Hóa 8 Đề ôn tập hóa 8

NikolaTesla

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng một 2019
273
102
86
Nghệ An
THCS
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 01
M.n hỗ trợ mình làm bt tết với, không thì mình hết Tết mất...:(
Câu 1: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau( ghi rõ điều kiện phản ứng) và cho biết các phản ứng trên thuộc loại nào?
[tex]KMNO_{4}[/tex] [tex]\rightarrow[/tex] [tex]\rightarrow NaOH[/tex]
[tex]H_{2}O[/tex] [tex]\rightarrow[/tex] [tex]O_{2}[/tex][tex]\rightarrow Fe_{3}O_{4}\rightarrow Fe\rightarrow H_{2}\rightarrow H_{2}O\rightarrow H_{2}SO_{4}[/tex]
[tex]KCLO_{3}[/tex] [tex]\rightarrow[/tex]
Câu 2: Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng đầy một trong những chất khí sau: khí Oxi, khí Hidro, khí Cacbonic, khí mê tan. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận ra khí trong mỗi lọ. Biết hiện tượng cháy của khí hidro và khí mê tan là giống nhau.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế [tex]H_{2}[/tex] bằng cách cho các kim loại: Kẽm, Nhôm, Sắt tác dụng với axit clohidric
a, Viết các PTHH xảy ra.
b, Nếu cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit clohidric thì kim loại nào cho nhiều khí [tex]H_{2}[/tex] nhất? vì sao?
câu 4: Một chiếc bình thủy tinh lần đầu đựng đầy khí Oxi rồi đêm cân, cũng chiếc bình đó rút hết khí oxi rồi bơm đầy khí cacbonic và đem cân, thì cả hai lần cân chênh lệch nhau 3,6g. Tính thể tích chiếc bình thủy tinh đó và số phân tử của mỗi chất khí có trong bình.
Câu 5: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại M thu được 1,25m gam oxit. Xác định kim loại M.
Đây mới là 1 đề thôi, còn nhiều đề nữa:(:(
@NHOR @Tâm Hoàng @Phạm Thị Thùy Trinh @...
@Phạm Ngọc Thảo Vân
 
Last edited:

NHOR

Cựu Mod Hóa
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
2,369
4,280
584
Quảng Trị
École Primaire Supérieure
Đề 01
M.n hỗ trợ mình làm bt tết với, không thì mình hết Tết mất...:(
Câu 1: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau( ghi rõ điều kiện phản ứng) và cho biết các phản ứng trên thuộc loại nào?
[tex]KMNO_{4}[/tex] [tex]\rightarrow[/tex] [tex]\rightarrow NaOH[/tex]
[tex]H_{2}O[/tex] [tex]\rightarrow[/tex] [tex]O_{2}[/tex][tex]\rightarrow Fe_{3}O_{4}\rightarrow Fe\rightarrow H_{2}\rightarrow H_{2}O\rightarrow H_{2}SO_{4}[/tex]
[tex]KCLO_{3}[/tex] [tex]\rightarrow[/tex]
Câu 2: Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng đầy một trong những chất khí sau: khí Oxi, khí Hidro, khí Cacbonic, khí mê tan. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận ra khí trong mỗi lọ. Biết hiện tượng cháy của khí hidro và khí mê tan là giống nhau.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế [tex]H_{2}[/tex] bằng cách cho các kim loại: Kẽm, Nhôm, Sắt tác dụng với axit clohidric
a, Viết các PTHH xảy ra.
b, Nếu cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit clohidric thì kim loại nào cho nhiều khí [tex]H_{2}[/tex] nhất? vì sao?
câu 4: Một chiếc bình thủy tinh lần đầu đựng đầy khí Oxi rồi đêm cân, cũng chiếc bình đó rút hết khí oxi rồi bơm đầy khí cacbonic và đem cân, thì cả hai lần cân chênh lệch nhau 3,6g. Tính thể tích chiếc bình thủy tinh đó và số phân tử của mỗi chất khí có trong bình.
Câu 5: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại M thu được 1,25m gam oxit. Xác định kim loại M.
Đây mới là 1 đề thôi, còn nhiều đề nữa:(:(
@NHOR @Tâm Hoàng @Phạm Thị Thùy Trinh @...
@Phạm Ngọc Thảo Vân
Câu 1:
KMnO4 rồi sao nữa nhỉ?
2H2O --đp--> 2H2 + O2
O2 + Fe --to--> Fe3O4
Fe + 2HCl = FeCl2 + H2
2H2 + O2 --to--> 2H2O
H2O + SO3 = H2SO4
KClO3 ra O2 hở bạn???
Câu 2:
O2, H2, CO2, CH4
Sườn bài là thế này, bạn tự trình bày nhé!
Dùng nước vôi trong nhận biết CO2
Dùng que đóm đỏ nhận biết O2
Còn H2, CH4 đem đốt sau đó đem sản phẩm thu được (Sau khi đốt) dẫn qua dd Ca(OH)2 tạo kết tủa để nhận ra CH4
Câu 3:
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế H2H2H_{2} bằng cách cho các kim loại: Kẽm, Nhôm, Sắt tác dụng với axit clohidric
a, Viết các PTHH xảy ra.
b, Nếu cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit clohidric thì kim loại nào cho nhiều khí H2H2H_{2} nhất? vì sao?
Zn + 2HCl = ZnCl2 + H2 (1)
Fe + 2HCl = FeCl2 + H2 (2)
2Al + 6HCl = 2AlCl3 + 3H2 (3)
Cho cùng khối lượng m gam
nFe, Zn, Al lần lượt là m/56; m/65; m/27
(1) nH2 = nZn = m/65
(2) nH2 = nFe = m/56
(3) nH2 = 3/2 nAl = m/18
Vì m/18>m/56>m/65 nên cùng khối lượng, dùng Al cho nhiều H2 nhất
câu 4: Một chiếc bình thủy tinh lần đầu đựng đầy khí Oxi rồi đêm cân, cũng chiếc bình đó rút hết khí oxi rồi bơm đầy khí cacbonic và đem cân, thì cả hai lần cân chênh lệch nhau 3,6g. Tính thể tích chiếc bình thủy tinh đó và số phân tử của mỗi chất khí có trong bình.
Gọi x là số mol khí O2 có trong bình
Vì đo ở cùng điều kiện nên nCO2 = nO2 = x mol
Khối lượng chênh nhau = mCO2 - mO2 = 44x - 32x = 3,6 g => x = 0,3 mol
=> Thể tích của bình là 0,3.22,4 = 6,72 l
Số phân tử mỗi khí = 0,3.6,02.10^23 =1,806.10^23 phân tử
Câu 5: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại M thu được 1,25m gam oxit. Xác định kim loại M.
Gọi n là hóa trị của M
=> Công thức oxit: M2On
4M + nO2 = 2M2On
m/M --------- m/2M
=> m/2M.(2M +16n) = 1,25m
=> n/M = 1/32
Xét n = 1,2,3
=> M = 32 Loại
M = 64 (Cu)
M = 96 Loại
Vậy M là Cu (II)
Công thức oxit: CuO
Ăn tết vui vẻ nhé!!! :)
 

