- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nguồn: Hà Thái Sơn
Sau đây là đáp án của mình (các bạn có thể đối chiếu với của H.T.S để xem xét và học tập nhé)
1.a. Đây là chính sách của B.Yeltsin. Ông ta nhiều lần chống đối chính quyền Liên Xô của Gorbachev, bị phương Tây mua chuộc nên thân phương Tây lộ liễu với lời hứa hão huyền: làm cho đất nước dân chủ và tự do. Chịu ảnh hưởng của Mĩ, ông ta mua chuộc và thao túng chính quyền Liên Xô, khuyến khích các nước của Liên Xô ly khai (trích dẫn Hồi ký Gorbachev)
2.d. Đây là kết quả sau khi Thế chiến 2 kết thúc - hệ thống XHCN hình thành và lan rộng sau khi cách mạng Trung Quốc thắng lợi
3.b.
4.a. Đây là biện pháp trước mắt; biện pháp lâu dài là tăng gia sản xuất
5.b
6.a
7.b
8.a (xem phần chính sách đối ngoại của Nhật từ 1951 đến 1973)
9.b. Loại suy là ra: D và A là sau giai đoạn Nhật vào Đông Dương năm 1940; C là thời kỳ cao trào 1936 - 1939
10.b
11.c. Phong trào Đồng khởi là đấu tranh chính trị; thắng lợi quân sự đầu tiên phải kể đến là trận Ấp Bắc
12.d. Đáp án A sai vì cải cách ruộng đất xong trước đó (1957), B là thực hiện giữa năm 1965 và C là thực hiện đầu năm 1961
13.d. D sai vì thắng lợi này chỉ làm quân giặc suy yếu một chút chứ không suy yếu đến mức phải từ bỏ chiến lược chiến lược của chúng. Quân giặc thua quân dân ta về cách đánh mà thôi
14.b
15.d. Nhân dân hưởng ứng vì còn tư tưởng "trung quân" (Nho giáo) chưa từ bỏ được ngay. A và B sai vì quyền lợi kinh tế và ruộng đất bị phong kiến và thực dân nắm hết sau Hiệp ước 1874 và 1884; C sai vì nêu đề cập đến nhân dân làm chủ là đối nghịch với quyền lợi của phong kiến và Pháp (tổn hại quyền lực, quyền lợi của phong kiến và thực dân)
16.a
17.c. Cái đó là Mĩ tuyên bố sau các đợt tấn công vũ bão của quân dân ta trong chiến dịch 1972
18.c. Nhật còn mạnh vì chưa bị đồng minh đánh bại hoàn toàn
19.c (mở SGK ra, quyết định đầu tiên - dòng cuối cùng)
20.a. H.T.S cho rằng hai đáp án A và C đều đúng. Nhưng theo mình thì A đúng hơn C vì đó là chủ trương của Cụ Hồ với mục đích kiên định: kéo dài hòa hoãn để chuẩn bị kháng chiến lâu dài; C là một phần của chính sách ngoại giao "thêm bạn bớt thù", loại bớt dần kẻ thù để tập trung vào Pháp là kẻ thù chính. B càng sai vì chẳng khác nào để đất nước cho giặc xâm lược khi ta dồn hết về Nam Bộ, Bắc Bộ bỏ trống và như thế rất nguy hiểm. D là không xảy ra rồi vì âm mưu của Pháp là xâm lược hơn là hợp tác, dù Chính phủ ta ra sức nhân nhượng chúng
21.b. H.T.S ghi đáp án là D. Mình đối chiếu lại theo SGK và nhiều tài liệu thì đáp án B chuẩn hơn, vì chủ nghĩa xã hội hình thành một hệ thống sẽ thúc đẩy phong trào cách mạng ở các nước Á, Phi và Mĩ latinh mạnh hơn bao giờ hết, dẫn tới hình thành nhiều quốc gia độc lập ở châu Phi và châu Á
22.b. Loại suy ra thôi: A chỉ là liên minh kinh tế giữa các nước châu Âu nhằm chống lại ảnh hưởng của Mĩ từ "kế hoạch Marshall" và kích thích các nước hợp tác cùng phát triển; C là sáng kiến của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu; D là sáng kiến của các nước châu Phi
23.a. Loại suy: B không xảy ra vì hai nhiệm vụ này không được Đảng thực hiện cùng lúc mà thực hiện theo tình hình cách mạng; C có từ thời Xô viết Nghệ - Tĩnh; D rất chung chung
24.b. H.T.S ghi là C; nhưng mình sửa lại là B mới đúng (EU và Asean đều cùng có ba trụ cột)
