đề thi Lý tú tài

M

mecerdes

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 >10
Điểm : 0/1
Vật dao động điều hoà: Thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí cân bằng đến li độ x = 0,5A là 0,1s. Chu kỳ dao động của vật là:
Chọn một câu trả lời
A. 1,2s
B. 0,4s
C. 0,8s
D. 0,12s
câu này đáp án là 1,2s là sai vì 1T đi đc 4A vậy 0,1s đi đc 0,5A thì sẽ là 0,8s đi đc 4A.Vậy T=0,8 chứ ko phải là 1,2
 
M

mecerdes

15

Âm do các nhạc cụ khác nhau phát ra luôn luôn khác nhau về:
Chọn một câu trả lời
A. độ cao (1)
B. cả (1) (2) (3)
C. độ to (2)
D. âm sắc (3)
đáp án của các anh em đánh dấu đỏ nhưng ở đây có điểm bất cập: cả 3 đều khác nhau.Bài này đã có trên 1 trang wed rồi (em ko nhớ tên nó)và đáp án là cả 3.
18

Con lắc đơn có chu kỳ T = 2s. Trong quá trình dao động, góc lệch cực đại của dây treo là 0,04rad. Cho rằng quỹ đạo chuyển động là thẳng, chọn gốc thời gian lúc vật có li độ = 0,02rad và đang đi về vị trí cân bằng, phương trình dao động của vật là:
Chọn một câu trả lời
19
Vật dao động điều hoà thực hiện 10 dao động trong 5s, khi qua vị trí cân bằng có vận tốc 62,8cm/s. Chọn gốc thời gian lúc vật có li độ cm và đang chuyển động về vị trí cân bằng. Phương trình dao động của vật là:
Chọn một câu trả lời
2 chỗ em đánh dấu ko hề rõ ràng gì cả, đi về VTCB nhưng chiều nào? trái-->phải hay phải->trái.Thế sao mà làm đc
 
M

mecerdes

24
Điểm : 0/1
Con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao động điều hoà có tỉ số giữa lực đàn hồi cực đại và cực tiểu là 3. Như vậy:
Chọn một câu trả lời
A. Ở vị trí cân bằng độ dãn lò xo bằng 2 lần biên độ.
B. Ở vị trí cân bằng độ dãn lò xo bằng 6 lần biên độ.
C. Ở vị trí cân bằng độ dãn lò xo bằng 3 lần biên độ.
D. Ở vị trí cân bằng độ dãn lò xo bằng 1,5 lần biên độ.

câu này ko có cái đáp nán nào đúng cả vì đọ dãn lò xo phải =1/2 A thôi.=2A có mà cái lò xo hỏng luôn
viết nhầm chữa lại
25
Điểm : 0/1
Một con lắc đơn (l = 20cm) treo tại nơi có g = 9,8m/s2. Kéo con lắc khỏi phương thẳng đứng góc = 0,1rad về phía bên phải, rồi truyền cho con lắc một vận tốc bằng 14cm/s theo phương vuông góc sợi dây về vị trí cân bằng. Biên độ dao động của con lắc là:
Mong có lời giải câu này vì số làm tròn rất lẻ


27
Điểm : 0/1
Tại một địa điểm có hai con lắc đơn cùng dao động. Chu kỳ dao động của chúng lần lượt là 2s và 1s. Biết m1 = 2m2 và hai con lắc dao động với cùng biên độ . Năng lượng của con lắc thứ nhất là E1 với năng lượng con lắc thứ hai E2 có tỉ lệ là:
Chọn một câu trả lời
A. 0,25
B. 4
C. 8
D. 0,5
câu nay đáp án thật sai lầm khi=8.phải =0,5 mới chính xác
 
