Sử 12 Đề thi Hk I môn Sử ở Thái Nguyên

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ, tên thí sinh:.................................................................SBD:....................... Mã đề thi 493
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)
Câu 1: Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919-1925 là
A. chuẩn bị về mặt tư tưởng-chính trị cho sự thành lập Đảng.
B. sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam.
D. tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: cách mạng vô sản.
Câu 2: Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong năm 1929 ở Việt Nam chứng tỏ điều gì?
A. Khuynh hướng cách mạng vô sản đang chiếm ưu thế ở Việt Nam.
B. Khuynh hướng cách mạng vô sản không chiếm ưu thế ở Việt Nam.
C. Khuynh hướng cách mạng tư sản đang chiếm ưu thế ở việt Nam.
D. Khuynh hướng cách mạng tư sản và vô sản đang chiếm ưu thế ởViệt Nam.
Câu 3: Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?
A. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
B. Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
C. Thiết lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.
D. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.
Câu 4: Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do
A. các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế.
B. tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị.
C. muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.
D. hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.
Câu 5: Cuộc chiến tranh lạnh xuất phát từ
A. sự tương đồng về mục tiêu và chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ.
B. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ.
C. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai hệ thống nước TBCN và XHCN.
D. sự tương đồng về mục tiêu và chiến lược giữa hai hệ thống TBXN và XHCN.
Câu 6: Sự kiện được xem là khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh đó là
A. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mỹ (3/1947).
B. sự ra đời của tổ chức NATO ( 4 /1949).
C. Kế hoạch Mácsan ( 6/1947).
D. sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Vácsava ( 1955).
Câu 7: Chiến thắng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân giành được là
A. Vũ Lăng, Đình Bảng. B. Bắc Sơn – Võ Nhai.
C. Chợ Rạng – Đô Lương. D. Phay Khắt, Nà Ngần.
Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến xu thế toàn cầu hóa là
A. sự chấm dứt chiến tranh lạnh. B. sự quốc tế hoá cao của nền kinh tế thế giới.
C. cuộc cách mạng khoa học công nghệ. D. cuộc cách mạng công nghiệp.
Câu 9: Năm 1923, giai cấp tư sản đã tổ chức hoạt động đấu tranh nào dưới đây?
A. Bãi công Ba Son.
B. Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo.
C. Kêu gọi quần chúng ủng hộ tư tưởng quân chủ chuyên chế.
D. Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ.
Câu 10: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941) chủ trương hoàn thành cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng tư sản dân quyền. B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
C. Cách mạng giải phóng dân tộc. D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 11: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945) là
A. đế quốc Pháp và tay sai. B. phát xít Nhật. C. đế quốc Pháp. D. đế quốc Pháp - Nhật.
Câu 12: Một trong những ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là
A. giúp cán bộ, đảng viên được rèn luyện và trưởng thành.
B. bước đầu hình thành trên thực tế liên minh công nông.
C. bước đầu khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
D. buộc thực dân Pháp nhượng bộ tất cả các yêu sách dân chủ.
Câu 13: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức - Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. tập hợp được mọi lực lượng yêu nước ở mọi mặt trận thống nhất.
D. dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất.
Câu 14: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” có nội dung cơ bản là
A. kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa. B. phát động khởi nghĩa giành chính quyền.
C. phát động cao trào “kháng Nhật cứu nước”. D. kêu gọi nhân dân đứng dậy khởi nghĩa.
Câu 15: Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
A. đáp ứng đúng nguyện vọng số một của giai cấp nông dân Việt Nam.
B. tập trung giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam
C. thực hiện đúng chủ trương của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930.
D. bắt đầu nhận ra khả năng chống đế quốc của trung và tiểu địa chủ.
Câu 16: Đặc điểm nổi bật của cuộc Cách mạng khoa học - kỹ thuật lần 2 là gì?
A. Diễn ra xu thế toàn cầu hóa
B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
C. Tạo ra nguồn của cải vật chất khổng lồ
D. Khoa học - kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Câu 17: Căn cứ địa cách mạng là nơi cần có những điều kiện thuận lợi, trong đó “nhân hòa” là yếu tố quan trọng nhất. Đâu là yếu tố “nhân hòa” để Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa vào năm 1941?
A. Có phong trào quần chúng tốt từ trước. B. Có lực lượng du kích phát triển sớm.
C. Mọi người đều tham gia Việt Minh. D. Sớm hình thành các Hội Cứu quốc.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tích cực của toàn cầu hóa?
A. Tăng sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
B. Thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất đưa tới sự tăng trưởng cao.
C. Góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế.
D. Gây bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo.
Câu 19: Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
A. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)
B. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).
C. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).
D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
Câu 20: Lựa chọn phương án đúng để điền vào chỗ trống trong câu sau:
“Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần 2 ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của (a), của (b).”
A. (a) kinh tế, (b) chiến tranh B. (a) cuộc sống, (b) sản xuất
C. (a) vật chất, (b) tinh thần D. (a) dân số, (b) môi trường
Câu 21: Trong quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, vào năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
A. thành lập Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.
B. đề ra Chương trình hành động của Việt Minh.
C. đề ra Đề cương Văn hóa Việt Nam.
D. thành lập Hội Phản đế Đồng minh.
Câu 22: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa những yếu tố nào dưới đây?
A. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước, phong trào của tư sản dân tộc.
B. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước.
C. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân.
D. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước, phong trào của tiểu tư sản.
Câu 23: Nội dung chính của Kế hoạch Mácsan (6/1947) là
A. Viện trợ về kinh tế cho Pháp trong chiến tranh xâm lược Đông Dương.
B. viện trợ kinh tế cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
C. viện trợ khoảng 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế.
D. Viện trợ kinh tế cho các thế lực nội phản ở Liên Xô và Đông Âu.
Câu 24: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại mâu thuẫn chủ yếu nào dưới đây?
A. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. B. Nông dân với địa chủ.
C. Công nhân với tư sản. D. Tư sản dân tộc với tư sản mại bản.
Câu 25: Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức
A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. B. Đội cứu quốc dân.
C. Việt Nam độc lập Đồng minh. D. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
Câu 26: Cuộc bãi công Ba Son (tháng 8/1925) đánh dấu sự phát triển nào của phong trào công nhân?
A. Bước đầu chuyển từ tự giác sang tự phát.
B. Hoàn thành chuyển từ tự giác sang tự phát.
C. Hoàn thành chuyển từ tự phát sang tự giác.
D. Bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác.
Câu 27: Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 - 1945), một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia
A. các Hội Phản đế. B. các Ủy ban hành động C. Hội Liên Việt. D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 28: Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện là
A. điều kiện để công nhân phát triển về số lượng và trở thành giai cấp.
B. cơ hội thuận lợi giúp những người cộng sản về nước hoạt động.
C. mốc đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành tự giác.
D. phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiền bối.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Trình bày hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Vai trò của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
---------- HẾT ----------
Ngày Trắng,
 
  • Like
Reactions: VânHà.D
Top Bottom