NikolaTesla

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng một 2019
273
102
86
Nghệ An
THCS
ĐỀ 02
Câu 1: Từ quặng pirit sắt[tex](FeS_{2})[/tex], nước với các thiết bị và chất xú tác có đủ. Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế: Fe và [tex]FeSO_{4}[/tex].
Câu 2: Người ta dùng khí [tex]H_{2}[/tex] để khử hoàn toàn 16g hỗn hợp chứa 75% [tex]Fe_{2}O_{3}[/tex] và 25% CuO.
a, Tính thể tích [tex]H_{2}[/tex] (đktc) đã phản ứng.
b, Cho chất rắn thu được sau phản ứng khử vào dung dịch [tex]H_{2}SO_{4}[/tex](loãng, dư) thì thu được mấy lít khí(đktc)?
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 8,4g hỗn hợp gồm Fe và kim loại M(hóa trị II) vào dung dịch HCl dư, thì thu được 4,48 lít khí [tex]H_{2}[/tex](đktc). Nếu hòa tan hoàn toàn 2,75g kim loại M thì không dùng hết 9,125g axit HCl.
a, Xác định kim loại M
b, Tính thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hh ban đầu.
ĐỀ 3
Câu 1: Thế nào là phản ứng thế? lấy 2 ví dụ minh họa
Câu 2: Có 5 lọ mất nhãn, đựng riêng biệt 5 chất rắn màu trắng: [tex]K, Na_{2}O,BaO,MgO,P_{2}O_{5}[/tex]. Hãy nhận ra 5 lọ trên bằng phương pháp hóa học
Câu 3: Khử hoàn toàn 24g hỗn hợp gồm CuO và [tex]Fe_{2}O_{3}[/tex] ở nhiệt độ cao, cần dùng hết 8,96 lít khí [tex]H_{2}[/tex] (đktc). Sau phản ứng thu được hh A gồm hai kim loại.
a, Tính thành phần % khối lượng mỗi oxit trong hh
b, Hòa tan hh A vào 200g dd HCl 9,125%. Tính thể tích khí [tex]H_{2}[/tex] thoát ra(dktc).
Câu 4: Hòa tan hết 4,05g một kim loại vào một lượng vừa đủ dd [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] 24,5%. Sau phản ứng, thấy khối lượng dd axit tăng thêm 3,6g.
a, Xác định kim loại trên.
b, Tính nồng độ phần trăm dd thu được.
@NHOR @Phạm Thị Thùy Trinh @Tâm Hoàng @Phạm Ngọc Thảo Vân @......
 

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
ĐỀ 02
Câu 1: Từ quặng pirit sắt[tex](FeS_{2})[/tex], nước với các thiết bị và chất xú tác có đủ. Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế: Fe và [tex]FeSO_{4}[/tex].
Câu 2: Người ta dùng khí [tex]H_{2}[/tex] để khử hoàn toàn 16g hỗn hợp chứa 75% [tex]Fe_{2}O_{3}[/tex] và 25% CuO.
a, Tính thể tích [tex]H_{2}[/tex] (đktc) đã phản ứng.
b, Cho chất rắn thu được sau phản ứng khử vào dung dịch [tex]H_{2}SO_{4}[/tex](loãng, dư) thì thu được mấy lít khí(đktc)?
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 8,4g hỗn hợp gồm Fe và kim loại M(hóa trị II) vào dung dịch HCl dư, thì thu được 4,48 lít khí [tex]H_{2}[/tex](đktc). Nếu hòa tan hoàn toàn 2,75g kim loại M thì không dùng hết 9,125g axit HCl.
a, Xác định kim loại M
b, Tính thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hh ban đầu.
ĐỀ 02
Câu 1.
4FeS2 + 11O2 -> 2Fe2O3 + 8SO2
Fe2O3 + 3CO -> 2Fe + 3CO2
Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2
Câu 2.
mFe2O3 = 16.75% = 12 -> nFe2O3 = 12/160 = 0,075
mCuO = 16-12 = 4 -> nCuO = 4/80 = 0,05
Fe2O3 + 3H2 -> 2Fe + 3H2O
--0,075--0,225----0,15----------
CuO + H2 -> Cu + H2O
0,05---0,05---0,05--------
-> ΣnH2 = 0,225 + 0,05 = 0,275 mol -> VH2 = 6,16 (l)
Chất rắn thu được sau phản ứng là Fe (0,15) và Cu (0,05)
Khi cho tác dụng với H2SO4 loãng dư thì chi có Fe phản ứng :
Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2
0,15----------------------------0,15
V
H2 = 0,15.22,4 = 3,36 (l)
Câu 3.

a.
nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol
Gọi R là khối lượng mol trung bình của Fe và M
R + 2HCl -> RCl2 + H2
0,2-----------------------0,2
-> R = 8,4/0,2 = 42
-> M < 42 < Fe
M + 2HCl -> MCl2 + H2
nHCl = 9,125/36,5 = 0,25
-> nM = 0,25/2 = 0,125
Theo đề ra, hòa tan hoàn toàn 2,75g kim loại M thì không dùng hết 9,125g axit HCl -> 2,75/M < 0,125 -> M > 22
22 < M < 42 -> M là Mg (24)
b. Gọi nFe = x , nMg = y
-> 56x + 24y = 8,4 ; x + y = 0,2
-> x = 0,1125 ; y = 0,0875
-> %mFe = 0,1125.56/8,4 = 75%
-> %mMg = 100 - 75 = 25%
 