L

linhlinh121

Ở câu đầu tiên, em phải lưu ý là vận tốc của vật dao động là thay đổi chứ không phải đều. Càng về gần vị trí cân bằng thì vận tốc càng tăng nên không thể tính như em được.
Ở câu thứ hai em xem lại SGK nhé.
Ở câu 18, 19 đề bài rất rõ ràng. Bạn có thể chú ý đến tọa độ và vận tốc của vật thì sẽ biết vật chuyển động theo chiều nào.
Câu 24 chị thấy đáp án A là hoàn toàn đúng, không có cơ sở khi nói độ giãn của lò xo phải bằng 1/3A
Câu 25 đáp án là 2 căn 2 nhé. Trong các đáp án đưa ra có đáp án này mà. Em viết phương trình dao động rồi thay các điều kiện ban đầu vào sẽ tính được.
Câu 27 Năng lượng của con lắc đơn tỉ lệ bậc nhất với khối lượng và chiều dài nên tính ra là bằng 8.
Chị nghĩ là em thử xem lại toàn bộ xem nhé. Các câu hỏi của đề thi thường hay đánh lừa nên chúng ta nên xem kĩ trước khi đưa ra kết luận. Các câu em đưa ra chị thấy không có vấn đề gì cả.
 
M

mecerdes

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=12000
câu 1 em ko đồng ý với chị.Chị ko hề giải thích mà nói vậy
câu 15 em ko đồng ý , chị có thể tham khảo trên moon.vn
2 câu sau
câu18: em xin lỗi
câu `19
chị ko đọc kĩ đề, vận tốc ở đây [tex]x = 5\sin \left( {4\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)(cm) [/tex]
vận tốc +, li độ + mà pha ban đầu ra 2pi/3????
câu 24: em xin lỗi đã viết nhầm, 1/2 chứ ko phải 1/3
Bài đó thực sự chị chẳng đọc gì cả, em làm cho chị coi đây
(A + delta L)=3(A - delta L) --> A=2 delta L
25: em bảo chị giải cụ thể mà, số rất là lẻ
27: lúc đầu em nghĩ HM sai đề viết nhầm con lắc loxo thành đơn nên em tính theo con lắc lx
 
M

mecerdes

36

Xét con lắc đơn: dùng lực F kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng góc rồi buông nhẹ cho vật dao động ( nhỏ; bỏ qua mọi ma sát). Lực tác dụng làm con lắc dao động điều hoà là:
Chọn một câu trả lời
A. Lực F.
B. Hợp lực của lực căng dây T và trọng lực P.
C. Lực thành phần Psina của trọng lực P.
D. Lực căng dây T.
còn câu này nữa, ĐA là C, sai lầm bởi chỉ có lực hướng tâm (hay qtính) là hợp lực của T và P mới làm nó dđđh .Câu này chị mà ko chấp nhận thì em cũng chịu
 
C

chuthanhnam

Sai quá nhiều

Phải công nhận đề Lý ra lần này có quá nhiều lỗi. Ý kiến của mình cũng giống như các bạn. Theo mình nên hủy toàn bộ bài Lý này và thay thế vào một ngày gần đây.
 
S

sarikaki

không thể hủy bài này được đâu

mặc dù đề sai nhiều nhưng đã thi xong rồi sai thì cả lũ cùng chịu
Nếu không thì tôi đã được 100 điểm rồi
Hix chán thật chẳng lẽ lai sai mấy con vớ vẩn
 
D

dadaohocbai

HIXXXX với trình độ nhỏ mọn của em thì câu 10 là đề đúng rồi.Thời gian để đi đc 1/2A là 1/12T->đáp án là 1,2s
Câu 15 thì tui nhớ hok rõ thì cái âm sắc là do cái tần số.Bạn mở lại SGK chưa.Câu 24 là đề đúng rồi đó mình cũng tính ra thế mà.
 
P

physics

Xin chào các bạn. Mình nhảy vô diễn đàn chỉ định đọc thôi, nhưng thấy bạn Mẹc phản ứng dữ quá nên cũng xúm vào cổ vũ :D Trước hết mình rất hoan nghênh bạn Mẹc có tinh thần đóng góp, chịu khó đưa ra vấn đề để chúng ta tranh luận. Tuy nhiên bên cạnh đó, mình cũng có một số bất đồng, về kiến thức thôi nhé, với bạn.
Về câu 1: Đây là một bài tập cổ điển, nếu mình nhớ không nhầm thì nó cùng dạng với bài 1.26 trong sách Bài tập Vật lí hiện hành. Bạn có thể tham khảo cách giải trong đó. Về kết quả cuối cùng, bài này (cũng như bài 1.26) đưa ra là khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí 0,5A là T/12. Vậy đáp án câu này T=1,2s là hoàn toàn đúng.

