Sinh 9 Đề thi HSG cấp huyện 2020-2021

Tzuyu-chan

Học sinh tiến bộ
HV CLB Địa lí
Thành viên
16 Tháng một 2019
1,420
2,113
261
Thanh Hóa
THCS Nguyễn Du
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Câu 1( 2.0 điểm).
a/.
Tiêu hóa là gì? Nêu các hình thức tiêu hóa có thể có trong hệ tiêu hóa ở người.
b/. Nêu vai trò của các nếp gấp ở niêm mạc dạ dày, ruột non.
c/. Trình bày đặc điểm cấu tạo của dạ dày.
Câu 2 ( 2.5 điểm)
a/.
Trình bày những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và hấp thụ chất dinh dưỡng.
b/. Vì sao ăn xong nên nghỉ ngơi, không nên vận động ngay, đặc biệt là vận động mạnh
Câu 3( 2.0 điểm).
a/.
Thời gian trung bình mỗi pha của 1 chu kì tim ở người bình thường là bao nhiêu? Vì sao số chu kì tim/phút tăng quá cao trong thời gian dài sẽ gây hại cho tim?
b/. Vận tốc máu chảy thay đổi như thế nào trong các loại mạch máu? Điều đó có ý nghĩa gì?
c/. Phân biệt hiện tượng đông máu và hiện tượng ngưng máu?
Câu 4( 2.0 điểm).
b/.
Phân tích cơ sở của nguyên tắc truyền máu ?
c/. Vì sao nhóm máu AB là máu chuyên cho và máu nhóm O là máu chuyên nhận ?
Câu 5( 1.5 điểm).
Thời gian trung bình của một chu kì tim ở người bình thường là 0,8 giây. Một chu kì tim gồm 3 pha với tỉ lệ; pha co tâm nhĩ : co tâm thất : pha dãn chung = 0,1 : 0,3 : 0,4. Một người phụ nữ có nhịp tim đo được là 84 nhịp/ phút. Khối lượng máu trong tim của cô ấy là 132,252 ml vào cuối tâm trương ( khi tim dãn ra)và 77,433 ml vào cuối tâm thu( khi tim co – bóp).
a/. Xác định thời gian mỗi pha của một chu kì tim của người phụ nữ trên.
b/. Tính lượng máu bơm/phút của người phụ nữ đó.
Câu 6( 2.5 điểm).
a/. Dòng thuần là gì? Cây đậu Hà Lan có đặc điểm gì giúp tạo dòng thuần dễ dàng? Tại sao trong chọn giống rất khó để duy trì dòng thuần qua các thế hệ?
b/. Từ các cây có kiểu gen AabbDd tự thụ phấn qua 5 thế hệ có thể thu tối đa bao nhiêu dòng thuần? Viết các kiểu gen có thể có của các dòng thuần đó.
c/. Nếu cho các cây AabbDd lai với nhau, tỉ lệ cây có kiểu hình khác bố, mẹ ở đời con lai là bao nhiêu?
Câu 7( 2.5 điểm).
Ở một loài hoa, gen A qui định hạt trơn, gen a qui định hạt nhăn
a/. Trình bày các phương pháp để xác định kiểu gen của cây có kiểu hình hạt trơn.
b/. Tương quan trội – lặn có ý nghĩa gì đối với thực tiễn chọn giống cây trồng.
Câu 8( 2.0 điểm).
Ở một loài thực vật, gen A qui định hoa đỏ, gen a quy định hoa trắng
gen B qui định thân cao, gen b qui định thân thấp.
Cho cây hoa đỏ, thân cao lai với 1 cây khác, đời F1 có loại hoa trắng, thân thấp chiếm 6.25% tổng số kiểu hình xuất hiện.
a/. Biện luận và viết sơ đồ lai.
b/. Chọn ngẫu nhiên 1số cây hoa trắng, thân cao cho tạp giao, tính xác suất để đời con lai không xuất hiện cây hoa trắng, thân thấp.
Câu 9( 2.0 điểm).
Biến dị tổ hợp là gì? Xuất hiện phổ biến ở hình thức sinh sản nào? Vì sao? Biến dị tổ hợp có ý nghĩa như thế nào với chọn giống và tiến hóa.
Câu 10( 1.0 điểm).
Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập. Từ quy luật trên, hãy giải thích sự đa dạng phong phú của sinh vật theo quan điểm của Menđen.
----------------- Hết -----------------