  • Like
Reactions: NikolaTesla

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
ĐỀ 03
Câu 1.
Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất,trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất. Đó là trong hóa vô cơ :D Ví dụ :
Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2
Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2
...
Trong hóa hữu cơ thì phản ứng thế có 3 loại là thế nucleophin (SN) , thế electrophin (SE) và thế gốc (SR)
- Phản ứng thế nucleophin là phản ứng xảy ra bằng sự tấn công của các tác nhân nucleophin Nu vào trung tâm thiếu electron và sự phân cắt anionit của nhóm đi ra Z cùng cặp electron liên kết Z:
- Phản ứng thế electronphin là phản ứng xảy ra do sự tấn công của tiểu phân thiếu electron vào trung tâm phản ứng giàu electron của chất ban đầu
- Phản ứng thế gốc là phản ứng xảy ra qua nhiều giai đoạn mà trong đó giai đoạn này sinh ra những trung tâm có khả năng phản ứng mạnh để gây ra các phản ứng tiếp theo
Câu 2.
Hoà tan tất cả vào nước
K + H2O -> KOH + 1/2H2 ( có khí sinh ra -> nhận biết K )
Na2O + H2O -> 2NaOH
BaO + H2O -> Ba(OH)2
MgO không tác dụng với H2O ( nhận biết MgO )
P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4
Cho quỳ tím vào hỗn hợp trên thì H3PO4 làm quỳ tím chuyển đỏ
Còn lại NaOH, Ba(OH)2 làm quỳ tím chuyển xanh. Để nhận biết chất này thì dùng H2SO4
 
  • Like
Reactions: NikolaTesla

phamthimai146

Học sinh xuất sắc
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
18 Tháng năm 2012
6,471
5,266
1,049
30
22 < M < 42 -> M là Mg (24)
b. Gọi nFe = x , nMg = y
-> 56x + 24y = 8,4 ; x + y = 0,2
-> x = 0,1125 ; y = 0,0875
-> %mFe = 0,1125.56/8,4 = 75%
-> %mMg = 100 - 75 = 25%

Còn thiếu trường hợp M là Ca


22 < M < 42 -> M là Ca (40)
b. Gọi nFe = x , nCa = y
-> 56x + 40y = 8,4 ; x + y = 0,2
40 40 8
0,4 16
-> x = 0,025 ; y = 0,175
-> %mFe = 0,025.56/8,4 = 1667 %
-> %mCa = 83,33
 

Phạm Thị Thùy Trinh

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng mười một 2018
466
313
76
19
Hà Tĩnh
Trường Trung Học Cơ Sở Cẩm Trung
ĐỀ 03
Câu 1.
Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất,trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất. Đó là trong hóa vô cơ :D Ví dụ :
Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2
Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2
...
Trong hóa hữu cơ thì phản ứng thế có 3 loại là thế nucleophin (SN) , thế electrophin (SE) và thế gốc (SR)
- Phản ứng thế nucleophin là phản ứng xảy ra bằng sự tấn công của các tác nhân nucleophin Nu vào trung tâm thiếu electron và sự phân cắt anionit của nhóm đi ra Z cùng cặp electron liên kết Z:
- Phản ứng thế electronphin là phản ứng xảy ra do sự tấn công của tiểu phân thiếu electron vào trung tâm phản ứng giàu electron của chất ban đầu
- Phản ứng thế gốc là phản ứng xảy ra qua nhiều giai đoạn mà trong đó giai đoạn này sinh ra những trung tâm có khả năng phản ứng mạnh để gây ra các phản ứng tiếp theo
Câu 2.
Hoà tan tất cả vào nước
K + H2O -> KOH + 1/2H2 ( có khí sinh ra -> nhận biết K )
Na2O + H2O -> 2NaOH
BaO + H2O -> Ba(OH)2
MgO không tác dụng với H2O ( nhận biết MgO )
P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4
Cho quỳ tím vào hỗn hợp trên thì H3PO4 làm quỳ tím chuyển đỏ
Còn lại NaOH, Ba(OH)2 làm quỳ tím chuyển xanh. Để nhận biết chất này thì dùng H2SO4
Còn thiếu trường hợp M là Ca


22 < M < 42 -> M là Ca (40)
b. Gọi nFe = x , nCa = y
-> 56x + 40y = 8,4 ; x + y = 0,2
40 40 8
0,4 16
-> x = 0,025 ; y = 0,175
-> %mFe = 0,025.56/8,4 = 1667 %
-> %mCa = 83,33
tại sao anh chị lại không làm câu 3,4 đề 3 vậy ạ? ^^ tại tánh tò mò nên hỏi vậy thui:>^^
Câu 3
a)
Gọi nCuO và nFe2O3 lần lượt là a,b mol
=> mhh= 80a+160b=24(g) (1)
CuO+H2--to-> Cu+H2O
a a a
Fe2O3+3H2--to->2Fe+3H2O
b 3b 2b
Theo PTHH =>nH2= a+3b=8,96/22,4=0,4(mol) (2)
Từ (1) (2)=> a= ? : b= ? ;
=> % từng chất ^^
b) Theo PTHH => nCu= ? ; nFe= ?
Viết PTHH tiếp rồi tính nka ^^ nhớ là chỉ Fe phản ứng HCl ^^
Câu 4 ( đề có chút... phải là dd sau pư tăng 3,6 g so với dd axit thì còn được nka, chứ axit đã pư hết thì...)
PTHH : 2M+xH2SO4--> M2(SO4)x +xH2
a)
Adđlbtkl ta có:
mKL+ mddH2SO4 = Mdd sau pư + mH2
=> 4,05 + mddH2SO4= (mddddH2SO4+ 3,6) +mH2
=> mH2=4,05- 3,6=0,45 (g)
=>nH2=0,225 (mol)
Thep PHHH => nM= 2.0,225/x=0,45/x (mol)
=>M=4,05/ 0,45/x=9x
với x=3 => M=27 (Al)
b) nAl=0,45/3=0,15 (mol)
2Al+3H2SO4-->Al2(SO4)3+3H2