25.b. Đáp án D là thực lực của các nước lớn, nhất là hai siêu cường tác động đến sự hình thành trật tự mới sau Chiến tranh lạnh. Thất bại của cải cách Khrushev và cải tổ Gorbachev, thành công của đổi mới ở Việt Nam và Trung Quốc góp phần đưa trật tự thế giới mới sau 1991 theo xu hướng đa cực. Đáp án B là không tác động, vì phong trào cách mạng đã lớn mạnh và hình thành các quốc gia độc lập trong khi Chiến tranh lạnh đang diễn ra
26.d. Việt Nam thoát khỏi thế bao vây sau khi đại thắng ở chiến dịch Biên giới 1950. Đáp án C là Anh và Pháp suy yếu, riêng Mĩ là mạnh lên và trở thành siêu cường đối trọng với Liên Xô; đáp án B là hệ thống XHCN hình thành sau khi cách mạng Trung Quốc thắng lợi. Ở đáp án Á là phong trào đấu tranh đã phát triển mạnh sau 1945
27.a. Một Hs bình luận như vầy: câu 27 Cách mạng tháng 10 Nga bùng nổ ở các trung tâm đô thị rồi tỏa về nông thôn, cm Trung Quốc từ nông thôn tiến vào thành thị, lấy nông thôn bao vây thành thị, còn cm Vietnam lại có sự kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị. Diễn ra ở cả thành thị và nông thôn là điểm chung giữa cm 10 nga và cm Vn là k đúng. Như vậy đáp án câu 27 là chưa thỏa đáng. Theo Hs này: E nghĩ là không có đáp án nào thỏa mãn. Hình thức đấu tranh chủ yếu của cm 10 Nga là đấu tranh vũ trang không phải khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Bởi vì sau cm tháng 2, Đảng Bônsêvích tiến hành đấu tranh hòa bình trong vòng 8 tháng để tập hợp lực lượng quần chúng (không có diễn ra khởi nghĩa cục bộ, địa phương như ở Vietnam) và sau đó chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
28.b. Đáp án A sai, vì công nhân tự giác hoàn toàn sau khi Đảng thành lập; C sai luôn vì công nhân gia nhập vào các giai tầng khác, trở thành một lực lượng hùng mạnh (công nhân làm nòng cốt, nhưng không tách rời với đường lối chung của cách mạng Việt Nam và hòa vào cuộc đấu tranh chung của toàn thể nhân dân Việt Nam cùng chống kẻ thù chung). D sai vì đó là ý nghĩa của cuộc bãi công Ba Son (1925)
29.d
30.a. Đây là chủ trương nhất quán, được Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp họp cùng các tướng lĩnh ở Tỉn Keo (1953); đáp án B là nói đến cứ điểm Nà Sản (1952) và tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (1954); đáp án D là có từ khi quân ta giam chân Pháp ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 (1945 - 1946)
31.a
32.c. đáp án A là của Phan Bội Châu. Các hs xem lại SGK
33.c. A sai vì không có phong trào nào tạo ra bước ngoặt chính cả; B là kết quả của cao trào kháng Nhật cứu nước; D là sai, đảo ngược lại mới là đáp án đúng
34.d. Đáp án A thì cách mạng tháng tám giành độc lập và tự do, kháng Pháp chưa giành độc lập hoàn toàn; B là kháng Pháp chỉ giành thắng lợi được nửa nước, cách mạng tháng Tám thắng lợi trên hầu hết cả nước; C là đúng cho cách mạng tháng Tám
35.c. Hai cuộc cao trào cách mạng và Tổng khởi nghĩa đều là đấu tranh chính trị là chủ yếu
36.d
37.c
38.c
39.a. đáp án C sai vì cách mạng Trung Quốc thực chất là nội chiến, cách mạng Trung Quốc thắng lợi giúp phe XHCN được củng cố mạnh mẽ hơn (đáp án B); đáp án D là Mĩ lúc này mới gây ảnh hưởng và chưa nô dịch hoàn toàn
40.c. Vì mục tiêu của khởi nghĩa Yên Thế kp là khôi phục lại quốc gia phong kiến mà là chống Pháp để bảo vệ của sống của mình. Và cả Yên Thế với Cần Vương đều mang tính dân tộc
Last edited: