Sử 9 Đề thi chọn học sinh giỏi lịch sử lớp 9 huyện Vũ Quang

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề thi chọn học sinh giỏi lịch sử huyện Vũ Quang 2020-2021
Lần 7
Câu 1: Vì sao trong cùng thời gian thuận lợi vào giữa tháng 8 năm 1945 nhưng ở Đông Nam á chỉ có ba Quốc gia Tuyên bố độc lập, còn lại các nước khác giành thắng lợi ở các mức độ thấp hơn?
Câu 2: Trình bày những nét chính về phong trào Đông du? Vì sao Phan bội Châu chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập pha muốn dựa vào Nhật?
Câu 3: Nêu nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông âu. Bài học cần rút ra từ sự kiện đó là gì?
Câu 4: So với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ 19 phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX có những điểm gì mới?


Đáp án tham khảo
Câu 1:
- Giữa tháng 8-1945, một thời cơ, điều kiện vô cùng thuận lợi đối với các nước Đông Nam á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, đó là Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, các nước thực dân cũ chưa kịp quay trở lại với các quốc gia Đông Nam á. Trong điều kiện đó, nhân dân Đông Nam á đã đứng lên giành độc lập và chủ quyền quốc gia.
-Tuy nhiên năm 1945, khu vực Đông Nam á chỉ có ba nước tuyên bố độc lập (Indonesia, Việt Nam, Lào), các nước khác (Mã Lai, Miến Điện, Philippines) mới chỉ giải phóng một số vùng lãnh thổ.
-Nguyên nhân.
+Muốn giành được độc lập thì phải có điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi kết hợp nhuần nhuyễn với nhau.
+Điều kiện khách quan: là Nhật đầu hàng Đồng minh, các nước thực dân cũ không kịp quay trở lại. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi chung cho các nước Đông Nam á
+Điều kiện chủ quan: là sự chuẩn bị ở mỗi nước tức là có một chính Đảng hoặc một tổ chức chính trị lãnh đạo, với một đường lối đúng đắn, sự hăng hái và tập dượt của quần chúng, sự đoàn kết, quyết tâm của cả dân tộc. Khi điều kiện khách quan đến thì Đảng hoặc tổ chức chính trị đó nhanh chóng phát động nhân dân đứng lên giành chính quyền
+Tình hình ở Indonesia, Việt Nam, Lào có đủ những điều kiện này:
+ Indonesia: khi Nhật đầu hàng, các đảng phái như Đảng Quốc Dân, đặc biệt tổ chức Thanh niên chống nhật của công nhân, nông dân, trí thức, đã thúc đẩy Xucácnô-lãnh tụ của Đảng Quốc Dân, soạn thảo và đọc tuyên ngôn độc lập khi tuyên ngôn được công bố, cả nước đứng lên giành chủ quyền.
+ Việt Nam: đã có sự chuẩn bị trong suốt 15 năm, qua ba lần chuyển tập, 1930- 1931, 1936-1939, 1939-1945. Khi thời cơ đến, Đảng cộng sản Đông Dương đã kịp thời lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc. Ngày 2/9/1945, thí chủ thì Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc tuyên ngôn độc lập-khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa
+ Lào: dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, Nhân dân Lào nổi dậy đấu tranh giành độc lập. Ngày 12/10/1945, Lào tuyên bố độc lập.
+Các nước Đông Nam á khác, xu hướng thân đồng minh rất rõ, họ muốn dựa vào đồng minh để đánh
Nhật, giành độc lập cho đất nước (Miến Điện,Mã Lai thân Anh, Philippines thân Mỹ). Sự hợp tác này dẫn đến quân Anh, Mỹ trở lại các nước này rất sớm, nên khi nhập thất bại, thời cơ giành độc lập đã bị bỏ lỡ
Câu 2:
MB:Giới thiệu vài nét về Phan Bội Châu
Phan Bội Châu sinh ngày 26/12/1867, trong một gia đình nhà Nho nghèo tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống yêu nước chống xâm lược nên đề cao vấn đề dân tộc
Nét chính về phong trào
+Năm 1902, Phan bội Châu lên đường vào Nam rồi ra Bắc tìm cách liên kết với người có cùng chí hướng
+Tháng 5/1904, Phan bội Châu cùng các đồng chí của ông thành lập Hội Duy Tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam
+8/1908, chính phủ nhật câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả thủ lĩnh Phan bội Châu
Cuộc cách mạng Tân hợi 1911 ở Trung Quốc nổ ra, triều đình mãn Thanh bị lật đổ, chính phủ dân quốc được thành lập, thì hành hàng loạt các chính sách dân chủ tiến bộ. Phan bội Châu từ Thái Lan quay trở lại Trung Quốc
+6/1912 giải tán Duy Tân Hội, thành lập Việt Nam Quang phục Hội. Khẳng định tôn chỉ duy nhất là: "đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập cộng hòa dân quốc Việt Nam", Muốn dựa vào Nhật.
+Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giặc Pháp vì ông nhận thấy Nhật Bản trước đây là nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam
+ Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập vì ông cho rằng: Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hóa (đồng văn, đồng chủng), lại đi theo con đường tư bản châu Âu đã giàu mạnh lên, đánh thắng đế quốc Nga và thoát khỏi đế quốc xâm lược nên có thể nhờ cậy được, nên ông quyết định xuất dương sang Nhật (1905) cầu viện.
=>Nguyễn Ái Quốc cho rằng còn đường cứu nước của Cụ không khác gì: "đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau"....
Câu 3:
- Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông âu
Nguyên nhân chủ quan:
