Văn Đề thi thử kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 chuẩn cấu trúc minh họa (đề 3)

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA
ĐỀ SỐ 03
(Đề thi có 02 trang)
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021
Bài thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
[TBODY] [/TBODY]
I.‌ ‌Đọc‌ ‌hiểu‌ ‌(3‌ ‌điểm)‌ ‌
Đọc‌ ‌đoạn‌ ‌trích:‌ ‌
Bất‌ ‌kỳ‌ ‌một‌ ‌quan‌ ‌điểm‌ ‌nào‌ ‌cũng‌ ‌có‌ ‌thể‌ ‌thay‌ ‌đổi,‌ ‌điều‌ ‌quan‌ ‌trọng‌ ‌là‌ ‌bạn‌ ‌có‌ ‌“muốn”‌ ‌thay‌ ‌đổi‌ ‌
hay‌ ‌không‌ ‌mà‌ ‌thôi.‌ ‌Mọi‌ ‌thứ‌ ‌không‌ ‌bỗng‌ ‌dưng‌ ‌mà‌ ‌có,‌ ‌thái‌ ‌độ‌ ‌cũng‌ ‌vậy.‌ ‌Để‌ ‌có‌ ‌một‌ ‌thái‌ ‌độ‌ ‌sống‌ ‌đúng‌ ‌
đắn,‌ ‌trước‌ ‌tiên‌ ‌ta‌ ‌cần‌ ‌hình‌ ‌thành‌ ‌nó,‌ ‌rồi‌ ‌dần‌ ‌dần‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌lên,‌ ‌biến‌ ‌nó‌ ‌thành‌ ‌tài‌ ‌sản‌ ‌quý‌ ‌giá‌ ‌cho‌ ‌
bản‌ ‌thân.‌ ‌Một‌ ‌số‌ ‌người‌ ‌từ‌ ‌chối‌ ‌việc‌ ‌thay‌ ‌đổi,‌ ‌họ‌ ‌cho‌ ‌rằng‌ ‌“Tôi‌ ‌đã‌ ‌quen‌ ‌sống‌ ‌như‌ ‌này‌ ‌từ‌ ‌nhỏ,‌ ‌thay‌ ‌
đổi‌ ‌chỉ‌ ‌làm‌ ‌cuộc‌ ‌sống‌ ‌thêm‌ ‌rắc‌ ‌rối‌ ‌mà‌ ‌thôi!”‌ ‌hoặc‌ ‌“Cha‌ ‌mẹ‌ ‌sinh‌ ‌mình‌ ‌ra‌ ‌thế‌ ‌nào‌ ‌thì‌ ‌cứ‌ ‌thế‌ ‌ấy,‌ ‌thay‌ ‌
đổi‌ ‌làm‌ ‌gì‌ ‌cho‌ ‌mệt!”.‌ ‌Bạn‌ ‌cần‌ ‌biết‌ ‌rằng,‌ ‌không‌ ‌bao‌ ‌giờ‌ ‌là‌ ‌quá‌ ‌trễ‌ ‌cho‌ ‌một‌ ‌sự‌ ‌thay‌ ‌đổi.‌ ‌Nhờ‌ ‌thay‌ ‌
đổi,‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌mới‌ ‌có‌ ‌những‌ ‌bước‌ ‌tiến‌ ‌vượt‌ ‌bậc.‌ ‌Không‌ ‌chấp‌ ‌nhận‌ ‌thay‌ ‌đổi,‌ ‌cuộc‌ ‌sống‌ ‌của‌ ‌bạn‌ ‌sẽ‌ ‌
trở‌ ‌nên‌ ‌nghèo‌ ‌nàn,‌ ‌thậm‌ ‌chí‌ ‌bạn‌ ‌sẽ‌ ‌gặp‌ ‌những‌ ‌rắc‌ ‌rối‌ ‌lớn.‌ ‌Bạn‌ ‌gọi‌ ‌một‌ ‌cái‌ ‌cây‌ ‌không‌ ‌đâm‌ ‌chồi‌ ‌nảy‌ ‌
