Hóa Đề thi thử THPT QG 2017 tỉnh Vĩnh Phúc k ạ?

Hoá học vui

Học sinh
Thành viên
25 Tháng một 2018
2
0
24
37
Đồng Nai
THPT Trấn Biên
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là:
A. 25,5%
B. 18,5%

C. 20,5%

D. 22,5%
[TBODY] [/TBODY]

Các bài giải bằng pp bảo toàn nguyên tố đều cho rằng trong dd Z có muối đồng.
Tuy nhiên em nghĩ thứ tự phản ứng xảy ra phải là:
1. Al,Zn pư với H+ và NO3-, các pư sau thu được H2 và không có muối nitrat nên suy ra NO3- hết, kim loại và H+ dư
2.FeO + H+ dư tạo muối sắt II
3. Lúc này trong dd còn H+ dư, Cu2+, Fe2+; mà tính oxi hóa Cu2+ > H+ > Fe2+
mà tại sao H+ pư ra H2 rồi mà dd vẫn có Cu2+ được ạ????????

Kính mong thầy/cô giải đáp giùm ạ!

[TBODY] [/TBODY]
 

phamthimai146

Học sinh xuất sắc
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
18 Tháng năm 2012
6,471
5,265
1,049
29
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là:
A. 25,5%B. 18,5%C. 20,5%D. 22,5%
[TBODY] [/TBODY]
[TBODY] [/TBODY]

Vì thu được H2 => NO3- hết cho NO, NH4+ (nếu có) , và kim loại còn dư + H+ cho H2, khi kim loại hết H+ sẽ phản ứng vừa đủ với FeO
Gọi a, b, c, d, là mol Al, Zn. FeO, Cu(NO3)2

X + H2SO4 ----> muối Z + khí Y + H2O
Bảo toàn khối lượng :
21,5 + 98*0,43 = 56,9 + 0,06*30 + 2*0,13 + mH2O => mH2O = 4,68 => mol H2O = 0,26

Trong muối Z : Al3+ a mol, Zn2+ b mol, Fe2+ c mol, Cu2+ d mol , NH4+ e mol (nếu có )
Bảo toàn mol H+: 2*0,43 = 2*0, 13 + 2*0,26 + 4e ==> e = 0,02
Bảo toàn mol N: 2d = 0,06 + 0,02 => d = 0,04
Bảo toàn mol e: 3a + 2b = 3*0,06 + 2*0,13 + 8*0,02 = 0,6. (1)
Bảo toàn điện tích: 3a + 2b + 2c + 2d + e = 2*0,43 ==> c = 0,08
mX = 27a + 65b + 72*0,08 + 188*0,04 = 21,5
==> 27a + 65b = 8,22. (2)
(1) (2) => a = 0,16 và b = 0,06
%mAl = 27a*100/21,5 = 20,09 => câu C
 

Hoá học vui

Học sinh
Thành viên
25 Tháng một 2018
2
0
24
37
Đồng Nai
THPT Trấn Biên
Vì thu được H2 => NO3- hết cho NO, NH4+ (nếu có) , và kim loại còn dư + H+ cho H2, khi kim loại hết H+ sẽ phản ứng vừa đủ với FeO
Gọi a, b, c, d, là mol Al, Zn. FeO, Cu(NO3)2

X + H2SO4 ----> muối Z + khí Y + H2O
Bảo toàn khối lượng :
21,5 + 98*0,43 = 56,9 + 0,06*30 + 2*0,13 + mH2O => mH2O = 4,68 => mol H2O = 0,26

Trong muối Z : Al3+ a mol, Zn2+ b mol, Fe2+ c mol, Cu2+ d mol , NH4+ e mol (nếu có )
Bảo toàn mol H+: 2*0,43 = 2*0, 13 + 2*0,26 + 4e ==> e = 0,02
Bảo toàn mol N: 2d = 0,06 + 0,02 => d = 0,04
Bảo toàn mol e: 3a + 2b = 3*0,06 + 2*0,13 + 8*0,02 = 0,6. (1)
Bảo toàn điện tích: 3a + 2b + 2c + 2d + e = 2*0,43 ==> c = 0,08
mX = 27a + 65b + 72*0,08 + 188*0,04 = 21,5
==> 27a + 65b = 8,22. (2)
(1) (2) => a = 0,16 và b = 0,06
%mAl = 27a*100/21,5 = 20,09 => câu C



Cảm ơn bạn đã trả lời. Mình có tham khảo cách giải này rồi, nhưng thấy vô lí vì kim loại sau khi tác dụng H+ và NO3- còn dư kim loại thì tác dụng với H+ mà k pư với muối Cu2+ có sẵn trong dd (theo dãy điện hóa tính oxi hóa Cu2+>H+)
 
Top Bottom