Câu

Nội dung

Điểm

1/.
(2.0đ)

a/. Tiêu hóa: là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ.
- Hình thức tiêu hóa: Tiêu hóa cơ học ( lí học ) và hóa học.
b/. Vai trò các nếp gấp :
- Dạ dày :
Giúp dạ dày có thể nở rộng để tăng thể tích chứa thức ăn.
- Ruột non: Tăng diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng.
c/. – Hình túi, thắt 2 đầu ( nhờ cơ vòng môn vị- hạ vị và cơ vòng thượng vị - tâm vị)
- Thành dạ dày có 4 lớp cơ bản: Lớp màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.
- Lớp cơ gồm 3 lớp là: cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo → thành dạ dày rất dày và khỏe
- Lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị.

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

2/.
(2.5đ)

a/. – Cấu tạo ruột non thích nghi với chức năng biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng:
+ Tá tràng có tuyến gan và tuyến tụy tiết dịch tiêu hóa đổ vào ruột non→ Biến đổi thức ăn.
+ Lớp niêm mạc ( đoạn sau tá tràng): có tuyến ruột tiết dịch ruột.
+ Trong dịch tụy và dịch mật có đầy đủ enzim xúc tác phân cắt các loại phân tử thức ăn. Trong dịch mật có muối mật và muối kiềm để tiêu hóa thức ăn.
- Cấu tạo ruột non thích nghi với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng:
+ Là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa → thức ăn nằm trong ruột non lâu hơn.
+ Thành ruột non có 4 lớp như dạ dày nhưng mỏng ( do lớp cơ không có cơ chéo) → dễ dàng hấp thụ chất d2.
+ Lớp niêm mạc có nhiều lông ruột( nhung mao) và lông cực nhỏ→làm tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn.
+ Có hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố đến từng lông ruột → hấp thụ chất d2.
b/.
- Hoạt động mạnh thì máu phải dồn tới nhiều, mang O2 và các chất dinh dưỡng (chủ yếu là glucozơ) tới để ôxi hóa tạo năng lượng cho cơ quan đó hoạt động.
- Vừa ăn no xong lại cần tập trung năng lượng cho hoạt động của cơ quan tiêu hóa, nếu vận động ngay thức ăn sẽ bị đầy, khó tiêu vì máu đã dồn vào hoạt động chạy nên hạn chế hoạt động chạy của cơ quan tiêu hóa thức ăn.
- Phải kết hợp vận động và nghỉ ngơi nhằm phân phối máu hợp lí để đảm bảo tiêu hóa tốt.

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

3/.
(2.0đ)

a/. – 1 chu kì tim gồm 3 pha: Pha nhĩ co 0,1 giây; pha thất co 0,3 giây; pha dãn chung 0,4 giây.
- Vì khi số chu kì tim/ phút ang quá cao trong thời gian dài dẫn đến cơ tim sẽ suy yếu (suy tim) → ngừng đập.
b/.
- Vận tốc máu trong các loại mạch là không giống nhau
: Máu chảy nhanh nhất ở động mạch chủ, giảm dần ở các động mạch khác, chậm nhất ở mao mạch, sau đố tăng dần ở tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.
- Ý nghĩa:
+ Ở động mạch: máu chảy nhanh để kịp thời cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho TB.
+ Ở mao mạch: chậm nhất =>Thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.
+ Ở tĩnh mạch: vận tốc tăng dần=> quay vòng nhanh, mau chóng chuyển CO2 và chất cặn bã ra ngoài.
c/.
- Đông máu: Là hiện tượng máu bị đông lại khi ra khỏi cơ thể
- Ngưng máu: Là hiện tượng hồng cầu của người cho bị kết dính trong máu người nhận