+ Đường lối lãnh đạo: mang tính chủ quan, thiếu tôn trọng quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Tuy mô hình đó có sự phù hợp nhất định trong một thời gian, nhưng sau đó bộc lộ nhiều bất cập như: đời sống nhân dân không được cải thiện, sự thiếu công bằng và dân chủ đã hơi sâu sự bất mãn trong nhân dân.
+ Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học -kỹ thuật hiện đại, đưa đến sự trì trệ, khủng hoảng về kinh tế -xã hội.
+ Khi đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng thì vội vàng tiến hành khai tổ, không có sự chuẩn bị đầy đủ, do đó công cuộc cải tổ ngày càng bế tắc, xa rời với nguyên tắc chủ nghĩa xã hội. Khi tiến hành cải tổ lại mắc phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề.
-Nguyên nhân khách quan:
+ Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước làm cho tình hình càng thêm rối loạn, hệ thống xã hội chủ nghĩa nhanh chóng sụp đổ hơn.
- Bài học cần rút ra:
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông âu là một tổn thất chưa từng có trong lịch sử của phong trào cách mạng thế giới.
- Bài học trong công cuộc đổi mới: cần nhận thức rõ thời cơ và thách thức đối với các nước để chộp thời cơ vượt qua thách thức đưa đất nước phát triển kịp thời đại, đảm bảo quy luật phát triển khách quan về kinh tế-xã hội, xây dựng một chế độ xã hội dân chủ, tiến bộ, Nhân văn, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hóa của mỗi quốc gia....
Câu 4:
MB: Nêu hoàn cảnh dẫn đến phòng trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX ,phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX ->Vào vấn đề câu hỏi.
TB: Nêu rõ lên các điểm khác nhau.
* Về điều kiện lịch sử.
-Cuối thế kỷ 19, nền kinh tế, xã hội Việt Nam mang tính chất của quan hệ sản xuất phong kiến. Điều kiện về kinh tế, xã hội và hệ tư tưởng phong kiến đã tác động đến phong trào yêu nước chống Pháp lúc đó, phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ 19 theo hệ tư tưởng phong kiến (tiêu biểu là phong trào Cần Vương).
+ Đầu thế kỷ 20, do tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế - xã hội Việt Nam bắt đầu biến đổi, xuất hiện những giai cấp tiên tiến như công nhân và các tầng lớp tư sản, tiểu tư sản. Đó những tác động của thế giới thứ nhất là phong trào Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản, cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc và tư tưởng của cách mạng tư sản Pháp,...... Đang lúc bế tắc các sĩ phu yêu nước Việt Nam đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu mới.
- Về mục tiêu đấu tranh:
+ Phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập ,thiết lập trở lại chế độ phong kiến.
+ Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX nhằm đánh đổ thực dân Pháp và tay sai phong kiến bản xứ, khôi phục độc lập thống nhất đất nước, đảm bảo cho Việt Nam phát triển tự do trên con đường tư bản chủ nghĩa.
- Về hệ tư tưởng:
+ Phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX chịu tác động của hệ tư tưởng phong kiến, các sĩ phu và văn thân yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng Trung Quân, Ái Quốc.
+ Phong trào đầu thế kỷ XX có khuynh hướng dân chủ tư sản. Những nhà yêu nước đầu thế kỷ XX cho rằng đã đến lúc xã hội Việt Nam cần tiến hành một cuộc cách mạng nhằm thay đổi thể chế nhà nước, trong đó định hướng phát triển xã hội theo chế độ dân chủ tư sản phương Tây.
- Về lãnh đạo:
+Phong trào cuối thế kỷ 19 là các sĩ phu, văn thân có tư tưởng Trung Quân Ái Quốc, họ không đại diện cho giai cấp phong kiến là đại diện cho tinh thần độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
+ Lãnh đạo phong trào đầu thế kỷ XX, là những sĩ phu yêu nước đang trên con đường tư sản hóa, có tư tưởng tiến bộ mặc dù chưa hoàn toàn đoạn tuyệt với tư tưởng phong kiến ,nhưng cũng chưa hoàn toàn đi theo con đường cách mạng mới (cách mạng tư sản) .Nhưng các sĩ phu yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX ,đã đưa cách mạng Việt Nam đi đúng xu thế phát triển của lịch sử để lại những bài học kinh nghiệm quý báu ,cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.
- Về lực lượng tham gia
+ Tham gia phong trào cuối thế kỷ 19 chủ yếu là sĩ phu ,Văn thân yêu nước và nông dân.
+ Phong trào đầu thế kỷ XX có sự tham gia đông đảo của các lực lượng xã hội như sĩ phu yêu nước tiến bộ công nhân, nông dân ,học sinh, trí thức.
- Về hình thức đấu tranh:
+ Phong trào yêu nước cuối thế kỷ 19 chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, dựng cờ và lập căn cứ để tổ chức khởi nghĩa chống Pháp.
+ Phong trào đầu thế kỷ 20 diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách, kết hợp với nhiều biện pháp như tuyên truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm
kiếm sự giúp đỡ bên ngoài, vận động cải, mở mang và nâng cao dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị vũ trang báo động.
- Quy mô :
+ Phong trào cuối thế kỷ 19 diễn ra trên một số địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang, chủ yếu thuộc các tỉnh từ Trung Kỳ trở ra.
+ Phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20 diễn ra trên địa bàn rộng, ở cả trong và ngoài nước, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
 
Last edited:
Top Bottom