Sử 12 Đề thi chọn học sinh giỏi vòng 2 ở Cà Mau

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền

Trương Hải Dương

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng chín 2021
14
23
6
20
Cà Mau
THPT Thới Bình
View attachment 135367
Nguồn: Clb học sinh giỏi môn lịch sử THPT
Câu 3: Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc xâm lược Việt Nam ở nửa sau thế kỉ XIX? Anh/chị có nhận xét gì về tinh thần chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873?

Trả lời:
Nửa sau thế kỉ XIX, trong cuộc xâm lược Việt Nam thực dân pháp đã chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên là bởi vì:
  • Đà Nẵng có cảng nước sâu, tàu chiến hoạt động dễ dàng
  • Đà Nẵng có nhiều giáo dân ủng hộ khi Pháp tấn công xâm lược
  • Đà Nẵng gần kinh thành Huế. Chiếm được Đà nắng sẽ làm bàn đạp tấn công Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Nhân xét về tinh thần chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân từ năm 1858 đến năm 1873:

-Trong buổi đầu pháp xâm lược nước ta triều đình cũng có quyết tâm trong việc chống giặc đã cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì.
- Tuy nhiên, do có tư tưởng sợ địch,ngại địch nhà Nguyễn đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm 'thủ hiểm''.
- Sau khi mất Nam Kì lục tỉnh, triều đình không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết, nghị hòa, liên tiếp nhượng bộ quyền lợi và kí các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp
- Như vây, tư tưởng sợ và ngại Pháp,đường lối kháng chiến nặng về phòng thủ thiếu chủ động tấn công, có ảo tưởng thông qua việc thương thuyết để giữ nền độc lập và bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp của nhà Nguyễn đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp đánh lấn dần kết hợp biện pháp quân sự với thủ đoạn chính trị để hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta.
-Khác với triều đình nhà Nguyễn,khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng nhân dân ta không chịu khuất phục và kiên quyết chống giặc đã sát cánh cùng quân đội triều đình chống Pháp xâm lược, thực hiện "vườn không nhà trống''làm cho Pháp gặp nhiều khó khăn bị cầm chân ở bán đảo Sơn Trà.
-Khi Pháp đánh Gia Định các đội dân binh,nghĩa binh chiến đấu dũng cảm ngày đêm bám sát tiêu diệt địch gây cho chúng nhiều khó khăn, tiêu biểu là nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu chiến Hi Vọng của quân Pháp trên sông Vàm Cỏ ( 1861)
-Nhân dân Nam Kì bất chấp lệnh bãi binh của triều đình vẫn kiên quyết đánh Pháp.Khi ba tỉnh Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp phong trào kháng chiến của nhân dân tiếp tục dâng cao , một số sĩ phu yêu nước thực hiện phong trào "tị địa'' một số khác tiếp tục đấu tranh vũ trang chống Pháp, gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
-Mặc dù triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, không phát động được cuộc chiến tranh nhân dân, bỏ rơi xa lánh cuộc chiến tranh của nhân dân nhưng nhân dân Việt Nam luôn kháng chiến liên tục,chủ động và quyết liệt gây cho pháp nhiều tổn thất góp phần làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp và khiến cho chúng mất 26 năm mới hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.

=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 

Tuấn Đạt Lê

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng chín 2021
46
40
6
21
Cà Mau
Thpt thới bình
View attachment 135367

Nguồn: Clb học sinh giỏi môn lịch sử THPT
Câu 4 Tại sao trong quá trình tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lại chọn con đường cách mạng vô sản ?

- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cách mạng Việt Nam dừng như trong đêm tối không có lối thoát, các phòng trào đấu tranh của nhân dân theo khung hướng phòng kiến và tư sản mặc dù diễn ra anh dũng, quyết liệt bị đàn áp thất bại và dìm trong biển máu. Tuy rất khâm phục các bậc tiền bối đi trước như Phan Bội Châu và Phạn Chu Trinh nhưng Nguyễn Ái Quốc không tán thành cách làm của hai ông. Trên cơ sở lòng yêu nước và đúc kết kinh nghiệm từ sự thất bại của các bậc tiền bối, ngày 5/6/1911 Nguyễn Ái Quốc đã quyết định hướng về phương Tây để tìm con đường cứu nước mới
- Trong quá trình khảo sát thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc đã để tâm nghiên cứu cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp nhưng người cho rằng những cuộc cách mạng ấy là những cuộc cách mạng chưa đến nơi đến nơi đến chốn, không triệt để vì " trong thì tước lục công-nông, ngoài thì áp bức thuộc địa ". Cách mạng tư sản chỉ thay thế chế độ bốc lột này bằng chế độ bốc lột khác tinh vi hơn chứ không xoá bỏ chế độ người bốc lột người, không nhằm mục tiêu giải phóng nhân dân lao động. Vì thế cứu nước theo ngọn cờ tư sản không thể là lối thoát cho dân tộc ta, không đáp ứng được yêu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam.
-Trong khi đó cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có tiếng vang lớn đối với nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Tiếp đến là việc lành lập Quốc tế thứ III (1919) và đặc biệt Lê nin công bố bản " Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" mà Nguyễn Ái Quốc đã đọc trên báo " Nhân đạo". Người cho rằng, trong thế giới đến bấy giờ là chỉ có cách mạng tháng Mười Nga là thành công đến nơi, nghĩa là giải cấp công nhân và nhân dân lao động đã lên nắm chính quyền và được hưởng cái tự đó, hạnh phúc và bình đẵng thực sự. Cách mạng tháng Mười Nga đã xoá bỏ chế độ phong kiến và ách bốc lột tư bản chủ nghĩa ở nước Nga, và sau đó giúp đỡ các dân tộc thuộc địa trên thế giới làm cách mạng thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
- Từ đó, Người rút ra kết luận: Cách mạng tháng Mười Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mạng thành công thì phải lấy công- nông làm gốc, phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
- Như vậy, từ thực tiễn phong trào dân tộc dân chủ nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và từ ba cuộc cách mạng điển hình trên thế giới,lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.

Câu 3 Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tiến công đầu tiên trong cuộc xâm luộc Việt Nam nữa sau thế kỉ XIX ? Anh/Chị có nhận xét gì về tình thần chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1973 ?

*Trong công cuộc xâm lược Việt Nam nữa sau thế kỉ XIX thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tiến công đầu tiên là vì:

- Đà Nẵng có cảng nước sâu, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tàu chiến của Pháp hoạt động.
- Đà Nẵng có nhiều giáo dân sẽ ủng hộ Pháp khi Pháp xâm luộc Việt Nam.
- Đà Nẵng gần kính thành Huế. Chiếm được Đà Nẵng sẽ làm bàn đạp tấn công ra Huế, buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng nhanh chống kết thúc chiến tranh.

*Tình thần chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn và của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873 cụ thể như sau:
- Ngày khi Pháp xâm lược nước ta đa số vua quan trong triều đình có tư tưởng sợ Pháp ngại Pháp. Trong quá trình chống xâm lược thì nhà Nguyễn đã từ bỏ con đường đấu tranh vĩ trang truyền thống của dân tộc và đi theo con đường thương lượng. Triều đình có tổ chức chống pháp ngay từ đầu song đường lối đấu tranh thiếu chủ động tấn công mang tính chất phòng thủ.
- Đối với nhân dân triều đình vẫn giữ thái độ thù địch, không tin tưởng nhân dân, không dám dựa vào dân và không phát động cuộc chiến tranh nhân dân sớm xã lánh bỏ rơi nhân dân và còn ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh chống Pháp.
- Triều đình không biết chớp lấy thời cơ mà ảo tưởng vào con đường thương lượng thương thuyết và bạc nhược trước những yêu cầu và đòi hỏi vô lý của Pháp điều này tạo điều kiện cho thực dân Pháp đánh lấn dần kết hợp biện pháp chính trị ngoại giao đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.