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

4/.
(2.0đ)

b/. Cơ sở của nguyên tắc truyền máu.
-
Trong máu người được phát hiện có 2 yếu tố :
+ Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B.
+ Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α ( gây kết dính A) và β (gây kết dính B).
- Hiện tượng kết dính xảy ra khi hồng cầu của máu cho vào cơ thể nhận gặp kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính.
- Vì vậy khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến. Khi đó, hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
c/. Nhóm máu AB là máu chuyên cho và máu nhóm O là máu chuyên nhận :
- Máu AB : chứa 2 loại kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có chứa kháng thể. Do đó máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ, máu AB có thể nhận bất kỳ nhóm máu nào truyền cho nó nên gọi là nhóm máu chuyên nhận.
- Máu O : không chứa kháng nguyên trong hồng cầu, do đó khi được truyền cho máu khác không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu nên gọi là nhóm máu chuyên nhận.

0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5

5/.
(1.5đ)

a/. Xác định thời gian mỗi pha của một chu kì tim của người trên.
- Thời gian của 1 chu kì tim: 60 : 84s
- Thời gian của pha co tâm nhĩ: (0.1/0.8): (60/84)=0.0893 s
- Thời gian của pha co tâm thất: (0.3/0.8): (60/84)=0.2679 s
- Thời gian của pha dãn chung: 0.0893 + 0.2679 = 0.3572 s
b/.
- Lượng máu bơm được của người đó trong 1 phút.
84 x (132.252 – 77.433) = 4604.796 ml/ phút

0.25
0.25
0.25
0.25
0.5

6/.
(2.5đ)

a/.
- Dòng thuần chủng:
là dòng có đặc tính di truyền đồng nhất, thế hệ sau giống thế hệ trước
- Cây đậu Hà lan có các đặc điểm giúp dễ dàng tạo dòng thuần: là cây có hoa lưỡng tính và tự thụ phấn nghiêm ngặt.
- Các nhà chọn giống thường gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì các dòng thuần vì: nhiều gen lặn có hại trong điều kiện thuận lợi (từ dị hợp thành đồng hợp) biểu hiện ra kiểu hình làm cho các cá thể sinh vật bị giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản thậm chí bị chết.
b/.
- Từ cây có kiểu gen AabbDd sau 5 thế hệ tự thụ phấn sẽ cho tối đa 4 dòng thuần.
- Các dòng thuần có thể có là: AAbbDD, AAbbdd, aabbDD, aabbdd.
c/. Cho các cây có kiểu gen AabbDd lai với nhau ta có:
AabbDd x AabbDd = (
clip_image002.png
AA:
clip_image004.png
Aa:
clip_image002.png
aa) dd (
clip_image002.png
DD :
clip_image004.png
Dd :
clip_image002.png
dd) = (
clip_image006.png
A- :
clip_image002.png
aa) bb (
clip_image006.png
D- :
clip_image002.png
dd)
- Kiểu hình của bô, mẹ là: A-bbD-.
- Đời con lai có kiểu hình giống bố, mẹ ( A-bbD-) =
clip_image006.png
x
clip_image006.png
=
clip_image008.png

