Sử 12 Đề thi hsg kiểm tra kiến thức sử 12 lần 1

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Nêu ý nghĩa của phong trào Giải phóng dân tộc Á, Phi, Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ II.
Câu 2: Nêu những nét chung của châu Mĩ Latinh từ sau năm 1945 đến nay.
Đáp án:
Câu 1:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lịch sử thế giới có nhiều thay đổi quan trọng, một trong những thay đổi đó là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc. Phong trào giải phóng dân tộc có một ý nghĩa vô cùng lớn lao là làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và sự ra đời của hơn 100 quốc gia á, Phi, Mĩ La tinh.
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai các nước á, Phi, Mĩ La tinh là thuộc địa cuả các nước tư bản phương Tây. Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, thu nhiều kết quả. Cuối những năm 90 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đến quốc sụp đổ hoàn toàn.
- Khởi đầu là phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam á, trong đó có 3 nước giành được độc lập: Inđônêxia (17-8-1945), Việt Nam (2-9-1945), Lào (12-10-1945). Tiếp đó tháng 10-1949 nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. Phong trào đã lan rộng sang Nam á, Bắc Phi và nhiều nước đã giành độc lập.
+ Đặc biệt năm 1960 được gọi là “năm Châu Phi” với 17 nước giành được độc lập.
+ Mĩ La tinh: ngày 1-1-1959 cách mạng Cuba thắng lợi, chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ. Tiếp đó trong những năm 1974-1975 các nước Môdămbích, ănggôla và Ghinêbitxao đã thoát khỏi ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha.
+ Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức thực dân cuối cùng là chế độ phân biệt chủng tộc ở miền Nam châu Phi. Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường, bền bỉ của người da đen, chính quyền thực dân của giai cấp thống trị đã phải tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Nổi bật là sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc ở cộng hoà Nam Phi (1993).
* Như vậy, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn.
- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã dẫn tới việc thành lập hàng hoạt nhà nước độc lập làm thay đổi căn bản bộ mặt của các nước á, Phi, Mĩ La tinh, làm thay đổi cục diện thế giới.
- Sau khi giành độc lập, lịch sử các dân tộc á, Phi, Mĩ La tinh đã sang chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội nhưng nhân dân á, Phi, Mĩ La tinh cũng đã bước đầu giành được nhiều thắng lợi.
+ Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “cách mạng xanh trong nông nghiệp, ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người. Bên cạnh đó ấn Độ còn nổi tiếng với những sản phẩm công nghiệp, công nghệ thông tin và viễn thông. Hiện nay ấn Độ đã cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và vũ trụ.
+ Trung Quốc nhờ thực hiện cải cách mở cửa, sau hơn 20 năm, nền kinh tế đã phát triển nhanh chóng: Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: Tổng sản phẩm trong nước hàng năm tăng trung bình 9,6%, đứng hàng thứ 3 thế giới. Đầu tư nước ngoài dẫn đầu thế giới, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Địa vị chính trị ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.
+ Cuba đã có những chuyển biến tích cực, mức tăng trưởng ngày càng gia tăng. Mêhicô, Achentina, Brazin được xếp vào hàng những nước công nghiệp mới. (NIC).
+ Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm sau cao hơn năm trước. Tháng 11-2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đứng trước những thời cơ hứa hẹn tăng trưởng cao.
- Ngày nay các nước Á, Phi, Mĩ La tinh ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới.
Câu 2:
Mĩ La tinh có hơn 20 nước kéo dài từ Mêhicô đến Achentina với diện tích trên 20 triệu kilômét vuông và dân số khoản 774 triệu người, là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên. Từ những thập niên đầu thế kỉ XIX nhiều nước đã giành được độc lập như Braxin, Achentina, Venexuela, Pêru… nhưng đầu thế kỉ XX lại trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ dựng nên các chế độ độc tài thân Mĩ. Nhân dân liên tục nổi dậy đấu tranh . Thắng lợi của cách mạng Cu Ba (1-1-1959) đó mở ra một giai đoạn mới - khởi nghĩa vũ trang, đánh dấu một bước phát triển mới cho phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Mỹ la tinh.
- Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cao trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước, Mĩ latinh trở thành “Lục địa bùng cháy”. Các chính quyền độc tài ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập. Trong đó nổi bật nhất là các sự kiện ở Chilê và Nicaragoa.
- Từ những năm 80 của thế kỉ XX, nhân dân Mĩ latinh đang vừa củng cố độc lập vừa phát triển kinh tế, từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc, nô dịch của Mĩ. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cá nước Mĩ latinh đã thu được những thành tựu quan trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, tiến hành cải cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực để cùng nhau hợp tác và phát triển kinh tế.
 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
Câu 1: Nguyên nhân sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
Câu 2: Quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết

