Sử 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Sử(Chuyên) THPT Chuyên Hưng Yên 2020-2021

dangtiendung1201

Cựu Mod Toán
Thành viên
24 Tháng mười hai 2018
1,272
1,359
191
20
Thái Bình
THCS Lương Thế VInh-Thành phố Thái Bình

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
1.
a. Tác động:
- Quân sự: dẫn đến việc gia tăng lực lượng quân sự ở nhiều nơi nhằm gia tăng ảnh hưởng ra bên ngoài
- Chính trị: dẫn đến nhiều trạng thái quanh nhiều xu hướng, đường lối chính trị khác nhau do ảnh hưởng của hai đường lối trái ngược: tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội; dẫn đến một loạt các tranh cãi và bất đồng, cao hơn là xung đột quân sự
- Xã hội: nhân dân dù ở phe nào cũng đều gánh hết tất cả, phân hoá xã hội sâu sắc hơn và phân biệt chủng tộc bùng phát mạnh hơn nữa
- Văn hoá: dẫn đến xung đột, dịch chuyển văn hoá qua nhiều vùng khác nhau.. tạo ra sắc thái đa dạng
b. Các xu thế: hoà hoãn, đa cực nhiều trung tâm, các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, xung đột nhiều nơi (tự triển khai thêm). Việt Nam củng cổ hệ thống chính trị vững mạnh, chính sách đối ngoại linh hoạt; phát huy kinh tế nhiều thành phần và mở rộng kinh tế đối ngoại; xây dựng văn hoá hội nhập, đậm đà bản sắc dân tộc
2. Hoàn cảnh: phong trào đấu tranh phát triển, chủ nghĩa Mác - Lenin được truyền bá mạnh mẽ; các tổ chức cộng sản bất đồng đuồng lối. Ý nghĩa: mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, tạo bước ngoặt lịch sử, là kết hợp chủ nghĩa Mác - lenin với phong trao yêu nước, Đảng là bộ phận của cách mạng thế giới
3. HS tự phân tích theo tác phẩm của Trường Chinh, gồm: Toàn dân, Toàn diện, Tự lực cánh sinh, Ủng hộ của quốc tế
4. Hoàn cảnh: cách mạng TQ trên đà thắng lợi, lực lượng của ta phát triển mạnh. HS tự đánh giá ý nghĩa theo các ý sau: thông thương ra bên ngoài (là các nước xã hội chủ nghĩa), đánh dấu sự phát triển mạnh của lực lượng ta cả về thế và lực, tạo tiền đề cho các thắng lợi tiếp sau
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Giải đề:
Câu 1.
1.
Biểu hiện của chiến tranh lạnh:

  • Mĩ và các nước Tây Âu ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường chính sách quân sự, phát động hàng chục các cuộc chiến tranh lạnh lớn nhỏ dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm chống lại chiến tranh thế giới
  • Xây dựng các khối quân sự và căn cứ quân sự khắp thế giới nhằm bao vây Liên Xô cùng các nước XHCN như: khối NATO, SEATO, ANJUS, CENT...
  • Gây chiến tranh xâm lược Triều Tiên 1950, Việt Nam, Lào, Campuchia....
  • Bao vây kinh tế, cô lập Liên Xô và các nước XHCN.
  • Trước tình hình đó Liên Xô và các nước XHCN phải tăng cường các chính sách quốc phòng, củng cố an ninh....
Đánh giá tác động: thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, có lúc còn đứng trước nguy cơ bùng nổ 1 cuộc chiến tranh thế giới mới. Các cường quốc phải chi 1 khối lượng lớn tiền của cũng như sức người để chế tạo các vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự. Đời sống nhân dân nhiều nước giảm sút, tình hình xã hội bất ổn do sự đầu tư quá lớn về tiền của và sức người vào cuộc chạy đua vũ trang, phục vụ tham vọng của giới cầm quyền.
2.
Xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh:

  • Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế: hiện nay, các nước trên thế giới đều thực hiện nguyên tắc quan trọng trong quan hệ là bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền, giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng thương lượng, đàm phán hòa bình.
  • Hình thành trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm: Hiện nay, thế giới đang phát triển theo nhiều con đường khác nhau, có nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, có nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.... Thế giới hình thành các trung tâm kinh tế tài chính cạnh tranh với nhau như Mĩ, Nhật, Tây Âu...
  • Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm: Nhiều nước trên thế giới đề ra chiến lược phát triển kinh tế, nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực được thành lập như EU, ASEAN, AU...
  • Tuy nhiên, nhiều khu vực còn diễn ra xung đột nội chiến: như xung đột tôn giáo, sắc tộc, tranh chấp biên giới, phong trào li khai, khủng bố..... còn diễn ra nhiều nước ở Trung Đông.....
Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Việt Nam có thể tận dụng nhũng thời cơ do xu thế đó mang lại bằng cách:
  • Tập trung sức lực triển khai lực lượng sản xuất làm ra nhiều của cải vật chất để tránh cái nghèo nàn và lạc hậu, đem lại ấm no, tự do và hạnh phúc
  • Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các nưics trên thế giới. Luôn giữ bản sắc dân tộc, hòa nhập chứ không hòa tan
  • Nâng cao tinh thần cảnh giác trước những hành động chống phá của kẻ thù, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước, tham gia các tổ chức quốc tế.....
  • Có chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng 1 nền chính trị ổn định
Xu thế chung là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức giữa các dân tộc, trong đó có Việt Nam.
Câu 2
Hoàn cảnh:
- Cuối năm 1929, phong trào công nhân, phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, chủ nghĩa Mác - Lenin được truyền bá sâu rộng vào cách mạng Việt Nam.
- Ở Việt Nam xuất hiện ba tổ chức cộng sản cuối năm 1929 nhưng lại công kích lẫn nhau tranh giành Đảng Viên, tranh giành ảnh hưởng tác động không tốt đến phong trào cách mạng Việt Nam.
- Yêu cầu bức thiết của cách mạng lúc này là phải thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập 1 Đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam lúc này.
- Quốc tế cộng sản cũng chị thị phải thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập 1 Đảng cộng sản duy nhất.
Sự ra đời của Đảng có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam:

  • Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp của nhân dân VN trong giai đoạn mới
  • Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX
  • Mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam
  • Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng, kể từ đây giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân VN đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng CS Việt Nam.
  • Cách mạng Việt Nam từ đây trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới
  • Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho bước phát triển nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam
Câu 3
Đường lối kháng chiến là: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
Cụ thể như sau:

  • Kháng chiến toàn dân: Tất cả mọi người dân đều tham gia kháng chiến, mỗi người dân là 1 chiến sĩ, chiến đấu với mọi vũ khí...
  • Kháng chiến toàn diện: diễn ra trên mọi mặt trận: quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao (chủ yếu trên mặt trận quân sự)
  • trường kì kháng chiến: Kháng chiến lâu dài, vừa đánh vừa xây dựng, chuẩn bị lực lượng
  • tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế: dựa vào sức người, sức của của nhân dân ta, không ỷ lại vào bên ngoài nhưng vẫn tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
Câu 4
Hoàn cảnh:

  • Sau chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947, cuộc kháng chiến của ta tiếp tục phát triển đi lên
  • Trong khi đó, hoàn cảnh thế giới chuyển biến thuận lợi cho ta: cách mạng Trung quốc thành công, nhà nước dân chủ nhân dân Trung Hoa ra đời, tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp xúc với các nước XHCN....
  • Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh Đông Dương. Mĩ và Pháp thực hiện kế hoạch Rơ - ve nhằm khóa chặt biên giới Việt Trung và thiết lập hành lang Đông tây nhằm cắt đứt liên lạc giữa Việt Bắc với đồng bằng liên khu III và IV, chuẩn bị tấn công lên Việt bắc quy mô lớn lần thứ 2
=> Trước hoàn cảnh đó, 6/1950, Đảng ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt 1 bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt Trung, mở rộng liên lạc giữa ta với các nước XHCN, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
Đánh giá ý nghĩa.....:

  • Đây là chiến dịch có quy mô lớn, là chiến dịch đánh, tiêu diệt địch điển hình đã đưa cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới
  • Phá vỡ thế bao vây, phong tỏa của địch ở căn cứ địa Việt Bắc, con đường liên lạc giữa cách mạng Việt Nam với quốc tế đang được mở ra nhiều hướng. Ta chuyển từ thế phòng ngự sang tiến công
  • Mở đầu giai đoạn ta dành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến
 
Top Bottom