- Vậy kiểu hình khác bố, mẹ là 1 -=
clip_image012.png

0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

7/.
(2.5đ)

a/.
- Cây hạt trơn có kiểu gen AA hoặc Aa.
- Có 2 phương pháp xác định kiểu gen của cây hạt trơn:
* Lai phân tích:
- Nếu kết quả lai phân tích là 100% hạt trơn=> cây hạt trơn có kiểu gen AA
+ SĐL. P. Hạt trơn (AA) x Hạt nhăn ( aa) …. à F1: 100% Aa ( Hạt trơn)
- Nếu kết quả lai phân tích là 50% hạt trơn và 50% hạt nhăn=> cây hạt trơn có kiểu gen Aa.
+ SĐL. P. Hạt trơn (Aa) x Hạt nhăn ( aa) …. à F1: 50% Aa ( Hạt trơn), 50% aa ( Hạt nhăn)
* Tự thụ phấn:
- Nếu đời con lai 100% hạt trơn=> cây hạt trơn có kiểu gen AA.
SĐL. P. Hạt trơn (AA) x Hạt trơn (AA) ….. àF1: 100% AA ( Hạt trơn)
- Nếu đời con lai phân li theo tỉ lệ hạt trơn : hạt nhăn = 3: 1.=> cây hạt trơn có kiểu gen Aa.
SĐL: P. Hạt trơn (Aa) x Hạt trơn (Aa) ….. à F1: 1AA : 2 Aa : 1aa.
Tỉ lệ kiểu hình Hạt trơn : Hạt nhăn = 3: 1
b/.
- Thông thường các tính trạng trội là tính trạng tốt, tính trạng lặn là tính trạng xấu. Một mục tiêu của chọn giống là xác định các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

8/.
(2.0đ)

a/.
- Cây thân cao, hoa trắng là: A-B-.
- Đời con lai thu được loại hoa trắng, thân thấp = 6.25% =
clip_image014.png
=> có 16 loại tổ hợp giao tử = 4 giao tử x 4 giao tử. Cả 2 cơ thể đem lai đều cho 4 loại giao tử nên đều dị hợp 2 cặp gen AaBb.
- SĐL:
P. Thân cao, hoa đỏ (AaBb) x Thân cao, hoa đỏ (AaBb) …………………
F1:
+ TLKG: 1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb
+ TLKH: 9(Đỏ, cao) : 3( Đỏ, thấp) : 3( Trắng, cao) : 1( Trắng, thấp)
b/.
- Cây hoa trắng, thân cao gồm 2 loại với tỉ lệ:
clip_image016.png
aaBB và
clip_image018.png
aaBb.
- Xác suất đời con lai xuất hiện cây hoa trắng, thân thấp là
clip_image018.png
ab x
clip_image018.png
ab =
clip_image020.png
aabb
- Xác suất để đời sau không suất hiện cây hoa trắng, thân thấp là 1-
clip_image020.png
=
clip_image022.png
.

0.25
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25

9/.
(2.0đ)

- Biến dị tổ hợp : Là những kiểu hình xuất hiện do tổ hợp lại các tính trạng ( bản chất là nhân tố di truyền ) của bố , mẹ.
- Xuất hiện phổ biến ở hình thức sinh sản hữu tính.
- Vì:
+ Trong quá trình phát sinh giao tử: có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen
+ Trong thụ tinh: Các loại giao tử được tổ hợp tạo ra nhiều tổ hợp gen khác nhau nên làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp
+ Sinh sản vô tính không có giảm phân tạo giao tử, không thụ tinh. Các cơ thể con hình thành từ một phần của thể mẹ nên không có biến dị
- Biến dị tổ hợp: là một trong những nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa

0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25

10/.
(1.0đ)

* Nội dung quy luật: “Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử”.
* Giải thích sư đa dạng phong phú của SV: Men đen cho rằng.
- Trong cơ thể sinh vật, mỗi cặp tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định.
- Trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh xảy ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền (cặp gen)
- Đó chính là cơ chế chủ yếu dẫn đến nhiều biến dị tổ hợp nên làm tăng tính đa dạng và phong phú của SV à có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hóa và chọn giống.

0.25
0.25
0.25
0.25
[TBODY] [/TBODY]
[TBODY] [/TBODY]
 
Top Bottom