* Tình thần của nhân dân:
- Khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng , nhân dân ta không chịu khuất phục và kiên quyết chống giặc , đã sát cánh cùng quân đội triều đình chống Pháp xâm lược , thực hiện “ vườn không nhà trống ” , làm cho quân Pháp gặp nhiều khó khăn , bị cầm chân ở bán đảo Sơn Trà.
- Khi Pháp đánh Gia Định , các đội dân binh , nghĩa binh chiến đấu dũng cảm , ngày đêm bản sát tiêu diệt địch gây cho chúng nhiều khó khăn , tiêu biểu là nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu chiến Hi Vọng của quân Pháp trên sông Vàm Cỏ ( 1351 ).
- Nhân dân Nam Kỳ bất chấp lệnh bãi binh của triều đình , vẫn kiên quyết đánh Pháp . Nguyễn Đình Chiểu Nguyễn Thông dùng văn thơ châm biếm bọn Việt gian bán nước . Tiêu biểu là hoạt động của nghĩa quân Trường Định ở Tân Hoà ( Gò Công ) đã mang đến cho nhân dân Nam Kỳ niềm tin tưởng , đồng thời khiến cho bè lũ cướp và bán nướcn phải khiếp sợ.
- Khi ba tính niền Tây Nam " Kỷ rơi vào tay Pháp , phong trào kháng chiến của nhân dân tiếp tục dâng cao Một số sĩ phu yêu nước thực hiện phong trào " Tị địa " , một số kiệc tiếp tục đấu tranh vũ trang chống Pháp bền bỉ gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
- Ngay từ khi Pháp tấn công Hà Nội , quân dân Hà Nội đã chống trả quyết liệt , nhân dân bất hợp tác với giặc Khi quân Pháp từ Hà Nội đánh lan ra , đi tới đầu chúng cũng bị quân dân ta chặn đánh quyết liệt , tiêu biểu là chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất ( 1873 ) đã làm nức lòng nhân dân cả nước , bồi đắp thôn ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân , đồng thời làm cho quân Pháp hoang mang , dao động.


* Trên đây là ý kiến của mình về hai câu hỏi mong các bạn tham khảo và góp ý cho mình hoàn thiện hơn ạ. Cảm ơn các bạn!

=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
View attachment 135367

Nguồn: Clb học sinh giỏi môn lịch sử THPT
Câu 5
Sự xuất hiện và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít và sự chuyển hướng của Quốc tế Cộng Sản (7/1936), Đảng cộng sản Đông Dương đã phát động cao trào đấu tranh sâu rộng
** Đối tượng: Là bọn phản thuộc địa không thực hiện các chính sách tiến bộ mà chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp ban hành và chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất của nước ta lúc mấy giờ
Mục tiêu: Tạm gác khẩu hiệu ruộng đất ( người cày có ruộng), tạm gác khẩu hiệu độc lập, chủ trương đứng lên đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ và hoà bình..
Lực lượng: tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân tham gia: quần chúng, nông dân, dân nghèo thành thị, tiểu tư sản... Những người có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương
Ý nghĩa: Đây là cuộc tập dượt chuẩn bị lực lượng cho phong trào giải phóng dân tộc ở giai đoạn 1939 - 1945, tiêu biểu là Tổng Khởi Nghĩa Tháng Tám 1945
+ Cổ vũ tinh thần, vật chất cho giai đoạn sau
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm
Trên đây là đáp án tham khảo của mình, bạn có thể xem qua. Có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể để lại phía dưới, mình sẽ hỗ trợ ạ.Bạn có thể tham khảo thêm: https://diendan.hocmai.vn/threads/t...c-mon-danh-cho-ban-hoan-toan-mien-phi.827998/
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599/
 
Top Bottom