lộc,‌ ‌không‌ ‌ra‌ ‌hoa‌ ‌kết‌ ‌trái‌ ‌là‌ ‌gì?‌ ‌Đó‌ ‌chẳng‌ ‌phải‌ ‌là‌ ‌“cây‌ ‌chết”‌ ‌hay‌ ‌sao?‌ ‌Con‌ ‌người‌ ‌chúng‌ ‌ta‌ ‌cũng‌ ‌
vậy.‌ ‌Cuộc‌ ‌sống‌ ‌sẽ‌ ‌luôn‌ ‌được‌ ‌vận‌ ‌hành‌ ‌tốt‌ ‌nếu‌ ‌ta‌ ‌không‌ ‌ngừng‌ ‌hoàn‌ ‌thiện‌ ‌bản‌ ‌thân.‌ ‌
‌ Những‌ ‌ai‌ ‌không‌ ‌chịu‌ ‌thay‌ ‌đổi‌ ‌cho‌ ‌phù‌ ‌hợp‌ ‌với‌ ‌cuộc‌ ‌đời‌ ‌sẽ‌ ‌chẳng‌ ‌thể‌ ‌nào‌ ‌thích‌ ‌nghi‌ ‌được‌ ‌với‌ ‌
hoàn‌ ‌cảnh.‌ ‌Có‌ ‌thể‌ ‌họ‌ ‌vẫn‌ ‌hiện‌ ‌hữu‌ ‌nhưng‌ ‌trong‌ ‌cuộc‌ ‌sống‌ ‌của‌ ‌họ‌ ‌sẽ‌ ‌bị‌ ‌tách‌ ‌biệt,‌ ‌không‌ ‌bắt‌ ‌nhịp‌ ‌
được‌ ‌với‌ ‌đồng‌ ‌loại‌ ‌của‌ ‌mình.‌ ‌
(Wayne‌ ‌Cordeiro,‌ ‌Thái‌ ‌độ‌ ‌quyết‌ ‌định‌ ‌thành‌ ‌công,‌ ‌NXB‌ ‌Tổng‌ ‌hợp‌ ‌TP.‌ ‌HCM,‌ ‌2016,‌ ‌tr.34)‌ ‌
Câu‌ ‌1‌ ‌(NB). ‌Xác‌ ‌định‌ ‌phương‌ ‌thức‌ ‌biểu‌ ‌đạt‌ ‌chính‌ ‌được‌ ‌sử‌ ‌dụng‌ ‌trong‌ ‌đoạn‌ ‌trích.‌ ‌
Câu‌ ‌2‌ ‌(NB).‌ Theo‌ ‌tác‌ ‌giả,‌ ‌tại‌ ‌sao‌ ‌một‌ ‌số‌ ‌người‌ ‌từ‌ ‌chối‌ ‌việc‌ ‌thay‌ ‌đổi?‌ ‌
Câu‌ ‌3‌ ‌(TH).‌ Anh/Chị‌ ‌hiểu‌ ‌như‌ ‌thế‌ ‌nào‌ ‌về‌ ‌ý‌ ‌của‌ ‌câu:‌ ‌Không‌ ‌chấp‌ ‌nhận‌ ‌thay‌ ‌đổi,‌ ‌cuộc‌ ‌sống‌ ‌của‌ ‌bạn‌ ‌
sẽ‌ ‌trở‌ ‌nên‌ ‌nghèo‌ ‌nàn,‌ ‌thậm‌ ‌chí‌ ‌bạn‌ ‌sẽ‌ ‌gặp‌ ‌những‌ ‌rắc‌ ‌rối‌ ‌lớn?‌ ‌
Câu‌ ‌4‌ ‌(VD). ‌Thông‌ ‌điệp‌ ‌nào‌ ‌từ‌ ‌đoạn‌ ‌trích‌ ‌có‌ ‌ý‌ ‌nghĩa‌ ‌nhất‌ ‌với‌ ‌anh/chị?‌ ‌(trình‌ ‌bày‌ ‌khoảng‌ ‌5‌ ‌đến‌ ‌7‌ ‌
dòng) ‌ ‌

II.‌ ‌LÀM‌ ‌VĂN‌ ‌(7,0‌ ‌điểm)‌ ‌
Câu‌ ‌1.‌ ‌(2,0‌ ‌điểm)‌ ‌
Từ‌ ‌nội‌ ‌dung‌ ‌đoạn‌ ‌trích‌ ‌phần‌ ‌Đọc‌ ‌hiểu,‌ ‌anh/chị‌ ‌hãy‌ ‌viết‌ ‌một‌ ‌đoạn‌ ‌văn‌ ‌(khoảng‌ ‌200‌ ‌chữ)‌ ‌
trình‌ ‌bày‌ ‌suy‌ ‌nghĩ‌ ‌‌về‌ ‌những‌ ‌điều‌ ‌cần‌ ‌thay‌ ‌đổi‌ ‌ở‌ ‌thanh‌ ‌niên‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌hiện‌ ‌nay‌ ‌trong‌ ‌việc‌ ‌trở‌ ‌