0,15 0,225 0,075 (mol)
nAl2(SO4)3= 0,075 (mol)
=>mAl2(SO4)3 = 0,075.342=25,65(g)
Theo PTHH nH2SO4= 0,225 (mol)
m dd H2SO4= 0,225.98.100/24,5=90(g)
m dd sau pư=93,6(g)
=>C% Al2(SO4)3 =?
^^
 
  • Like
Reactions: NikolaTesla

NikolaTesla

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng một 2019
273
102
86
Nghệ An
THCS
ĐỀ 04
Câu 1: Cho các oxit sau: ZnO, [tex]Al_{2}O_{3}[/tex], CaO
a, Oxit nào tác dụng được với khí Hidro ở nhiệt độ cao? Tác dụng được với nước? Viết PTHH của các phản ứng.
b, Nếu 3 oxit trên đựng riêng trong lọ bị mất nhãn. Hãy trình bày pp hóa học để nhận ra mỗi lọ
Câu 2: Cho các kim loại kẽm, nhôm, sắt lần lượt tác dụng với axit sunfuric loãng
a, Viết các phương trình phản ứng
b, Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit thì kim loại nào cho nhiều khí hidro nhất?
Câu 3: A là một oxit kim loại có chứa 70% kim loại về khối lượng. Khử 8 gam oxit trên bằng khí [tex]H_{2}[/tex] ở nhiệt độ cao thành kim loại, thu được 7,04 gam chất rắn X. Hòa tan hết chất rắn X vào dd HCl thu được V lít khí(đktc). Biết oxit tác dụng với axit HCl không giải phóng khí.
a, Xác định công thức A
b, Tính V
Câu 4: Hỗn hợp khí A gồm [tex]SO_{2}[/tex] và [tex]SO_{3}[/tex]. Khi phân tích A thấy có 2,4 gam lưu huỳnh và 2,8 gam oxi.
a, Tính thể tích hh khí A
b, Tính tỉ khối của hh khí A đối với khí Hidro
ĐỀ 05
Câu 1: Có 6 chất rắn màu trắng, đựng riêng biệt trong 6 lọ mất nhãn là: Mg, Ag, K, Ba, Na2O, P2O5. Hãy trình bày pp hóa học để nhận ra mỗi lọ.
Câu 2: Cho a gam nhôm tan hết trong dd HCl thu được V lít khí H2(đktc). Dẫn V lít khí H2 đi qua ống đựng 48 gam bột CuO đã nung nóng, sau một thời gian thấy còn lại trong ống 40,32 gam chất rắn và chỉ có 75% H2 tham gia phản ứng.
a, Tính V
b, Tính a
Câu 3: Hòa tan hết 21,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại và oxit của nó vào nước, thu được dd chứa 0,5 mol một chất tan duy nhất và 3,36 lít khí H2 thoát ra(đktc)
a, Xácđịnh CTHH kim loại và oxit của nó
b, Trong 21,1 gam hh trên có chứa bao nhiêu nguyên tử?
Câu 4: Chứng minh rằng: [tex]1đvc\approx \frac{1}{N}(g)[/tex] biết rằng N là số avogadro
@Isla Chemistry @NHOR @Phạm Thị Thùy Trinh @Tâm Hoàng
@phamthimai146
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Toshiro Koyoshi

Toshiro Koyoshi

Bậc thầy Hóa học
Thành viên
30 Tháng chín 2017
3,918
6,124
724
18
Hưng Yên
Sao Hoả
ĐỀ 04
Câu 1: Cho các oxit sau: ZnO, [tex]Al_{2}O_{3}[/tex], CaO
a, Oxit nào tác dụng được với khí Hidro ở nhiệt độ cao? Tác dụng được với nước? Viết PTHH của các phản ứng.
b, Nếu 3 oxit trên đựng riêng trong lọ bị mất nhãn. Hãy trình bày pp hóa học để nhận ra mỗi lọ
Câu 2: Cho các kim loại kẽm, nhôm, sắt lần lượt tác dụng với axit sunfuric loãng
a, Viết các phương trình phản ứng
b, Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit thì kim loại nào cho nhiều khí hidro nhất?
Câu 3: A là một oxit kim loại có chứa 70% kim loại về khối lượng. Khử 8 gam oxit trên bằng khí [tex]H_{2}[/tex] ở nhiệt độ cao thành kim loại, thu được 7,04 gam chất rắn X. Hòa tan hết chất rắn X vào dd HCl thu được V lít khí(đktc). Biết oxit tác dụng với axit HCl không giải phóng khí.
a, Xác định công thức A
b, Tính V
Câu 4: Hỗn hợp khí A gồm [tex]SO_{2}[/tex] và [tex]SO_{3}[/tex]. Khi phân tích A thấy có 2,4 gam lưu huỳnh và 2,8 gam oxi.
a, Tính thể tích hh khí A
b, Tính tỉ khối của hh khí A đối với khí Hidro
ĐỀ 05
Câu 1: Có 6 chất rắn màu trắng, đựng riêng biệt trong 6 lọ mất nhãn là: Mg, Ag, K, Ba, Na2O, P2O5. Hãy trình bày pp hóa học để nhận ra mỗi lọ.
Câu 2: Cho a gam nhôm tan hết trong dd HCl thu được V lít khí H2(đktc). Dẫn V lít khí H2 đi qua ống đựng 48 gam bột CuO đã nung nóng, sau một thời gian thấy còn lại trong ống 40,32 gam chất rắn và chỉ có 75% H2 tham gia phản ứng.
a, Tính V
b, Tính a
Câu 3: Hòa tan hết 21,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại và oxit của nó vào nước, thu được dd chứa 0,5 mol một chất tan duy nhất và 3,36 lít khí H2 thoát ra(đktc)
a, Xácđịnh CTHH kim loại và oxit của nó
b, Trong 21,1 gam hh trên có chứa bao nhiêu nguyên tử?
Câu 4: Chứng minh rằng: [tex]1đvc\approx \frac{1}{N}(g)[/tex] biết rằng N là số avogadro
@Isla Chemistry @NHOR @Phạm Thị Thùy Trinh @Tâm Hoàng
Đề 3:
Câu 1:
a, $ZnO$ phản ứng được với $H_2$ ở nhiệt độ cao
$CaO$ phẳn ứng được với $H_2O$
PTHH: [tex]ZnO+H_2\rightarrow Zn+H_2O\\CaO+H_2O\rightarrow Ca(OH)_2[/tex]
b, Dùng $H_2O$. Chất nào tan là $CaO$
Dùng $NaOH$ chất nào tan là $Al_2O_3$
[tex]CaO+H_2O\rightarrow Ca(OH)_2\\Al_2O_3+2NaOH\rightarrow 2NaAlO_2+H_2O[/tex]
Câu 2:
a, [tex]Zn+H_2SO_4\rightarrow ZnSO_4+H_2(1)\\2Al+3H_2SO_4\rightarrow Al_2(SO_4)_3+3H_2(2)\\Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2(3)[/tex]
b, Theo gt ta có:
[tex]n_{Zn}=\frac{a}{65}(mol);n_{Al}=\frac{a}{27}(mol);n_{Fe}=\frac{a}{56}(mol)[/tex]
Theo pt ở câu a ta có: [tex]n_{H_2/(1)}=\frac{a}{65}(mol);n_{H_2/(2)}=\frac{a}{18}(mol);n_{Fe}=\frac{a}{56}(mol)[/tex]
Do đó Al cho nhiều khí $H_2$ nhất
Câu 3: Theo gt ta có: [tex]m_{M}=5,6(g)\Rightarrow m_{O}=2,4(g)[/tex]
Ta lại có: [tex]2:x=\frac{5,6}{M}:\frac{2,4}{16}\Rightarrow M=\frac{56x}{3}[/tex]
Chọn được $x=3 \Rightarrow M=56$ Do đó M là Fe. CTHH của oxit là $Fe_2O_3$
PTHH: [tex]Fe_2O_3+3H_2\rightarrow 2Fe+3H_2O(1)[/tex]
Theo (1); gt ta có: [tex]m_{O/bitachra}=0,96(g)\Rightarrow n_{O}=n_{H_2}=0,06(mol)[/tex]
[tex]\Rightarrow n_{Fe}=0,04(mol)[/tex]
PTHH: [tex]Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2(2)[/tex]
Từ (2); gt ta có: [tex]n_{H_2}=2.n_{Fe}=0,08(mol)\Rightarrow V_{H_2}=...[/tex]
Bài 4:
a, Gọi số mol của $SO_2$; $SO_3$ lần lượt là a;b (mol)
Do đó [tex]n_{S/SO_2}=a(mol);n_{O/SO_2}=2a(mol)\\n_{S/SO_3}=b(mol);n_{O/SO_3}=3b(mol)[/tex]
Ta có hệ pt: [tex]\left\{\begin{matrix} a+b=0,075 & \\ 2a+3b=0,175 & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=0,05 & \\ b=0,025 & \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} V_{SO_2}=... & \\ V_{SO_3}=... & \end{matrix}\right.[/tex]
b, Ta có: [tex]\overline{M}_A=\frac{2,4+2,8}{0,05+0,025}=\frac{208}{3}\\\Rightarrow d_{A/H_2}=...[/tex]
 

