Hóa 9 Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cả nhà mình khởi động "mùa" BACK TO SCHOOL với nhà HMF nhé
Lớp 9 (Đề 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Dãy chất gồm các oxit bazơ là:

A. CuO, NO, MgO, CaO.

B. [imath]CuO, CaO, MgO, Na_2O[/imath].

C. [imath]CaO, CO_2, K_2O, Na_2O[/imath].

D. [imath]K_2O, FeO, P_2O_5, Mn_2O_7[/imath].

Câu 2: Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit ?

A . [imath]CO_2[/imath] B. [imath]SO_2[/imath] C. [imath]N_2[/imath] D. [imath]O_3[/imath]

Câu 3: Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là:

A. 20,4 B. 1,36 g C. 13,6 g D. 27,2 g

Câu 4: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ?

A. 2Na + 2[imath]H_2O[/imath] → 2NaOH + [imath]H_2[/imath]

B. BaO + [imath]H_2O[/imath] → [imath]Ba(OH)_2[/imath]

C. Zn + [imath]H_2SO_4[/imath] → [imath]ZnSO_4[/imath] + [imath]H_2[/imath]

D. [imath]BaCl_2[/imath] + [imath]H_2SO_4[/imath] → [imath]BaSO_4[/imath] + 2HCl

Câu 5: Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch [imath]CuSO_4[/imath] loãng, có hiện tượng sau:

A. Sủi bọt khí, màu xanh của dung dịch nhạt dần.

B. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần.

C. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, dung dịch không đổi màu.

D. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần

Câu 6: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với:

A. Dung dịch NaOH dư

B. Dung dịch [imath]H_2SO_4[/imath] loãng

C. Dung dịch HCl dư

D. Dung dịch [imath]HNO_3[/imath] loãng

Câu 7: Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit là:

A. S, C, P.

B. S, C, [imath]Cl_2[/imath].

C. C, P, [imath]Br_2[/imath].

D. C, Cl2, [imath]Br_2[/imath].

Câu 8: X là nguyên tố phi kim có hoá trị III trong hợp chất với khí hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố:

A. C B. S C. N D. P​

Phần tự luận

Câu 1: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi nhúng một viên kẽm vào:

a. Dung dịch [imath]CuSO_4[/imath]

b. Dung dịch HCl

Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết dung dịch các chất chứa trong các lọ bị mất nhãn sau: [imath]HCl, KOH, NaNO_3, Na_2SO_4[/imath]

Câu 3: Hãy lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a. Al + [imath]Cl_2[/imath] →

b. Cu + [imath]AgNO_3[/imath] →

c. [imath]Na_2O + H_2O[/imath] →

d. [imath]FeCl_3 + NaOH[/imath] →

Câu 4: Hoà tan hết 2,3g Na kim loại vào 97,8g nước . Hãy tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng?

Câu 5: Cho 10,5g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dd H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Hãy tính thành phần % theo khối lượng của Cu và Zn .

Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 3,25g một kim loại X (hoá trị II) bằng dung dịch HCl thu được 1,12 lít khí H2 (ở đktc). Hãy xác định tên kim loại X ?

Câu 7: Ngâm lá sắt có khối lượng 56 gam vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy lá sắt ra rửa nhẹ cân được 57,6 gam. Hãy tính khối lượng Ag sinh ra sau phản ứng?​
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
ĐÁP ÁN (ĐỀ 1 - LỚP 9)
Câu 1. B
Oxit bazo là oxit của kim loại

Câu 2. B
[imath]SO_2[/imath] góp phần gây nên mưa axit.

Câu 3. C
Zn + 2HCl -> [imath]ZnCl_2[/imath] + [imath]H_2[/imath]
[imath]m_{muôi}[/imath] = 0,1.136 = 13,6 gam.

Câu 4. D
Phản ứng trao đổi: [imath]BaCl_2 + H_2SO_4 → BaSO_4 + 2HCl[/imath]

Câu 5. D
[imath]Fe + CuSO_4 → FeSO_4 + Cu[/imath]
Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần

Câu 6. A
Al tác dụng với NaOH còn Fe thì không.

Câu 7. A

[imath]S + O_2 → SO_2[/imath]

[imath]C + O_2 → CO_2[/imath]

[imath]4P + 5O_2 → 2P_2O_5[/imath]

[imath]Cl_2[/imath] và [imath]Br_2[/imath] không tác dụng trực tiếp với [imath]O_2[/imath]

Câu 8. C
Hợp chất khí có dạng: [imath]RH_3[/imath]

Theo bài ra:​

%H= [imath]\dfrac{3}{3+R}[/imath].100=17,65 => R=14

TỰ LUẬN

Câu 1


a. Kẽm tan một phần, có lớp chất rắn màu đỏ bám vào viên kẽm, dung dịch màu xanh nhạt dần.

PTHH: [imath]Zn + CuSO_4 → ZnSO_4 + Cu[/imath]↓

b. Kẽm tan và có sủi bọt khí.

PTHH: [imath]Zn + 2HCl → ZnCl_2 + H_2[/imath]↑

Câu 2

- Lấy mỗi lọ 1 ít dung dịch làm mẫu thử. Cho quỳ tím lần lượt vào từng mẫu thử.

+ Mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch HCl.

+ Mẫu làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch KOH.

+ Mẫu không đổi màu quỳ tím là dung dịch [imath]NaNO_3[/imath] và [imath]Na_2SO_4[/imath]

- Cho dung dịch [imath]BaCl_2[/imath] lần lượt vào 2 mẫu thử còn lại.

+ Mẫu nào có tạo kết tủa trắng là dung dịch [imath]Na_2SO_4[/imath].

PTHH: [imath]BaCl_2 + Na_2SO_4 → BaSO_4↓ + 2NaCl[/imath]

+ Mẫu còn lại là [imath]NaNO_3[/imath]

Câu 3

a. 2[imath]Al + 3Cl_2 → 2AlCl_3[/imath]

b. [imath]Cu + 2AgNO_3 → Cu(NO_3)_2 + 2Ag[/imath]↓

c. [imath]Na_2O + H_2O → 2NaOH[/imath]

d. [imath]FeCl_3 + 3NaOH → Fe(OH)_3↓ + 3NaCl[/imath]

Câu 4

[imath]n_{Na}[/imath] = [imath]\dfrac{2,3}{23}[/imath] = 0,1 (mol)

2[imath]Na + 2H_2O → 2NaOH + H_2[/imath]

Theo pt: [imath]n_{NaOH}[/imath] =[imath]n_{Na}[/imath] = 0,1 mol ⇒ [imath]m_{NaOH}[/imath] = 0,1. 40 = 4g

=>[imath]n_{H_2}[/imath] = 0,05 mol ⇒ [imath]m_{H_2}[/imath] = 2. 0,05 = 0,1 g

mdd sau pư = 2,3 + 97,8 – 0,1 = 100g

C% = (mNaOH/mdd).100% = [imath]\dfrac{4}{100}[/imath].100% = 4%

Câu 5
[imath]n_{H_2}[/imath] = 0,1 mol

[imath]Zn + H_2SO_4 → ZnSO_4 + H_2[/imath]

Cu không tác dụng với [imath]H_2SO_4[/imath] loãng

Theo pt: [imath]n_{Zn}[/imath] = [imath]n_{H_2}[/imath] = 0,1 mol

⇒ [imath]m_{Zn}[/imath] = 0,1.65 = 6,5 g

⇒ [imath]m_{Cu}[/imath] = 10,5 – 6,5 = 4 g

% Zn = [imath]\dfrac{6,5}{10,5}[/imath].100% = 61,9%

% Cu = 100% - 61,9% = 38,1%

Câu 6

[imath]X + 2HCl → XCl_2 + H_2[/imath]

[imath]n_{H_2}[/imath] = 0,05 mol

Theo pt: nX =[imath]n_{Zn}[/imath] = 0,05 mol

[imath]M_X[/imath] = [imath]\dfrac{3,25}{0,05}[/imath] = 65 g/mol

⇒ X là Zn

Câu 7

[imath]Fe + 2AgNO_3 → Fe(NO_3)_2 + 2Ag[/imath]

