- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nguồn: Cỏ Dại. Mình sẽ công bố đáp án và có giải chi tiết một số câu sau ít thời gian nữa (tác giả của đề thi này đã giải rồi, nhưng chưa chắc đã chính xác; các hs khác vào giải thử - có thắc mắc cứ hỏi nhé)
Đáp án (và có giải chi tiết một số câu trong đề thi):
- câu 1: B. cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi dẫn tới sự hình thành nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Hình thức "nhà nước vô sản" có từ thời Công xã Paris, được hiện thực hóa sau cách mạng tháng Mười Nga
- câu 2: C. Phong trào "đồng khởi" có 2 ý nghĩa quan trọng (xem lại SGK), nó đã thực hiện thành công chủ trương của Hội nghị 15 của Đảng (1/1959)
- câu 3: D. Các nước Đông Nam Á khởi nghĩa giành chính quyền ngay khi phát xít Nhật vừa đầu hàng - đó là vấn đề thời cơ cách mạng
- câu 4: D. Sự kiện đó là việc Nguyễn Ái Quốc tham gia Quốc tế III, sáng lập Đảng Cộng sản Pháp vì những chủ trương của hai tổ chức này trùng khớp với con đường cứu nước (con đường cách mạng vô sản) mà mình tìm được khi đọc toàn văn sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin (7/1920)
- câu 5: B. Dùng phương pháp loại trừ là ra - có ba tổ chức là xu hướng vô sản, cái còn lại là xu hướng tư sản
- câu 6: D. Xem lại chính sách đối ngoại của Liên Xô sau 1945 (hòa bình, hỗ trợ cho phong trào cách mạng các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới)
- câu 7: C. Để diệt giặc dốt, vì trước cách mạng thì 95% dân số Việt Nam mù chữ
- câu 8: D.
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc, chống phong kiến.
+ Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
- câu 9: A. Trường hợp hs không biết đáp án thì dùng phương án loại trừ là ra ngay: Đáp án B là ở chiến dịch Biên giới năm 1950, còn C,D thiên là phần kết quả. Cũng không nhất thiết phải đúng theo sách tham khảo như ý kiến này: "Bạn đọc trong sách tham khảo người ta ghi là: "Chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947 là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta giành được thắng lợi, đây là 1 thắng lợi có ý nghĩa quan trọng trong những buổi đầu kháng chiến:
Sau đó thì bên dưới mới là ý nghĩa, chứ cái câu dẫn xuống nó không phải là nội dung ý nghĩa nhé đâu các bạn, đừng có nhầm lẫn"
- câu 10: B. Bạn học kỹ kiến thức sách giáo khoa rồi thì bạn suy ra ngay (câu này học thuộc); thậm chí mà bí câu trả lời thì cũng tìm ra đáp án nhanh bằng phép loại trừ
- câu 11: C. Chính quyền Mĩ áp dụng chiến lược toàn cầu với mục đích làm bá chủ thế giới
- câu 12: A. Các bạn dùng loại trừ (nếu học kỹ bài): B sai vì Đảng lúc này chưa chủ trương đấu tranh cùng lúc về quân sự và chính trị; C sai vì đây là chủ trương của Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (1974 - 1975), D sai luôn vì Đảng lúc này chưa nhấn mạnh lắm đến bạo lực cách mạng như của Hội nghị 15 (1959) mà chỉ ghi là: đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.
- câu 13: A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII vào tháng 5/1941 chủ trương giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, còn Luận cương đề ra nhiệm vụ cách mạng chung cho toàn Đông Dương
- câu 14: C. Dùng loại trừ chút nào: A sai vì Hồng quân đang đánh quân Đức và giải phóng nhiều nước Đông Âu; B sai vì lúc này Nhật đang thống trị Đông Dương với tay sai hùng hậu, không có chuyện khủng hoảng - khủng hoảng chính trị chỉ đến sau khi Nhật đầu hàng đồng minh; D sai luôn vì quân đồng minh đã tấn công quân Nhật trên khắp mặt trận Viễn Đông sau trận Trân Châu Cảng năm 1941.
