Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Lịch Sử- Trường THPT Chuyên Hưng Yên- Tỉnh Hưng Yên- Năm Học 2019-2020

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Gợi ý giải đề thi chuyên Hưng Yên. Lưu ý là, phần đáp án sẽ viết tóm lược để các mem dễ hình dung khi so đáp án và ôn tập nhé:

1.
a. Các thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học kỹ thuật:
+ Khoa học cơ bản: phát minh to lớn về tóan học, vật lý, hóa học, sinh học .(3-1997 cừu Đô ly sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính ,tháng 4-2003 công bố “Bản đồ gen người “, tương lai sẽ chữa được những bệnh nan y)
+ Công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử , máy tự động và hệ thống máy tự động ( thí dụ “máy tính mô phỏng thế giới” ESC -3-2002- có nhiệm vụ nghiên cứu tình trạng khí hậu nóng dần của trái đất, dự báo chính xác về các thảm họa thiên nhiên, nghiên cứu dự án về sinh học )
+ Nguồn năng lượng mới : năng lượng nguyên tử , năng lượng mặt trời ,năng lượng gió , thủy triều .
+ Những vật liệu mới : chất dẻo, pô li me .
+ Cách mạng xanh trong nông nghiệp : cơ khí hóa , điện khí hóa .. lai tạo giống mới , không sâu bệnh .
+ Có nhiều tiến bộ trong giao thông vận tải , thông tin liên lạc: máy bay siêu âm , tàu hỏa cao tốc , vệ tinh nhân tạo .
+ Chinh phục vũ trụ như : phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957); con người bay vào vũ trụ (1961); con người đặt chân lên mặt trăng ( 1969).
b. Tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật với đời sống con người:
- Giúp con người nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hơn phục vụ cộng đồng. Để nâng cao thêm năng suất lao động, con người không ngừng học tập và nâng cao tay nghề lao động, giúp theo kịp với xu thế phát triển chung của thế giới
- Đời sống của con người được cải thiện và nâng cao hơn bao giờ hết, đặc biệt ở những nước phát triển (năm 1950 : GDP/người của các nước phát triển đạt 3.840 đôla Mỹ (USD), của các nước nghèo nhất đạt 165 USD ; năm 1994 : GDP/người các nước phát triển đạt 18.130 USD, của các nước nghèo nhất đạt 300 USD. Mức tiêu thụ các sản phẩm tính trung bình của 1 người ở Mỹ hiện nay so với đầu thế kỷ XX tăng 6,6 lần. Đời sống được nâng cao, nhiều-dịch bệnh bị đẩy lùi nên tỷ lệ tử vong trung bình của cả thế giới đã giảm (năm 1950 là 15%o và hiện nay là 7 – 8%o)
- Đời sống của con người dưới ảnh hưởng của CMKHKT sẽ chịu ảnh hưởng đến tài nguyên, môi trường - đó là họ khai thác tài nguyên, tàn phá môi trường và ô nhiễm môi trường

Câu 2: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1930 - 1945
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng thì lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiến hành nhiều hoạt động nhằm củng cố, duy trì:
- Khi vạch ra đường lối đúng đắn cho cách mạng dân tộc dưới sự soi sáng của chủ nghĩa Mác - Lenin và phong trào yêu nước của nhân dân; có lẽ Người cũng lường trước sự xáo trộn trong tư tưởng của những người lãnh đạo Đảng (khi tư tưởng cách mạng bị chi phối bởi quốc tế cộng sản vốn xem trọng hữu khuynh của Stalin). Người viết nhiều bài báo, sách vở gửi quốc tế cộng sản, các tổ chức cách mạng của các nước; lãnh đạo Đảng của Liên Xô, Anh và các nước khác nhằm truyền bá mạnh mẽ hơn chủ nghĩa Mác - Lenin vào Việt Nam
- Khi lãnh đạo cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, trong các văn kiện đầu tiên thì Người xác định rõ đường lối cách mạng, lực lượng cách mạng và giai cấp chủ đạo của cách mạng là công - nông - binh; tập hợp hết thảy quần chúng vào sự nghiệp cách mạng chung. Người cũng có định hướng khi xây dựng chính quyền mới theo kiểu Xô viết Nga rất tiến bộ, thi hành những chính sách tích cực và tiến bộ cho nhân dân
- Lúc cách mạng Việt Nam gặp nhiều khó khăn, Nguyễn Ái Quốc tuy ở nước ngoài nhưng vẫn theo sát hoạt động của cách mạng nước ta. Dù Người không trực tiếp lãnh đạo cách mạng, nhưng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc viết nhiều thư từ và tài liệu để gợi ý cho các lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương điều chỉnh đường lối cách mạng => để thực hiện bước đầu tiên là tập hợp lực lượng trong một mặt trận thống nhất, điều chỉnh đường lối hướng đến giải phóng dân tộc là trên hết qua các hội nghị Trung ương Đảng
- Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp về nước và triệu tập Hội nghị VIII tại Cao Bằng; bắt đầu thực hiện những đường lối mà Người sắp sửa thực hiện:
• Khẳng định chủ trương đúng đắn của Hội nghị 6 và 7 nhưng đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và đưa nhiệm vụ này lên hàng đầu.
• Tạm gác khẩu hiệu "đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng khẩu hiệu "Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo", giảm tô, giảm tức …
• Chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho từng nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
• Nhiệm vụ trung tâm của đảng trong giai đoạn này: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang
• Bầu Ban Chấp hành Trung ương do Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
• Ngày 19/05/1941, thành lập Mặt trận Việt Minh. Năm tháng sau, Tuyên ngôn, Chương trình, điều lệ Việt Minh được công bố chính thức.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 8 có ý nghĩa quan trọng. Nghị quyết của Hội nghị lần 8 đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng đã đề ra ở Hội nghị Ban Chấp hàng Trung ương lần thứ 6 (11/1939). Nó có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn đảng, toàn dân chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám.
- Bước sang đầu năm 1944, tình hình nước ta và thế giới chuyển biến có lợi cho cách mạng. Đầu tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân "sắm vũ khí đuổi thù chung". Tháng 10-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ: "Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt…Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh."
- Sau đó, theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập (22-12-1944). Đội đã đánh thắng liên tiếp 2 trận ở Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng).
- Trước tình hình Nhật đảo chính Pháp và chính nước Nhật đầu hàng Đồng minh, Bác Hồ và Trung ương Đảng nhanh chóng chớp thời cơ - lãnh đạo cách mạng tháng Tám thành công.

Câu 3: Sỡ dĩ nói tình hình nước ta sau Cách mạng tháng 8 ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc là:
- Chính trị: Giặc ngoại xâm đe dọa cả 2 miền
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào, theo chúng là bọn tay sai thuộc các tổ chức phản động, âm mưu cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.Ngoài ra trên cả nước còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp
+ Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng giữa lúc chính quyền cách mạng chưa được củng cố.
- Kinh tế:
+ Nạn đói vẫn chưa khắc phục . Hàng hoá khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn .
+ Ngân sách Nhà nước trống rỗng. Chính quyền chưa quản lí được Ngân hàng Đông Dương.
- Văn hóa – xã hội:
+ Di sản văn hoá lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề.
+ Hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội còn phổ biến.
à Tất cả những khó khăn trên đã diễn ra cùng một lúc, vận mệnh của dân tộc ta bị đe dọa như “Ngàn cân treo sợi tóc”

Câu 4:
Giống nhau:
- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam nhằm biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
- Đều ra đời trong tình thế bị đông do sự phá sản của chiến lược chiến tranh trước đó.
- Đều bị thất bại.
Khác nhau:
Về lực lượng chiến đấu:
Chiến tranh đặc biệt: Sử dụng lực lượng chiến đấu chính là quân ngụy.
Chiến tranh cục bộ: Sử dụng lực lượng chiến đấu chính là quân Mĩ.
Về âm mưu và thủ đoạn:
Chiến tranh đặc biêt: Thủ đoạn cơ bản là quốc sách ấp chiến lược.
Chiến tranh cục bộ: + Sử dụng thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm là tìm diệt và bình định
Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam với số quân đông gồm Mĩ, chư hầu và quân ngụy với vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh và liên tiếp mở nhiều chiến dịch phản công.
Về quy mô:
Chiến tranh cục bộ có sự mở rộng về quy mô và lan rộng ra cả nước.
Chiến tranh cục bộ chỉ diễn ra ở miền Nam Việt Nam.
Mức độ ác liêt: Chiến tranh cục bộ ác liệt hơn chiến tranh đặc biệt thể hiện ở việc vừa tiêu diệt quân chủ lực vừa bình định miền Nam vừa phá hoại miền Bắc.
 
Top Bottom