thành‌ ‌công‌ ‌dân‌ ‌toàn‌ ‌cầu‌.‌ ‌
Câu‌ ‌2.‌ ‌(5,0‌ ‌điểm)‌ ‌
Đế‌ ‌Thích:‌ ‌‌Ông‌ ‌Trương‌ ‌Ba...‌ ‌(đắn‌ ‌đo‌ ‌rất‌ ‌lâu‌ ‌rồi‌ ‌quyết‌ ‌định)‌ ‌‌Vì‌ ‌lòng‌ ‌quí‌ ‌mến‌ ‌ông,‌ ‌tôi‌ ‌sẽ‌ ‌
làm‌ ‌cu‌ ‌Tị‌ ‌sống‌ ‌lại,‌ ‌dù‌ ‌có‌ ‌bị‌ ‌phạt‌ ‌nặng...‌ ‌Nhưng‌ ‌còn‌ ‌ông...‌ ‌rốt‌ ‌cuộc‌ ‌ông‌ ‌muốn‌ ‌nhập‌ ‌vào‌ ‌thân‌ ‌thể‌ ‌ai?‌ ‌
Hồn‌ ‌Trương‌ ‌Ba:‌ ‌(sau‌ ‌một‌ ‌hồi‌ ‌lâu):‌ ‌‌Tôi‌ ‌đã‌ ‌nghĩ‌ ‌kĩ...‌ ‌(nói‌ ‌chậm‌ ‌và‌ ‌khẽ)‌ ‌‌Tôi‌ ‌không‌ ‌nhập‌ ‌vào‌ ‌
hình‌ ‌thù‌ ‌ai‌ ‌nữa!‌ ‌Tôi‌ ‌đã‌ ‌chết‌ ‌rồi,‌ ‌hãy‌ ‌để‌ ‌tôi‌ ‌chết‌ ‌hẳn!‌ ‌
Đế‌ ‌Thích:‌ ‌‌Không‌ ‌thể‌ ‌được!‌ ‌Việc‌ ‌ông‌ ‌phải‌ ‌chết‌ ‌chỉ‌ ‌là‌ ‌một‌ ‌lầm‌ ‌lẫn‌ ‌của‌ ‌quan‌ ‌thiên‌ ‌đình.‌ ‌Cái‌ ‌
sai‌ ‌ấy‌ ‌đã‌ ‌được‌ ‌sửa‌ ‌bằng‌ ‌cách‌ ‌làm‌ ‌cho‌ ‌hồn‌ ‌ông‌ ‌được‌ ‌sống.‌ ‌
Hồn‌ ‌Trương‌ ‌Ba:‌ ‌‌Có‌ ‌những‌ ‌cái‌ ‌sai‌ ‌không‌ ‌thể‌ ‌sửa‌ ‌được.‌ ‌Chắp‌ ‌vá‌ ‌gượng‌ ‌ép‌ ‌chỉ‌ ‌càng‌ ‌làm‌ ‌sai‌ ‌
thêm.‌ ‌Chỉ‌ ‌có‌ ‌cách‌ ‌là‌ ‌đừng‌ ‌bao‌ ‌giờ‌ ‌sai‌ ‌nữa,‌ ‌hoặc‌ ‌phải‌ ‌bù‌ ‌lại‌ ‌bằng‌ ‌một‌ ‌việc‌ ‌đúng‌ ‌khác.‌ ‌Việc‌ ‌đúng‌ ‌
còn‌ ‌làm‌ ‌kịp‌ ‌bây‌ ‌giờ‌ ‌là‌ ‌làm‌ ‌cu‌ ‌Tị‌ ‌sống‌ ‌lại.‌ ‌Còn‌ ‌tôi,‌ ‌cứ‌ ‌để‌ ‌tôi‌ ‌chết‌ ‌hẳn...‌ ‌
Đế‌ ‌Thích:‌ ‌‌Không!‌ ‌Ông‌ ‌phải‌ ‌sống,‌ ‌dù‌ ‌với‌ ‌bất‌ ‌cứ‌ ‌giá‌ ‌nào...‌ ‌
Hồn‌ ‌Trương‌ ‌Ba:‌ ‌‌Không‌ ‌thể‌ ‌sống‌ ‌với‌ ‌bất‌ ‌cứ‌ ‌giá‌ ‌nào‌ ‌được,‌ ‌ông‌ ‌Đế‌ ‌Thích‌ ‌ạ!‌ ‌Có‌ ‌những‌ ‌cái‌ ‌
giá‌ ‌đắt‌ ‌quá,‌ ‌không‌ ‌thể‌ ‌trả‌ ‌được...‌ ‌Lạ‌ ‌thật,‌ ‌từ‌ ‌lúc‌ ‌tôi‌ ‌có‌ ‌đủ‌ ‌can‌ ‌đảm‌ ‌đi‌ ‌đến‌ ‌quyết‌ ‌định‌ ‌này,‌ ‌tôi‌ ‌bỗng‌ ‌
cảm‌ ‌thấy‌ ‌mình‌ ‌lại‌ ‌là‌ ‌Trương‌ ‌Ba‌ ‌thật,‌ ‌tâm‌ ‌hồn‌ ‌tôi‌ ‌lại‌ ‌trở‌ ‌lại‌ ‌thanh‌ ‌thản,‌ ‌trong‌ ‌sáng‌ ‌như‌ ‌xưa...‌ ‌
Đế‌ ‌Thích:‌ ‌‌Ông‌ ‌có‌ ‌biết‌ ‌ông‌ ‌quyết‌ ‌định‌ ‌điều‌ ‌gì‌ ‌không?‌ ‌Ông‌ ‌sẽ‌ ‌không‌ ‌còn‌ ‌lại‌ ‌một‌ ‌chút‌ ‌gì‌ ‌nữa,‌ ‌
không‌ ‌được‌ ‌tham‌ ‌dự‌ ‌vào‌ ‌bất‌ ‌cứ‌ ‌nỗi‌ ‌vui‌ ‌buồn‌ ‌gì!‌ ‌Rồi‌ ‌đây,‌ ‌ngay‌ ‌cả‌ ‌sự‌ ‌ân‌ ‌hận‌ ‌về‌ ‌quyết‌ ‌định‌ ‌này,‌ ‌ông‌ ‌
cũng‌ ‌không‌ ‌có‌ ‌được‌ ‌nữa.‌ ‌
Hồn‌ ‌Trương‌ ‌Ba:‌ ‌‌Tôi‌ ‌hiểu.‌ ‌Ông‌ ‌tưởng‌ ‌tôi‌ ‌không‌ ‌ham‌ ‌sống‌ ‌hay‌ ‌sao?‌ ‌Nhưng‌ ‌sống‌ ‌thế‌ ‌này,‌ ‌còn‌ ‌
khổ‌ ‌hơn‌ ‌là‌ ‌cái‌ ‌chết.‌ ‌Mà‌ ‌không‌ ‌phải‌ ‌chỉ‌ ‌một‌ ‌mình‌ ‌tôi‌ ‌khổ!‌ ‌Những‌ ‌người‌ ‌thân‌ ‌của‌ ‌tôi‌ ‌sẽ‌ ‌còn‌ ‌phải‌ ‌khổ‌ ‌
vì‌ ‌tôi!‌ ‌Còn‌ ‌lấy‌ ‌lí‌ ‌lẽ‌ ‌gì‌ ‌khuyên‌ ‌thằng‌ ‌con‌ ‌tôi‌ ‌đi‌ ‌vào‌ ‌con‌ ‌đường‌ ‌ngay‌ ‌thẳng‌ ‌được?‌ ‌Cuộc‌ ‌sống‌ ‌giả‌ ‌tạo‌ ‌
này‌ ‌có‌ ‌lợi‌ ‌cho‌ ‌ai?‌ ‌Họa‌ ‌chăng‌ ‌chỉ‌ ‌có‌ ‌lão‌ ‌lí‌ ‌trưởng‌ ‌và‌ ‌đám‌ ‌trương‌ ‌tuần‌ ‌hỉ‌ ‌hả‌ ‌thu‌ ‌lợi‌ ‌lộc!‌ ‌Đúng,‌ ‌chỉ‌ ‌
bọn‌ ‌khốn‌ ‌kiếp‌ ‌là‌ ‌lợi‌ ‌lộc.‌ ‌
(Lưu‌ ‌Quang‌ ‌Vũ,‌ ‌‌Hồn‌ ‌Trương‌ ‌Ba,da‌ ‌hàng‌ ‌thịt,‌Ngữ‌ ‌văn‌ ‌12,‌ ‌tập‌ ‌hai,‌ ‌NXB‌ ‌Giáo‌ ‌dục‌ ‌-‌ ‌2008,‌ ‌
tr.151-152)‌ ‌
‌‌Cảm‌ ‌nhận‌ ‌của‌ ‌anh/chị‌ ‌về‌ ‌nhân‌ ‌vật‌ ‌hồn‌ ‌Trương‌ ‌Ba‌ ‌trong‌ ‌đoạn‌ ‌trích‌ ‌trên.‌ ‌Từ‌ ‌đó,‌ ‌nhận‌ ‌xét‌ ‌
chiều‌ ‌sâu‌ ‌triết‌ ‌lí‌ ‌về‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌của‌ ‌nhà‌ ‌văn‌ ‌Lưu‌ ‌Quang‌ ‌Vũ.‌ ‌

-----------HẾT----------‌ ‌
Thí‌ ‌sinh‌ ‌không‌ ‌được‌ ‌sử‌ ‌dụng‌ ‌tài‌ ‌liệu.‌ ‌Cán‌ ‌bộ‌ ‌coi‌ ‌thi‌ ‌không‌ ‌giải‌ ‌thích‌ ‌gì‌ ‌thêm‌ ‌​
 
Top Bottom