- câu 15: D. Câu này đáp án không rõ ràng, đáp án C và D cũng đúng luôn nhé các bạn. Nhưng mở sách giáo khoa (tr. 5) thì đáp án D chính xác. Đáp án C chỉ nói đến nơi đóng quân giữa các nước giải giáp quân phát xít, phân chia ảnh hưởng ở châu Âu và Á (không nói rõ là nước đồng minh nha); đáp án A không rõ ràng; B mang tính "nhử" nhưng cũng chưa phải là quyết định quan trọng
- câu 16: B. Câu này dùng loại trừ là ra
- câu 17: A. Phải sửa câu A là "thắng lợi của Mậu Thân 1968 đã buộc Mĩ ngồi vào bàn đàm phán Paris"
- câu 18: D. Các giai tầng Việt Nam dù có công việc và lợi ích khác nhau, nhưng chung một cái là đều mâu thuẫn với đế quốc và tay sai
- câu 19: A (dùng loại suy). Có ý kiến cho rằng, đáp án D cũng đúng luôn (tham khảo)
- câu 20: A
- câu 21. C (Loại trừ là ra NATO là liên minh quân sự giữa Mĩ và Tây Âu).
- câu 22. B. Loại trừ thì câu D sai hoàn toàn, chỉ chủ yếu là kinh tế và văn hóa đồng thời hạn chế ảnh hưởng của chính trị; đáp án A cũng sai vì chưa chắc gì hai nước của hai khối này có liên mình với nhau đâu, nguyên do xuất phát từ lợi ích của mỗi nước
- câu 23: B. A là sai rồi vì đây là kế hoạch phục hưng châu Âu của Mĩ; D sai luôn vì trật tự này tan rã ngay khi Hitler xóa bỏ nền cộng hòa Weimar năm 1933; phát xít thất bại khởi đầu cho phong trào cách mạng ở ba châu lục còn lại hình thành
- câu 24: B
- câu 25: D. Đáp án A sai vì chúng ta biết được khả năng của tiểu và trung địa chủ từ cương lĩnh rồi; Đáp án B: Nếu ghi là giải quyết mâu thuẫn chủ yếu thì đúng, cơ bản là sai; Đáp án C: Luận cương nặng về đấu tranh giai cấp nên chắc chắn cũng sai rồi. Chỉ có đáp án D đúng chủ trương này không chỉ giải quyết nguyện vọng của mỗi nông dân đâu mà tất cả các giai cấp và tầng lớp bị Pháp thống trị đều có chung nguyện vọng là độc lập dân tộc.
- câu 26: A. Các đáp án công khai là sai rồi, còn đáp án không có tổ chức cũng sai.
- câu 27. B. A và C sai vì sự chi phối của tư bản tài chính làm nên sự cực thịnh của chủ nghĩa tư bản. C sai luôn vì các trung tâm này hình thành trong thời gian chiến tranh lạnh diễn ra.
- câu 28. A. Câu này nói nhiều rồi nhỉ, hiệp định Sơ Bộ cộng nhận Việt Nam là 1 quốc gia mà đã là quốc gia thì phải có tính thống nhất (Tham khảo đề thi Đại học năm 2007)
- câu 29. C. câu này mở SGK xem lại
- câu 30. C. Chính "vô sản hóa" làm cho chủ nghĩa Mác - Lenin đi sâu vào phong trào quần chúng.
- câu 31: C. Xem bài Cách mạng khoa học kỹ thuật và xu thế toàn cầu hóa. Một hệ quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại là hình thành xu thế toàn cầu hóa hay liên kết khu vực.