NikolaTesla

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng một 2019
273
102
86
Nghệ An
THCS
Đề 3:
Câu 1:
a, $ZnO$ phản ứng được với $H_2$ ở nhiệt độ cao
$CaO$ phẳn ứng được với $H_2O$
PTHH: [tex]ZnO+H_2\rightarrow Zn+H_2O\\CaO+H_2O\rightarrow Ca(OH)_2[/tex]
b, Dùng $H_2O$. Chất nào tan là $CaO$
Dùng $NaOH$ chất nào tan là $Al_2O_3$
[tex]CaO+H_2O\rightarrow Ca(OH)_2\\Al_2O_3+2NaOH\rightarrow 2NaAlO_2+H_2O[/tex]
Câu 2:
a, [tex]Zn+H_2SO_4\rightarrow ZnSO_4+H_2(1)\\2Al+3H_2SO_4\rightarrow Al_2(SO_4)_3+3H_2(2)\\Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2(3)[/tex]
b, Theo gt ta có:
[tex]n_{Zn}=\frac{a}{65}(mol);n_{Al}=\frac{a}{27}(mol);n_{Fe}=\frac{a}{56}(mol)[/tex]
Theo pt ở câu a ta có: [tex]n_{H_2/(1)}=\frac{a}{65}(mol);n_{H_2/(2)}=\frac{a}{18}(mol);n_{Fe}=\frac{a}{56}(mol)[/tex]
Do đó Al cho nhiều khí $H_2$ nhất
Câu 3: Theo gt ta có: [tex]m_{M}=5,6(g)\Rightarrow m_{O}=2,4(g)[/tex]
Ta lại có: [tex]2:x=\frac{5,6}{M}:\frac{2,4}{16}\Rightarrow M=\frac{56x}{3}[/tex]
Chọn được $x=3 \Rightarrow M=56$ Do đó M là Fe. CTHH của oxit là $Fe_2O_3$
PTHH: [tex]Fe_2O_3+3H_2\rightarrow 2Fe+3H_2O(1)[/tex]
Theo (1); gt ta có: [tex]m_{O/bitachra}=0,96(g)\Rightarrow n_{O}=n_{H_2}=0,06(mol)[/tex]
[tex]\Rightarrow n_{Fe}=0,04(mol)[/tex]
PTHH: [tex]Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2(2)[/tex]
Từ (2); gt ta có: [tex]n_{H_2}=2.n_{Fe}=0,08(mol)\Rightarrow V_{H_2}=...[/tex]
Bài 4:
a, Gọi số mol của $SO_2$; $SO_3$ lần lượt là a;b (mol)
Do đó [tex]n_{S/SO_2}=a(mol);n_{O/SO_2}=2a(mol)\\n_{S/SO_3}=b(mol);n_{O/SO_3}=3b(mol)[/tex]
Ta có hệ pt: [tex]\left\{\begin{matrix} a+b=0,075 & \\ 2a+3b=0,175 & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=0,05 & \\ b=0,025 & \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} V_{SO_2}=... & \\ V_{SO_3}=... & \end{matrix}\right.[/tex]
b, Ta có: [tex]\overline{M}_A=\frac{2,4+2,8}{0,05+0,025}=\frac{208}{3}\\\Rightarrow d_{A/H_2}=...[/tex]
bn giúp mình làm đề 05 được ko?
@NHOR @Phạm Thị Thùy Trinh @Toshiro Koyoshi
 

