Xin chào các bạn. Mình nhảy vô diễn đàn chỉ định đọc thôi, nhưng thấy bạn Mẹc phản ứng dữ quá nên cũng xúm vào cổ vũ

Trước hết mình rất hoan nghênh bạn Mẹc có tinh thần đóng góp, chịu khó đưa ra vấn đề để chúng ta tranh luận. Tuy nhiên bên cạnh đó, mình cũng có một số bất đồng, về kiến thức thôi nhé, với bạn.
Về câu 1: Đây là một bài tập cổ điển, nếu mình nhớ không nhầm thì nó cùng dạng với bài 1.26 trong sách Bài tập Vật lí hiện hành. Bạn có thể tham khảo cách giải trong đó. Về kết quả cuối cùng, bài này (cũng như bài 1.26) đưa ra là khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí 0,5A là T/12. Vậy đáp án câu này T=1,2s là hoàn toàn đúng.
Câu 15: Hai nhạc cụ khác nhau nhưng khi chơi cùng một bản nhạc thì sẽ phát ra những âm có cùng độ cao. Chả thế mà các nốt nhạc chỉ đơn giản là đồ, rê, mi... chứ không phải là nốt đồ cho đàn ghi ta hay nốt đồ cho đàn piano. Về độ to cũng tương tự như vậy. Do đó chỉ có âm sắc mới đặc trưng cho từng loại đàn mà thôi.
Câu hỏi cũng rất chặt chẽ khi hỏi "luôn luôn khác nhau" chứ không hỏi "có thể khác nhau".
Câu 18: Câu này cần bạn phải tinh ý một chút. Vật đang đi về vị trí cân bằng tức là li độ và vận tốc của nó luôn luôn trái dấu (vì sao lại như vậy, tốt nhất bạn phải tự tìm hiểu thì mới "ngấm"). Đề bài cho li độ dương, như vậy vận tốc phải có dấu âm. Do đó đề bài ổn.
Câu 19: tương tự như câu 18, nhưng ở câu này người ta cho vận tốc có giá trị dương, tức là li độ mang dấu âm.
Câu 24: Có lẽ bạn nhầm độ giãn của lò xo với chiều dài tự nhiên của lò xo chăng? Lấy ví dụ biên độ dao động là A=2cm thì độ giãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng vẫn có thể là 4 cm lắm chứ. Bạn yên tâm nhé, lò xo không hỏng đâu
câu 25: Đáp án câu này là 2.căn2 cm. Câu này chả có gì để thắc mắc cả.
Câu 27: Câu này trước hết xin khẳng định với bạn là KHÔNG SAI, không những vậy đây còn là một câu HAY. Đề bài người ta cho hai dao động này cùng biên độ GÓC (anpha0)
Do điều kiện đưa công thức lên diễn đàn khó khăn, nên mình xin giải vắn tắt như thế này:
Công thức tính cơ năng E=1/2.m.g.l.(anpha0)2 (công thức này không có trong SGK, nhưng bạn có thể tính ra được, nếu bạn cố gắng)
Tỉ số E1/E2=(m1/m2).(l1/l2)
Lại có: T1/T2=căn (l1/l2) => (l1/l2)=(T1/T2)bình phương=4
Theo đề bài: (m1/m2)=2
Vậy: E1/E2=8.
Câu 36: Bạn phải chú ý đâu là lực mà ta tính trong phương trình động lực học của con lắc đơn? Chính là thành phần P.sin(anpha). Còn lực hướng tâm đương nhiên là tồn tại rồi, tuy nhiên lực này luôn luôn vuông góc với phương chuyển động nên nó không gây ra GIA TỐC THEO PHƯƠNG CHUYỂN ĐỘNG, mà chỉ gây ra gia tốc hướng tâm. Trong dao động điều hòa của con lắc đơn, người ta quan tâm đến GIA TỐC THEO PHƯƠNG CHUYỂN ĐỘNG kia mà.
Rất vui được trả lời bạn. Mong rằng phản hồi của mình sẽ phần nào giúp bạn giải tỏa thắc mắc.