

I. PHẦN ĐỌC HIỂU:
Câu 1: Phương thức nghị luận
Câu 2: Anh hùng là người có thái độ trước khó khăn, nghịch cảnh như sau:
- Can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất
- Hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người.
- Xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi.
Câu 3: Câu "Anh hùng không phải là mẫu người "hoàn hảo" vì chẳng có ai hoàn hảo"
- Anh hùng cũng là một cá nhân trong cộng đồng. Họ cũng có điểm mạnh và điểm yếu như mỗi chúng ta.
- Anh hùng có cuộc sống riêng như những người khác. Song có điều, những suy nghĩ, hành động của họ xuất phát từ nỗ lực, thái độ và hành động của họ trong cuộc sống để chúng ta học tập, noi theo.
- Anh hùng không phải hình mẫu lí tưởng. Anh hùng cũng có thể là những con người xung quanh cuộc sống.
Câu 4:
- Đồng ý với quan niệm.
- Vì:
+ Cá nhân con người trong cuộc đời không thể hoàn hảo tất cả, thậm chí cũng có thể mắc sai lầm, dù ở bất kì mức độ nào.
+ Không thể vì một sai lầm mà phủ nhận tất cả những cống hiến của mỗi cá nhân trong cuộc đời.
+ Những cống hiến là những đóng góp về công sức, trí tuệ của mỗi cá nhân. Vì vậy, không thể dùng những sai lầm để bác bỏ những đóng góp cho cộng đồng, xã hội.
+ Mỗi chúng ta cần có thái độ sống có ích cho bản thân, xã hội; cố gắng tự hoàn chỉnh chính mình trong cuộc sống.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
- Đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ
- Yêu cầu:
+ Hình thức trình bày: Đoạn văn tổng-phân-hợp
+ Thao tác sử dụng: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ
- Gợi ý nội dung:
+ Giải thích: hành động nhỏ là hành động bình thường, giản dị có thể bắt gặp ở bất cứ ai, bất kì hoàn cảnh nào. Anh hùng giữa đời thường là con người xung quanh ta với những suy nghĩ, hành động cao đẹp đối với xã hội.
+ Bình luận: Hành động nhỏ có ý nghĩa đối với cá nhân, cộng đồng sẽ giúp cuộc sống tốt đẹp hơn; truyền đi nhiều thông điệp sống có ích tới cộng đồng. Cá nhân mỗi con người đó luôn biết sống vì mọi người, họ làm việc và hành động vì cái tâm trong sáng, không vụ lợi; cho đi mà không hề nhận lại. Họ sống và làm việc không phải để nhận được sự ca ngợi, tuyên dương. Họ tự nhận thấy mình cần sống có trách nhiệm, có ý nghĩa cho xã hội. Họ anh hùng ngay trong lời nói, hành động của chính mình. Vì thế, anh hùng có thể chính là những con người giản dị sống xung quanh chúng ta, không phải những con người quyền thế.
+ Chứng minh: những người hiến máu nhân đạo, làm từ thiện. Cụ thể: các chiến sĩ, bác sĩ trong công tác chống dịch Covid -19 hay những người ủng hộ (các bà, các mẹ tuổi cao; những người nghèo)
+ Bác bỏ: Xã hội có nhiều người sống ích kỉ, sống chỉ vì mình; không quan tâm tới mọi người xung quanh
+ Khẳng định: Tính đúng đắn của nhận định
+ Liên hệ: cá nhân mỗi người, nhất là học sinh cần sống có trách nhiệm với chính mình và sống có ý nghĩa cộng đồng, xã hội.
Câu 2
a. Mở bài:
- Vị trí tác giả, p/c sáng tác:
+ Là nhà văn lớn, có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt Nam hiện đại.
+ Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường; thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau.
- Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”:
+ Là một truyện ngắn trong tập “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài, được giải nhất tiểu thuyết, giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.
+ Tác phẩm ra đời từ kết quả cuộc thâm nhập đời sống đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc, kể về cuộc đời khốn khó trăm chiều của người dân vùng cao khi chưa có ánh sáng của Đảng.
- Dẫn vấn đề:
Đọc “Vợ chồng A Phủ”, ta không thể quên được sức sống tiềm tàng của Mị trong những đêm tình mùa xuân.
b. Thân bài:
1. Khái quát
- Nguyên nhân về làm dâu: vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ từ hồi cưới nhau.
- Mị bị bóc lột về sức khỏe, áp chế tinh thần -> Mị sống như đã chết.
2. Phân tích:
a. Những nhân tố:
- Cảnh sắc mùa xuân Tây Bắc: gió và rét rất dữ dội…những chiếc váy hoa đem ra phơi…đám trẻ cười ầm….-> mùa xuân tràn đầy niềm vui và sức sống, là một mùa xuân đến sớm.