Phạm Thị Thùy Trinh

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng mười một 2018
466
313
76
19
Hà Tĩnh
Trường Trung Học Cơ Sở Cẩm Trung
ĐỀ 05
Câu 1: Có 6 chất rắn màu trắng, đựng riêng biệt trong 6 lọ mất nhãn là: Mg, Ag, K, Ba, Na2O, P2O5. Hãy trình bày pp hóa học để nhận ra mỗi lọ.
Câu 2: Cho a gam nhôm tan hết trong dd HCl thu được V lít khí H2(đktc). Dẫn V lít khí H2 đi qua ống đựng 48 gam bột CuO đã nung nóng, sau một thời gian thấy còn lại trong ống 40,32 gam chất rắn và chỉ có 75% H2 tham gia phản ứng.
a, Tính V
b, Tính a
Câu 3: Hòa tan hết 21,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại và oxit của nó vào nước, thu được dd chứa 0,5 mol một chất tan duy nhất và 3,36 lít khí H2 thoát ra(đktc)
a, Xácđịnh CTHH kim loại và oxit của nó
b, Trong 21,1 gam hh trên có chứa bao nhiêu nguyên tử?
Câu 4: Chứng minh rằng: 1đvc≈1N(g)1đvc≈1N(g)1đvc\approx \frac{1}{N}(g) biết rằng N là số avogadro
chị làm sơ qua, e tự trình bày lại nka ^^
Câu 1: trích các mấu thử
cho các chất vào nước, chất k tan Mg và Ag (1) chất tan có khí thoát ra là K và Ba (2) chất tan không có khí thoát là Na2O và P2O5 (3)
cho (1) vào dd HCl, chất tan là Mg, còn lại Ag
cho (2) vào dd Na2SO4, chất pư có kết tủa trắng là Ba, còn lại K
cho (3) vào nước và dùng quỳ tím thử, chất làm quỳ hóa xanh là NaOH=> chất ban đầu Na2O, tương tự H3PO4 làm quỳ hóa đỏ
PTHH K+H2O-->KOH+H2
Ba+H2O-->Ba(OH)2+H2
Na2O+H2O-->NaOH
P2O5+H2O-->H3PO4
Mg+HCl-->MgCl2+H2
Ba(OH)2+Na2SO4-->BaSO4+NaOH
Câu 2:
2Al+6HCl--> 2AlCl3+ 3H2 (1)

H2+CuO--> Cu+H2O (2)

nH2= V/22,4 (mol) =nH2O
Adđlbtkl ta có
mH2+mCuO= m chất rắn sau pư + mH2O
=> 2.V/22,4 +48= 40,32 + 18. V/22,4
=> V= 10,752 (l)
=> nH2=0,48(mol)
Theo PTHH (1) nAl=?=>mAl=a=?
Câu 3:
gọi KL cần tìm là A có hóa trị a
2A+2aH2O-->2A(OH)a+aH2 (1)
0,3/a<-- 0,3/a <-- 0,15
A2Oa+aH2O--> 2A(OH)a (2)

Theo (1) => n A(OH)a (2)=0,5- 0,3/a (mol)
Theo (2) => n A2Oa = 1/2 n A(OH)a (2) = 0,25 - 0,15/a (mol)
m hh = A. 0,3/a + (2A+16a).(0,25-0,15/a)=21,1 (g)
=>A=?.a rồi xét a=?=>A nka ^^
 
  • Like
Reactions: NikolaTesla

phamthimai146

Học sinh xuất sắc
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
18 Tháng năm 2012
6,471
5,266
1,049
30
Câu 3: Hòa tan hết 21,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại và oxit của nó vào nước, thu được dd chứa 0,5 mol một chất tan duy nhất và 3,36 lít khí H2 thoát ra(đktc)
a, Xácđịnh CTHH kim loại và oxit của nó
b, Trong 21,1 gam hh trên có chứa bao nhiêu nguyên tử?

Đề 5: câu 3
Gọi a, b là mol M và M2On =>Ma + b(2M + 16n) = 21,1 => M(a+2b) + 16nb = 21,1. (1)
Mol H2 = 0,5na = 0,15 => na = 0,3
Thu được dd M(OH)nl a+2b mol = 0,5
(1) => 0,5M + 16nb = 21,1
Nếu n = 1: => a = 0,3 , b = 0,1 => M = 39 là K và K2O
Nếu n = 2 hay 3 đều loại
 
  • Like
Reactions: NikolaTesla

Huỳnh Thanh Trúc

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng ba 2018
1,263
1,209
176
Phú Yên
THCS Đinh Tiên Hoàng
Câu 4: Chứng minh rằng: 1đvc≈1N(g)1đvc≈1N(g)1đvc\approx \frac{1}{N}(g) biết rằng N là số avogadro
Ta có: 1 đvC = 1/12 mC
Mà 1 mol C có khối lượng là 12g ===> 1 nguyên tử C có khối lượng là 12/N gam
=> 1đvC = (1/12) . (12/N) = 1 / N (gam)
 