Đáp án:
Câu 1:
Nguyên nhân sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
+ Đã xây dựng mô hình CNXH chứa đựng nhiều khuyết tật và sai sót, không phù hợp với quy luật khách quan trên nhiều mặt: kinh tế, xã hội, thiếu dân chủ, thiếu công bằng.
+ Chậm sửa đổi trước những biến động của tình hình thế giới. Khi sửa chữa, thay đổi thì lại mắc những sai lầm nghiêm trọng: rời bỏ nguyên lý đứng đắn của CN Mác-Lênin.
+ Những sai lầm, tha hoá về phẩm chất chính trị, đạo đức của một số nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở một số nước XHCN đã làm biến dạng CNXH, làm mất lòng tin, gây bất mãn trong nhân dân.
+ Hoạt động chống phá CNXH của các thế lực thù định trong và ngoài nước.
Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa khoa học, chưa nhân văn, là một bước lùi của CNXH chứ không phải là sự sụp đổ của lý tưởng XHCN của loài người. Ngọn cờ của CNXH đã từng tung bay trên khoảng trời rộng lớn, từ bên bờ sông En-bơ đến bờ biển Nam Hải rồi vượt trùng dương rộng lớn đến tận hòn đảo Cu-Ba nhỏ bé anh hùng. Ngọn cờ ấy tuy có dừng tung bay ở bầu trời Liên Xô và một số nước Đông Âu nhưng dồi sẽ lại tung bay trên nhiều khoảng trời mênh mông xa lạ: Bầu trời Đông Nam Á, bầu trời châu Phi, Mỹ La-tinh và ngay cả trên cái nôi ồn ào, náo nhiệt của CNTB phương Tây… Đó là ước mơ của nhân loại tiến bộ và đó cũng là quy luật phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người.
Câu 2:
a . Bối cảnh lịch sử:
Năm 1973, thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, các nước tư bản đã tìm cách cải cách về kinh tế, thích nghi về chính trị, nhờ đó thoát ra khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã chậm trễ trong việc đề ra cải cách cần thiết nên bước sang những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô ngày càng lún sâu vào tình trạng khó khăn, trì trệ, khủng hoảng.
Năm 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô Viết và tiến hành cải tổ. Cuộc cải tổ được tuyên bố như một cuộc cách mạng nhằm sửa chữa những sai lầm trước kia, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng một CNXH theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó.
b. Nội dung công cuộc cải tổ:
Về chính trị - xã hội: thực hiện chế độ Tổng thống nắm mọi quyền lực, thực hiện đa nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một đảng, tuyên bố dân chủ và công khai mọi mặt.
Về kinh tế: đưa ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì. Kinh tế đất nước vẫn trượt dài trong khủng hoảng.
c. Kết quả:
Công cuộc cải tổ gặp nhiều khó khăn, bế tắc. Suy sụp kinh tế kéo theo suy sụp về chính trị. Chính quyền bất lực, tình hình chính trị bất ổn, tệ nạn xã hội tăng, xung đột sắc tộc luôn xảy ra, nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô chia rẽ...
Ngày 19 tháng 8 năm 1991, một cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp nổ ra nhưng thất bại, hệ quả là Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Chính phủ Xô Viết bị giải tán, 11 nước Cộng hoà tách khỏi Liên bang Xô Viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập . Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Tổng thống Goóc-ba-chốp từ chức, chế độ XHCN ở Liên Xô bị sụp đổ.
 
Top Bottom