Câu 15: Hai nhạc cụ khác nhau nhưng khi chơi cùng một bản nhạc thì sẽ phát ra những âm có cùng độ cao. Chả thế mà các nốt nhạc chỉ đơn giản là đồ, rê, mi... chứ không phải là nốt đồ cho đàn ghi ta hay nốt đồ cho đàn piano. Về độ to cũng tương tự như vậy. Do đó chỉ có âm sắc mới đặc trưng cho từng loại đàn mà thôi.
Câu hỏi cũng rất chặt chẽ khi hỏi "luôn luôn khác nhau" chứ không hỏi "có thể khác nhau".

Câu 18: Câu này cần bạn phải tinh ý một chút. Vật đang đi về vị trí cân bằng tức là li độ và vận tốc của nó luôn luôn trái dấu (vì sao lại như vậy, tốt nhất bạn phải tự tìm hiểu thì mới "ngấm"). Đề bài cho li độ dương, như vậy vận tốc phải có dấu âm. Do đó đề bài ổn.

Câu 19: tương tự như câu 18, nhưng ở câu này người ta cho vận tốc có giá trị dương, tức là li độ mang dấu âm.

Câu 24: Có lẽ bạn nhầm độ giãn của lò xo với chiều dài tự nhiên của lò xo chăng? Lấy ví dụ biên độ dao động là A=2cm thì độ giãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng vẫn có thể là 4 cm lắm chứ. Bạn yên tâm nhé, lò xo không hỏng đâu :)

câu 25: Đáp án câu này là 2.căn2 cm. Câu này chả có gì để thắc mắc cả.

Câu 27: Câu này trước hết xin khẳng định với bạn là KHÔNG SAI, không những vậy đây còn là một câu HAY. Đề bài người ta cho hai dao động này cùng biên độ GÓC (anpha0)
Do điều kiện đưa công thức lên diễn đàn khó khăn, nên mình xin giải vắn tắt như thế này:
Công thức tính cơ năng E=1/2.m.g.l.(anpha0)2 (công thức này không có trong SGK, nhưng bạn có thể tính ra được, nếu bạn cố gắng)
Tỉ số E1/E2=(m1/m2).(l1/l2)
Lại có: T1/T2=căn (l1/l2) => (l1/l2)=(T1/T2)bình phương=4
Theo đề bài: (m1/m2)=2
Vậy: E1/E2=8.

Câu 36: Bạn phải chú ý đâu là lực mà ta tính trong phương trình động lực học của con lắc đơn? Chính là thành phần P.sin(anpha). Còn lực hướng tâm đương nhiên là tồn tại rồi, tuy nhiên lực này luôn luôn vuông góc với phương chuyển động nên nó không gây ra GIA TỐC THEO PHƯƠNG CHUYỂN ĐỘNG, mà chỉ gây ra gia tốc hướng tâm. Trong dao động điều hòa của con lắc đơn, người ta quan tâm đến GIA TỐC THEO PHƯƠNG CHUYỂN ĐỘNG kia mà.

Rất vui được trả lời bạn. Mong rằng phản hồi của mình sẽ phần nào giúp bạn giải tỏa thắc mắc.
 
B

bullshit

Bài 1 khá đơn giản
we2.229329.jpg

ta thấy ngay tỉ lệ cung NM trên 360o = T/12. mà t=0,1s =T/12 nên =1,2
 
P

physics

Trả lời tiếp nào

Hôm trước tôi đã trả lời bạn mecerdes về những thắc mắc của bạn ấy, nhưng xem ra bạn vẫn chưa hiểu hết ý tôi nói. Bạn gửi PM cho tôi, tôi cũng đã nhận được. Tôi xin đưa các câu trả lời bạn lên diễn đàn để mọi người có thể cùng tham khảo.

''Câu 18: Câu này cần bạn phải tinh ý một chút. Vật đang đi về vị trí cân bằng tức là li độ và vận tốc của nó luôn luôn trái dấu (vì sao lại như vậy, tốt nhất bạn phải tự tìm hiểu thì mới "ngấm"). Đề bài cho li độ dương, như vậy vận tốc phải có dấu âm.

Một trường hợp đơn giản là vật đang ở vị trí x>0 và nó đang đi về vị trí cân bằng. Như vậy, vận tốc của nó phải hướng ngược với chiều dương của trục tọa độ, và do đó vận tốc âm. Suy luận tương tự với trường hợp vật có li độ x<0.

câu15 ko hề chặt
Âm do các nhạc cụ khác nhau phát ra luôn luôn khác nhau về:
Chọn một câu trả lời
A. độ cao (1)
B. cả (1) (2) (3)
C. độ to (2)
D. âm sắc (3)
Thưa thầy là ko có 2 nhạc cụ nào giống nhau về 2 cái còn lại kể cả cùng loại và chế tác tinh vi đến mấy (âm sắc thì # quá rõ rồi)
Thầy xem đánh trống chả ko to hơn thổi sáo à.Cường độ âm phụ thuộc vào năng lượng truyền trong 1 đv tg và diện tích vuông góc với phương triuyền.VD tiếng sáo sẽ vang xa hơn là tiếng dương cầm, mà W của mỗi nhạc cụ khi phát ra âm thanh cũng khác nhau cơ mà thầy.
Tần số phát ra âm thanh của mỗi nhạc cụ cũng ko hề giống nhau.Thầy có thấy tiếng Đàn có loại trầm có loại tiếng thánh thót đấy à?Ngay cả giọng hát, người nam giọng trầm cũng là tần số thấp hơn người nữ âm cao


Đồng ý với bạn rằng hai nhạc cụ khác nhau thông thường sẽ khác nhau cả về độ to và âm sắc. Tuy nhiên độ to hoàn toàn có thể điều chỉnh được nên không thể nói là chúng luôn luôn khác nhau. Còn về độ cao, âm cao và âm trầm cho một bản hòa tấu là do các nhạc cụ chơi ở những bè khác nhau, tức là chúng phát ra những nốt nhạc khác nhau bạn ạ.


''Câu 24: Có lẽ bạn nhầm độ giãn của lò xo với chiều dài tự nhiên của lò xo chăng? Lấy ví dụ biên độ dao động là A=2cm thì độ giãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng vẫn có thể là 4 cm lắm chứ. Bạn yên tâm nhé, lò xo không hỏng đâu happy''
Câu này em viết nhầm.^^ lò xo hỏng sao đc, đáp án sai thôi.

Đáp án câu này đúng chứ chả sai tẹo nào!


Câu 36: Xét con lắc đơn: dùng lực F kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng góc rồi buông nhẹ cho vật dao động ( nhỏ; bỏ qua mọi ma sát). Lực tác dụng làm con lắc dao động điều hoà là:
Chọn một câu trả lời
A. Lực F.
B. Hợp lực của lực căng dây T và trọng lực P.
C. Lực thành phần Psina của trọng lực P.
D. Lực căng dây T.

Lực F ở đây chỉ là kích thích ban đầu, không phải là nguyên nhân duy trì dao động. Hợp lực của dây căng T và trọng lực P được phân tích ra làm hai thành phần: Thành phần hướng dọc theo dây đóng vai trò lực hướng tâm, và thành phần vuông góc với dây đóng vai trò "lực phục hồi" của dao động điều hòa.
Như vậy câu trả lời vẫn phải là C.

Vậy nhé! Chúc bạn vui.
 
P

physics

có phải cuộc thi tú tài số toàn dao động , sóng và điên xoay chiều không

Không phải đâu bạn. TTS sẽ bám sát tiến độ chương trình học ở trường của bạn. Như vậy ở những đề sau, phạm vi của đề thi sẽ được mở rộng hơn.
 
Top Bottom