  • Like
Reactions: NikolaTesla

NikolaTesla

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng một 2019
273
102
86
Nghệ An
THCS
ĐỀ 06
Câu 1:
1. Từ những chất sau: Zn, Cu, Al, H2O, KMnO4, HCl, KClO3, H2SO4 loãng
a, Viết PTHH xảy ra khi điều chế khí oxi, Hidro
b, Trình bày ngắn gọn cách thu các khí nói trên vào lọ
2. Có 4 lọ không nhãn đựng riêng biệt 4 dd sau: HCl, NaOH, Ca(OH)2, NaCl. Hãy nhận biết từng chất đựng trong mỗi lọ bằng pp hóa học và viết phương trình hóa học xảy ra
Câu 2: Thực hiện nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 để thu khí Oxi, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng các chất còn lại sau phản ứng bằng nhau.
a, Tính tỉ lệ a/b
b, Tính tỉ lệ thể tích khí oxi tạo thành của 2 phản ứng
ĐỀ 07
Câu 1:
a, Cho các nguyên tố sau: Ca, S, H và O. Hãy viết CTHH của các loại hợp chất vô cơ đã học được tạo thành từ các nguyên tố trên và gọi tên của chúng
b, Xác định công thức hóa học của A, B, C và viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi biến hóa sau(ghi rõ điều kiện phản ứng)
[tex]KMnO_{4}\overset{(1)}{\rightarrow}A\overset{2}{\rightarrow}Fe_{3}O_{4}\overset{3}{\rightarrow}B\overset{(4)}{\rightarrow}H_{2}SO_{4}\overset{(5)}{\rightarrow}C\overset{(6)}{\rightarrow}H_{2}O[/tex]
Câu 2: a, Từ các nguyên liệu khác nhau, viết 4 PTHH của phản ứng điều chế oxi và 3 PTHH của phản ứng điều chế Hidro(ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
a, Có 5 chất rắn màu trắng đựng riêng biệt trong 5 lọ mất nhãn là Fe, Na, CaO, Na2O, P2O5. Chỉ được dùng thêm nước và quỳ tím, hãy trình bày pp hóa học nhận ra mỗi lọ
Câu 3:
a, Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại M thu được 1,25m gam oxit. Xác định kim loại M.
b, Trộn tỉ lệ thể tích(đo ở cùng điều kiện) như thế nào giữa khí N2 và CO2 để thu được một hh khí có tỉ khối đối với khí hidro là 18,8
Câu 4: Chia m gam hh dạng bột gồm sắt và đồng thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho phản ứng với HCl dư, thấy thoát ra 1,68 lít khí(đktc)
Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn trong không khí, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn tăng thêm 6,4 gam.
Tính m và thành phần % khối lượng mỗi chất trog hh ban đầu
Câu 5: Thực hiện hai thí nghiệm sau:
TN1: Cho a gam Fe và dd chứa x gam HCl, đem cô cạn toàn bộ hh sau phản ứng thu được 3,1 gam chất rắn.
Thí nghiệm 2: Cho a gam Fe và b gam Mg vào lượng dd HCl như trên. Sau khi phản ứng kết thúc thấy thoát ra 448ml khí [tex]H_{2}[/tex] (đktc) và đem cô cạn toàn bộ hh sau phản ứng thu được 3,34 gam chất rắn.(Biết cho phản ứng xảy ra hoàn toàn; khi phản ứng thì Mg phản ứng hết mới đến De; quá trình cô cạn được thực hiện trong chân không).
a, Tính a, b và x
b, Tính khối lượng muối thu được ở mỗi thí nghiệm
ĐỀ 08
Câu 1: Có 5 lọ đựng riêng biệt 5 chất lỏng sau: H2O, KOH, NaCl, H2SO4, C2H6O(cồn). Hãy trình bày cách nhận biết mỗi lọ
Câu 2: Hỗn hợp X gồm 3 kim loại: Al, Mg, Na. Chia 12,1 gam X thành 2 phần bằng nhau:
Lấy phần 1 nung trong oxi dư thu được 9,65 gam hh gồm 3 oxit là Al2O3, MgO, Na2O
Lấy phần 2 cho vào dd HCl dư thu được V lít khí H2 thoát ra(đktc) và dd A, cô cạn dd A thu được M gam muối khan
a, Viết các PTHH xảy ra
b, Tính giá trị của V và m. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn
@Phạm Thị Thùy Trinh @Toshiro Koyoshi @NHOR @Isla Chemistry @Tâm Hoàng @Huỳnh Thanh Trúc @phamthimai146
 

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
Đề 6
Câu 1: a
Điều chế hidro: Zn + 2HCl -----> ZnCl2 + H2 / Zn + H2SO4 ----> ZnSO4 + H2
2Al + 6HCl -----> 2AlCl3 + H2 / 2Al + 3H2SO4 ----> Al2(SO4)3 + 3H2
ĐIều chế oxi: 2KMnO4 ----> K2MnO4 + MnO2 + O2 ; 2KClO3 ----> 2KCl + 3O2 ; 2H2O --->(điện phân) H2 + O2
b. Khí H2: Thu bằng cach đẩy nước hoặc đẩy không khí ( đẩy không khí để úp bình thu).
Khí O2: thu bằng cách đẩy nước.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: NikolaTesla

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
Đề 6:
2. Trích mẫu thử vào các ống nghiệm.
Cho quỳ tím vào các mẫu thử
- Mẫu thử làm quỳ hóa xanh: NaOH và Ca(OH)2
- Mẫu thử làm quỳ hóa đỏ: HCl
- Mẫu thử không đổi màu quỳ là NaCl
Sục CO2 vào mẫu thử làm quỳ hóa xanh, ống nghiệm xuất hiện vẩn dục là Ca(OH)2, ko hiện tượng gì là NaOH
PT: Ca(OH)2 + CO2 ----> CaCO3 + H2O ; 2NaOH + CO2 ----> Na2CO3 + H2O
 
  • Like
Reactions: NikolaTesla

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
Câu 2: Thực hiện nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 để thu khí Oxi, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng các chất còn lại sau phản ứng bằng nhau.
a, Tính tỉ lệ a/b
b, Tính tỉ lệ thể tích khí oxi tạo thành của 2 phản ứng
2KClO3 ------> 2KCl + 3O2 (1)
a/122,5 --------> a/122,5 mol
2KMnO4 ------> K2MnO4 + MnO2 + O2 (2)
b/158 ------------>b/316------>b/316
Theo bài ra: mKCl = mK2MnO4 + mMnO2
=> 74,5.a/122,5 = 197.b/316 + 87.b/316 = 71b/79
=> a/b = 1,48
b. nO2(1) = 3a/245 mol ; nO2(2) = b/316 mol
nO2(1)/nO2(2) = 948/245. a/b = 5,72
 