- câu 32: A. Cách mạng tháng Tám là kết hợp thành thị với nông thôn; còn cách mạng tháng Mười Nga chủ yếu ở thành thị rồi lan xuống nông thôn (xem lại SGK lớp 11)
- câu 33: D. Đều là khởi nghĩa từng phần - Xem thuật ngữ khởi nghĩa từng phần: Cuộc đấu tranh vũ trang cách mạng nổ ra ở từng vùng, theo đường lối, kế hoach chung, giành chính quyền và thiết lập chính quyền cách mạng ở địa phương, kết hợp với chiến tranh du kích cục bộ phát triển thành Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Trong thời kì vận động chuẩn bị Cách mạng tháng Tám 1945, khởi nghĩa từng phần đã xuất hiện từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5 – 1941), đặc biệt sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 – 3 – 1945) và tiến tới tổng nghĩa tháng Tám 1945. Phong trào Đồng khởi trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng là những cuộc khởi nghĩa từng phần.
- câu 34: B
- câu 35: B
- câu 36: D
- câu 37: A. Hãy xem tư liệu này: Hãy phân tích thái độ chính trị mỗi thế lực ngoại xâm để xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công?
- Quân đội Nhật là quân đội bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chờ quân Đồng minh giải giáp để hồi hương. Mặc dù quân Nhật còn có những hành động chống phá cách mạng Việt Nam, nhưng không còn là kẻ thù trực tiếp của cách mạng Việt Nam như trong Cách mạng tháng Tám. - Anh vào Đông Dương với danh nghĩa Đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật ở phía Nam Vĩ tuyến 16. Do phải lo đối phó với phong trào giải phóng dân tộc đang lên cao trong các thuộc địa của Anh, nên họ không có khả năng ở lại Đông Dương lâu dài. Họ giúp Pháp trở lại Đông Dương. - Quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam với danh nghĩa Đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật ở phía Bắc Vĩ tuyến 16. Nhưng họ phải lo đối phó với lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đang ngày càng phát triển mạnh, nên sớm muộn cũng phải rút quân về nước. - Mĩ có chiến lược toàn cầu, nhưng đang phải lo ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu, đồng thời giúp Trung Hoa Dân quốc ở Trung Quốc, nên chưa có khả năng can thiệp trực tiếp vào Việt Nam. - Pháp âm mưu xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Chính phủ Đờgôn quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh trở lại xâm lược Đông Dương, cử Cao uỷ Pháp ở Đông Dương. Ngày 2-9-1945, quân Pháp xả súng bắn vào dân chúng ở Sài Gòn - Chợ Lớn đang dự mit tinh chào mừng “Ngày Độc lập”. Ngày 23-9-1945, chúng nổ súng tiến công ở Sài Gòn, rồi ngày càng mở rộng địa bàn chiếm đóng ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Thực dân Pháp bộc lộ rõ dã tâm xâm lược Việt Nam. Vì thế, kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam là thực dân Pháp xâm lăng, cần phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.
- câu 38. D. Đây là cân bằng lực lượng và điều hòa lợi ích của hai siêu cường và các nước liên minh. Đây là nguyên tắc ngoại giao do Ngoại trưởng Áo là Metternich đặt ra vào đầu thế kỷ XIX.
- câu 39: D. A sai vì phong kiến và thực dân bị xóa bỏ sau khi cách mạng tháng Tám thành công; B sai vì lực lượng tham gia cách mạng là toàn thể dân tộc; C sai luôn vì nhà nước đã thành lập rồi.
- câu 40: B. Dùng loại trừ ra thôi: A sai vì văn thân và sĩ phu lãnh đạo phong trào Cần Vương; C sai vì mục đích của phong trào cách mạng đầu thế kỷ XX không phải chống Pháp trực diện (hai xu hướng cách mạng không thể hòa hợp vào nhau); D sai vì bản thân Hoàng đế mất quyền từ lâu rồi, khôi phục lại là quyền dân chủ và dân tộc mất hết....
Last edited: