Sinh 9 Di truyền học người 9 ( Bài tập thực tiễn dưới hình thức sắm vai )

anhbuixuan1975

Học sinh mới
Thành viên
3 Tháng mười hai 2021
1
0
1
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bệnh mù màu do gen lặn M nằm trên NST giới tính X gây nên, không mù màu do gen trội M Gia đình bạn nam có bố bình thường ở bộ đội thuộc binh chủng tên lửa ra đa, tiếp xúc với chất phóng xạ. Mẹ Nam bình thường, làm trong nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu. Họ sinh được Nam là con trai đầu lòng, bạn học rất giỏi nhưng mắc bệnh mù màu. Với hi vọng sinh con thứ 2 sẽ bình thường nên 5 năm sau họ sinh tiếp ra Hoa, em gái Nam, cũng bị mù màu, đến tuổi trưởng thành mà Hoa rất lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí nhớ. Nếu em là nhà y học tư vấn, hãy giải thích cơ chế hình thành 2 anh em Nam.
 
23 Tháng chín 2023
72
14
26
14
TP Hồ Chí Minh
Bố bạn Nam tiếp xúc với chất phóng xạ, nên bố Nam bị đột biến gen gây ra mất thoi vô sắc và đột biến NST -> Sau khi giảm phân, tinh trùng của bố Nam bị đột biến gen như tế bào ban đầu, nên bố Nam mất 1 đoạn NST X và làm gen lặn m chuyển thành gen trội M, gây ra bệnh mù màu của Nam do gen lặn chuyển thành trội nhờ đột biến. Mẹ Nam tiếp xúc với thuốc trừ sâu, nhưng nó không gây ra đột biến gen trong trường hợp này. Lúc sinh ra Hoa, bố Nam lại tiếp xúc với chất phóng xạ và mất cả NST X trong tinh trùng X của bố, mà Hoa lại chỉ nhận được 1 NST X từ mẹ, và trường hợp này thì thuốc trừ sâu gây ra đột biến mất đoạn 1 NST X, gây ra hội chứng Tơcnơ (Turner), gây ra sự sụt giảm estrogen và không hình thành được đặc điểm của giới tính nữ khi dậy thì.
 

HMF Sinh học

BQT môn Sinh
2 Tháng năm 2017
205
1,376
136
Bố bạn Nam tiếp xúc với chất phóng xạ, nên bố Nam bị đột biến gen gây ra mất thoi vô sắc và đột biến NST -> Sau khi giảm phân, tinh trùng của bố Nam bị đột biến gen như tế bào ban đầu, nên bố Nam mất 1 đoạn NST X và làm gen lặn m chuyển thành gen trội M, gây ra bệnh mù màu của Nam do gen lặn chuyển thành trội nhờ đột biến. Mẹ Nam tiếp xúc với thuốc trừ sâu, nhưng nó không gây ra đột biến gen trong trường hợp này. Lúc sinh ra Hoa, bố Nam lại tiếp xúc với chất phóng xạ và mất cả NST X trong tinh trùng X của bố, mà Hoa lại chỉ nhận được 1 NST X từ mẹ, và trường hợp này thì thuốc trừ sâu gây ra đột biến mất đoạn 1 NST X, gây ra hội chứng Tơcnơ (Turner), gây ra sự sụt giảm estrogen và không hình thành được đặc điểm của giới tính nữ khi dậy thì.
Em biết kí hiệu của nữ bị Turner là gì không? Nếu nói mất 1 đoạn NST thì nó liên quan đến đột biến cấu trúc NST. Trong khi đó turner lại là do đột biến số lượng NST
Còn nữa , bệnh mù màu là do đb gen lặn , ở nam giới chỉ cần 1 gen lặn đã có thể biểu hiện ra bệnh, không phải đb gen trội như em nói.
 
23 Tháng chín 2023
72
14
26
14
TP Hồ Chí Minh
Ký hiệu của bệnh nhân mắc bệnh Turner là 45, X (hoặc 45, X0) ạ anh/chị (Xin lỗi nha, ý em nói là trội hóa gen lặn, tức là biểu hiện gen lặn ra).
 
Top Bottom