- Rượu: Mị uống rượu, lén lấy hũ rượu cứ uống ừng ực từng bát, như nuốt căm hờn, tủi nhục -> giúp Mị quên đi thực tại đau đớn.
- Tiếng sáo: 8 lần đề cập và 3 lần đặc tả, gợi nhắc quá khứ trong Mị và dẫn bước ý thức của Mị.
b. Diễn biến tâm trạng:
- Ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi
- Uống rượu ừng ực từng bát
- Ý thức cuộc sống trở lại
+ Nhớ lại những kỉ niệm ngọt ngào của quá khứ: thổi sáo, thổi lá giỏi, “có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”
+ “… Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước… Mị muốn đi chơi…”
+ Mị muốn chết:
“Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra”
+ Trong đầu Mị vẫn đang rập rờn tiếng sáo:
“Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu quả pao rơi rồi”.
- Mị hành động:
+ “lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu” cho sáng -> như thể Mị đang tự thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tối tăm của mình.
+ “quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”
-> Mị muốn được đi chơi xuân, Mị như quên hẳn sự có mặt của A Sử. Bời giờ đây Mị đang sống của những ngày tháng trong quá khứ tươi đẹp.
- Tâm trạng trong đêm bị trói:
Tiếng sáo vẫn đưa Mị đi theo những cuộc chơi. Mị thấy mình không bằng con trâu con ngựa. Mị sợ phải chết như người đàn bà đời trước.
- Đánh giá: Ý thức về cuộc sống, lòng yêu đời và khát vọng sống mãnh liệt đã thực sự trỗi dậy trong Mị. Sự trỗi dậy này không đủ để thay đổi số phận nhưng nó là tiền đề quan trọng chuẩn bị cho những đột biến lớn hơn trong cuộc đời Mị.
c. Về nghệ thuật: bút pháp khắc họa nội tâm tinh tế, bút pháp trần thuật hấp dẫn, đối lập giữa hiện tại và quá khứ.v.v…
c. Kết bài:
Thông qua việc phát hiện sức sống tiềm tàng của Mị ở đoạn miêu tả thứ hai, Tô Hoài gửi gắm sự đồng cảm, sẻ chia với số phận khổ đau của Mị; phát hiện và nâng niu những phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng chân chính của người lao động; tin tưởng vào khả năng tự giải phóng của họ - > Ngòi bút nhân đạo sâu sắc của Tô Hoài.
(Đáp án sưu tầm từ thầy Hoài Thanh)
Câu 1: Phương thức nghị luận
Câu 2: Anh hùng là người có thái độ trước khó khăn, nghịch cảnh như sau:
- Can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất
- Hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người.
- Xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi.
Câu 3: Câu "Anh hùng không phải là mẫu người "hoàn hảo" vì chẳng có ai hoàn hảo"
- Anh hùng cũng là một cá nhân trong cộng đồng. Họ cũng có điểm mạnh và điểm yếu như mỗi chúng ta.
- Anh hùng có cuộc sống riêng như những người khác. Song có điều, những suy nghĩ, hành động của họ xuất phát từ nỗ lực, thái độ và hành động của họ trong cuộc sống để chúng ta học tập, noi theo.
- Anh hùng không phải hình mẫu lí tưởng. Anh hùng cũng có thể là những con người xung quanh cuộc sống.
Câu 4:
- Đồng ý với quan niệm.
- Vì:
+ Cá nhân con người trong cuộc đời không thể hoàn hảo tất cả, thậm chí cũng có thể mắc sai lầm, dù ở bất kì mức độ nào.
+ Không thể vì một sai lầm mà phủ nhận tất cả những cống hiến của mỗi cá nhân trong cuộc đời.
+ Những cống hiến là những đóng góp về công sức, trí tuệ của mỗi cá nhân. Vì vậy, không thể dùng những sai lầm để bác bỏ những đóng góp cho cộng đồng, xã hội.
+ Mỗi chúng ta cần có thái độ sống có ích cho bản thân, xã hội; cố gắng tự hoàn chỉnh chính mình trong cuộc sống.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
- Đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ
- Yêu cầu:
+ Hình thức trình bày: Đoạn văn tổng-phân-hợp
+ Thao tác sử dụng: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ
- Gợi ý nội dung:
+ Giải thích: hành động nhỏ là hành động bình thường, giản dị có thể bắt gặp ở bất cứ ai, bất kì hoàn cảnh nào. Anh hùng giữa đời thường là con người xung quanh ta với những suy nghĩ, hành động cao đẹp đối với xã hội.