  • Like
Reactions: NikolaTesla

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
ĐỀ 07
Câu 1:
a, Cho các nguyên tố sau: Ca, S, H và O. Hãy viết CTHH của các loại hợp chất vô cơ đã học được tạo thành từ các nguyên tố trên và gọi tên của chúng
b, Xác định công thức hóa học của A, B, C và viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi biến hóa sau(ghi rõ điều kiện phản ứng)
[tex]KMnO_{4}\overset{(1)}{\rightarrow}A\overset{2}{\rightarrow}Fe_{3}O_{4}\overset{3}{\rightarrow}B\overset{(4)}{\rightarrow}H_{2}SO_{4}\overset{(5)}{\rightarrow}C\overset{(6)}{\rightarrow}H_{2}O[/tex]
a. H2SO, CaSO4, H2O; Ca(OH)2 ; CaS; H2S
Tên gọi thì bạn tự xem lại xem các chất trên thuộc loại hợp chất nào: axit, bazo, muối để gọi tên
b. (1) 2KMnO4 ---->(to) K2MnO4 + MnO2 + O2
(2) 3Fe + 2O2 ---->(to) Fe3O4
(3) 2Fe3O4 + 10H2SO4đặc ----->(to) 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O
(4) 2SO2 + O2 + 2H2O -----> 2H2SO4
(5) C6H12O6 ----->(H2SO4 đặc) 6C + 6H2O
(6) C + 2H2SO4 đặc, nóng -----> CO2 + 2SO2 + 2H2O
Câu 2: a, Từ các nguyên liệu khác nhau, viết 4 PTHH của phản ứng điều chế oxi và 3 PTHH của phản ứng điều chế Hidro(ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
2KMnO4 ---->(to) K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 ----->(to) 2KCl + 3O2
2H2O ----> (điện phân) 2H2 + O2
2H2O2 ----->(xt: MnO2) 2H2O + O2
- ĐIều chế H2:
Zn + H2SO4 ----> ZnSO4 + H2
2Al + 6HCl ----> 2AlCl3 + 3H2
2H2O ----> (điện phân) 2H2 + O2

a, Có 5 chất rắn màu trắng đựng riêng biệt trong 5 lọ mất nhãn là Fe, Na, CaO, Na2O, P2O5. Chỉ được dùng thêm nước và quỳ tím, hãy trình bày pp hóa học nhận ra mỗi lọ
Lấy từ mỗi lọ ra một ít hóa chất (có đánh số thứ tự)
- Hòa tan nước vào các mẫu thử: Mẫu thử không tan là Fe; mẫu thử tan, có khí không màu thoát ra, pứ tỏa nhiệt là Na; 3 mẫu thử còn lại tan trong nước là CaO; Na2O và P2O5.
- Cho quỳ tím vào dung dịch của các mẫu thử CaO, Na2O, P2O5: quỳ tím hóa đỏ là ống nghiệm chứa P2O5; Quỳ hóa xanh là ống nghiệm chứa CaO và Na2O
- Sục CO2 vào ống nghiệm chứa 2 dd còn lại; ống nghiệm xuất hiện vẩn đục là Ca(OH)2; ko hiện tượng là NaOH
PT: 2Na + 2H2O ----> 2NaOH + H2
CaO + H2O ----> Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O ----> 2H3PO4
Na2O + H2O -----> 2NaOH
Ca(OH)2 + CO2 -----> CaCO3 + H2O
2NaOH + CO2 -----> Na2CO3 + H2O
 
  • Like
Reactions: NikolaTesla

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
Câu 3:
a, Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại M thu được 1,25m gam oxit. Xác định kim loại M.
b, Trộn tỉ lệ thể tích(đo ở cùng điều kiện) như thế nào giữa khí N2 và CO2 để thu được một hh khí có tỉ khối đối với khí hidro là 18,8
2xM +y O2 ----> 2MxOy
mO2 = m Oxit - mM = 0,25m => nO2 = m/128 (mol) ; nM = m/M
Theo PT: nM = 2x/y. nO2 = 2mx/128y (mol) = m/M
=>M = 64y/x
Biện luận: x=y=1 => M = 64 Vậy M là Cu
b. Gọi mol N2 và CO2 lần lượt là a và b ta có:
Mtb = 18,8.2 = (28a + 44b)/(a + b) => tỉ lệ a/b

Câu 4: Chia m gam hh dạng bột gồm sắt và đồng thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho phản ứng với HCl dư, thấy thoát ra 1,68 lít khí(đktc)
Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn trong không khí, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn tăng thêm 6,4 gam.
Tính m và thành phần % khối lượng mỗi chất trog hh ban đầu
Giải:
Gọi mol của Fe và Cu trong mỗi phần lần lượt là a và b
- Phần 1: a = nFe = nH2. = 1,68/22,4 = 0,075 mol
- Phần 2: Sau khi đốt cháy hoàn toàn trong không khí thu được CuO:a mol và Fe3O4:0,025 mol
(16a + 4.0,025.16) = 6,4 => a = 0,3 mol
Vậy hỗn hợp ban đầu có Cu: 0,6 mol và Fe:0,15 mol
=> m và %m mỗi chất
 
  • Like
Reactions: NikolaTesla

NikolaTesla

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng một 2019
273
102
86
Nghệ An
THCS
Câu 3:
a, Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại M thu được 1,25m gam oxit. Xác định kim loại M.
b, Trộn tỉ lệ thể tích(đo ở cùng điều kiện) như thế nào giữa khí N2 và CO2 để thu được một hh khí có tỉ khối đối với khí hidro là 18,8
2xM +y O2 ----> 2MxOy
mO2 = m Oxit - mM = 0,25m => nO2 = m/128 (mol) ; nM = m/M
Theo PT: nM = 2x/y. nO2 = 2mx/128y (mol) = m/M
=>M = 64y/x
Biện luận: x=y=1 => M = 64 Vậy M là Cu
b. Gọi mol N2 và CO2 lần lượt là a và b ta có:
Mtb = 18,8.2 = (28a + 44b)/(a + b) => tỉ lệ a/b

Câu 4: Chia m gam hh dạng bột gồm sắt và đồng thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho phản ứng với HCl dư, thấy thoát ra 1,68 lít khí(đktc)
Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn trong không khí, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn tăng thêm 6,4 gam.
Tính m và thành phần % khối lượng mỗi chất trog hh ban đầu
Giải:
Gọi mol của Fe và Cu trong mỗi phần lần lượt là a và b
- Phần 1: a = nFe = nH2. = 1,68/22,4 = 0,075 mol
- Phần 2: Sau khi đốt cháy hoàn toàn trong không khí thu được CuO:a mol và Fe3O4:0,025 mol
(16a + 4.0,025.16) = 6,4 => a = 0,3 mol
Vậy hỗn hợp ban đầu có Cu: 0,6 mol và Fe:0,15 mol
=> m và %m mỗi chất
giúp e làm đề 08 đi anh:)
 
Top Bottom