọng điểm nươc ta gôm những ngành nào? giá thích từng ngành vì lại là nghành kinh thế trọng điểm?? mình muốn tìm hiểu kĩ phần này
 
B

banhuyentrang123

Có bốn ngành kinh tế : Nông Nghiệp, Công nghiệp, dánh bắt Thuỷ hải sản, Thương mại và dịch vụ đó là những ngành kinh tế trọng điểm của nước ta . còn em muốn giải thích thế nào phải nói rõ để mod địa còn tư vấn ( do kiến thức anh nhớ và dựa vào thực tế của nước ta, có gì sai các em đóng góp nhá
iá thích từng ngành vì lại là nghành kinh thế trọng điểm??
anh không hiểu chỗ này nè
mong nói rõ
 
S

sudi_k51

Các ngành công nghiệp trọng điểm:
- công nghiệp năng lượng(công nghiệp khai thác nguyên ,nhiên liệu;công nghiệp điện lực)
- công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
Để giải thích vì sao những ngành này trở thành ngành công nghiệp trọng điểm,ta bám sát vào định nghĩa thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm.
ngành
công nghiệp trọng điểm là những ngành được chú trọng đầu tư phát triển,có thế mạnh phát triển lâu dài và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
 
O

onmylove

Một số về biểu đồ

anh cho em hỏi ! một bài tập vẽ biểu đồ, họ bảo tính mật độ dân số , cái đó thì em biết tính nhưng em không biết trình bày như thế nào, giúp em cái ! anh có thể dùng số liệu ảo nào ví dụ cho em xem bước làm sao ! thank anh .
 
S

sonno1

cho e hỏi vẽ biểu đồ thì tập xác định như thế nào cho nhanh và đúng kiểu biểu đồ cần vẽ
 
S

sudi_k51

anh cho em hỏi ! một bài tập vẽ biểu đồ, họ bảo tính mật độ dân số , cái đó thì em biết tính nhưng em không biết trình bày như thế nào, giúp em cái ! anh có thể dùng số liệu ảo nào ví dụ cho em xem bước làm sao ! thank anh .
1 bài trình bày như sau
công thức tính: Mật độ dân số=tổng số dân:diện tích
bảng số liệu:Mật độ dân số trung bình của vùng A(đơn vị:người/km vuông)
(bạn lập bảng số liệu mới với kết quả vừa tính)
sau đó bạn vẽ biểu đồ thích hợp
nhớ phải có tên bảng số liệu mới,tên biểu đồ và chú thích phù hợp
 
Top Bottom