+ Bình luận: Hành động nhỏ có ý nghĩa đối với cá nhân, cộng đồng sẽ giúp cuộc sống tốt đẹp hơn; truyền đi nhiều thông điệp sống có ích tới cộng đồng. Cá nhân mỗi con người đó luôn biết sống vì mọi người, họ làm việc và hành động vì cái tâm trong sáng, không vụ lợi; cho đi mà không hề nhận lại. Họ sống và làm việc không phải để nhận được sự ca ngợi, tuyên dương. Họ tự nhận thấy mình cần sống có trách nhiệm, có ý nghĩa cho xã hội. Họ anh hùng ngay trong lời nói, hành động của chính mình. Vì thế, anh hùng có thể chính là những con người giản dị sống xung quanh chúng ta, không phải những con người quyền thế.
+ Chứng minh: những người hiến máu nhân đạo, làm từ thiện. Cụ thể: các chiến sĩ, bác sĩ trong công tác chống dịch Covid -19 hay những người ủng hộ (các bà, các mẹ tuổi cao; những người nghèo)
+ Bác bỏ: Xã hội có nhiều người sống ích kỉ, sống chỉ vì mình; không quan tâm tới mọi người xung quanh
+ Khẳng định: Tính đúng đắn của nhận định
+ Liên hệ: cá nhân mỗi người, nhất là học sinh cần sống có trách nhiệm với chính mình và sống có ý nghĩa cộng đồng, xã hội.
Câu 2
a. Mở bài:
- Vị trí tác giả, p/c sáng tác:
+ Là nhà văn lớn, có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt Nam hiện đại.
+ Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường; thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau.
- Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”:
+ Là một truyện ngắn trong tập “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài, được giải nhất tiểu thuyết, giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.
+ Tác phẩm ra đời từ kết quả cuộc thâm nhập đời sống đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc, kể về cuộc đời khốn khó trăm chiều của người dân vùng cao khi chưa có ánh sáng của Đảng.
- Dẫn vấn đề:
Đọc “Vợ chồng A Phủ”, ta không thể quên được sức sống tiềm tàng của Mị trong những đêm tình mùa xuân.
b. Thân bài:
1. Khái quát
- Nguyên nhân về làm dâu: vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ từ hồi cưới nhau.
- Mị bị bóc lột về sức khỏe, áp chế tinh thần -> Mị sống như đã chết.
2. Phân tích:
a. Những nhân tố:
- Cảnh sắc mùa xuân Tây Bắc: gió và rét rất dữ dội…những chiếc váy hoa đem ra phơi…đám trẻ cười ầm….-> mùa xuân tràn đầy niềm vui và sức sống, là một mùa xuân đến sớm.
- Rượu: Mị uống rượu, lén lấy hũ rượu cứ uống ừng ực từng bát, như nuốt căm hờn, tủi nhục -> giúp Mị quên đi thực tại đau đớn.
- Tiếng sáo: 8 lần đề cập và 3 lần đặc tả, gợi nhắc quá khứ trong Mị và dẫn bước ý thức của Mị.
b. Diễn biến tâm trạng:
- Ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi
- Uống rượu ừng ực từng bát
- Ý thức cuộc sống trở lại
+ Nhớ lại những kỉ niệm ngọt ngào của quá khứ: thổi sáo, thổi lá giỏi, “có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”
+ “… Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước… Mị muốn đi chơi…”
+ Mị muốn chết:
“Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra”
+ Trong đầu Mị vẫn đang rập rờn tiếng sáo:
“Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu quả pao rơi rồi”.
- Mị hành động:
+ “lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu” cho sáng -> như thể Mị đang tự thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tối tăm của mình.
+ “quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”
-> Mị muốn được đi chơi xuân, Mị như quên hẳn sự có mặt của A Sử. Bời giờ đây Mị đang sống của những ngày tháng trong quá khứ tươi đẹp.
- Tâm trạng trong đêm bị trói:
Tiếng sáo vẫn đưa Mị đi theo những cuộc chơi. Mị thấy mình không bằng con trâu con ngựa. Mị sợ phải chết như người đàn bà đời trước.
- Đánh giá: Ý thức về cuộc sống, lòng yêu đời và khát vọng sống mãnh liệt đã thực sự trỗi dậy trong Mị. Sự trỗi dậy này không đủ để thay đổi số phận nhưng nó là tiền đề quan trọng chuẩn bị cho những đột biến lớn hơn trong cuộc đời Mị.
c. Về nghệ thuật: bút pháp khắc họa nội tâm tinh tế, bút pháp trần thuật hấp dẫn, đối lập giữa hiện tại và quá khứ.v.v…
c. Kết bài:
Thông qua việc phát hiện sức sống tiềm tàng của Mị ở đoạn miêu tả thứ hai, Tô Hoài gửi gắm sự đồng cảm, sẻ chia với số phận khổ đau của Mị; phát hiện và nâng niu những phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng chân chính của người lao động; tin tưởng vào khả năng tự giải phóng của họ - > Ngòi bút nhân đạo sâu sắc của Tô Hoài.
(Đáp án sưu tầm từ thầy Hoài Thanh)