1 mol Fe phản ứng tạo thành 2 mol Ag thì khối lượng tăng thêm là: 2.108 – 56 = 160g

Theo bài: m tăng = 57,6 – 56 = 1,6 g

⇒ [imath]n_{Fe}[/imath] pư = 1,6/160 = 0,1 mol

[imath]n_{Ag}[/imath] = 2.[imath]n_{Fe}[/imath] = 0,1.2 = 0,2 mol
$m_{Ag} = 0,2 .108 = 21,6 g

Các bạn còn thắc mắc gì thì ghi bên dưới nhé ^ ^
Rất mong chờ các câu hỏi và cách giải khác của cả nhà nha :MIM4
 
Last edited:

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Chiến tiếp thôi nàoooooooooooooo biết đâu trúng tủ 15p nha ^ ^
Lớp 9 (Đề 2)
Phần trắc nghiệm

Câu 1: Axit làm quỳ tím hóa

A. Xanh B. đỏ C. Hồng D. Vàng

Câu 2: Bazơ nào sau đây không tan trong nước.

A. NaOH B. KOH C. [imath]Ca(OH)_2[/imath] D. [imath]Cu(OH)_2[/imath]

Câu 3: Muối nào sau đây không tan.

A. [imath]K_2SO_3[/imath] B. [imath]Na_2SO_3[/imath] C.[imath]CuCl_2[/imath] D. [imath]BaSO_4[/imath]

Câu 4: Axit nào sau đây dễ bay hơi.

A. [imath]H_2SO_3[/imath] B. [imath]H_2SO_4[/imath] C. HCl D. [imath]HNO_3[/imath]

Câu 5: Cho 5,6g sắt vào dung dịch đồng sunfat dư. Khối lượng đồng thu được là:

A. 6,4 g B 12,8 g C. 64 g D. 128 g

Câu 6: Cho 2.7g Nhôm vào dung dịch axit clohiđric dư. Thể tích khí hiđrô thoát ra (đktc) là:

A. 3.36 l B. 2.24 l C. 6.72 l D. 4.48 l​

Phần tự luận

Câu 1. Hoàn thành chuổi phản ứng hoá học sau:

[imath]Fe -(1)→ FeCl_3 -(2)→ Fe(OH)_3 -(3)→ Fe_2O_3 -(4)→ Fe_2(SO_4)_3[/imath]

Câu 2. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học :

[imath]Na_2SO_4, HCl, H_2SO_4, NaCl[/imath]. Viết PTPƯ (nếu có)

Câu 3. Cho một lượng bột sắt dư vào 200ml dung dịch axit [imath]H_2SO_4[/imath]. Phản ứng xong thu được 4,48 lít khí hiđrô (đktc)

a. Viết phương trình phản ứng hoá học

b. Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng

c. Tính nồng độ mol của dung dịch axit [imath]H_2SO_4[/imath] đã dùng​
 
  • Love
Reactions: Myfriend_FPT

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Đáp án (Đề 2 - Lớp 9)

Trắc nghệm

Câu 1.
B

Axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 2. D

[imath]Cu(OH)_2[/imath] không tan trong nước.

Câu 3. D

[imath]BaSO_4[/imath] kết tủa bền, không tan trong nước.

Câu 4. A

[imath]H_2SO_3[/imath] là axit yếu, không bền ở điều kiện thường

[imath]H_2SO_3 → H_2O + CO_2[/imath]

Câu 5. A​
[imath]Fe + CuSO_4 -> FeSO_4 + Cu[/imath]
[imath]m_{Cu}[/imath] = 0,1.64 = 6,4 gam.

Câu 6. A.​
[imath]Al + 6HCl -> AlCl_3 + 3H_2[/imath]
→ V = 0,15.22,4 = 3,36 lít.

Tự Luận

Câu 1.


(1) 2[imath]Fe + 3Cl_2 → 2FeCl_3[/imath]

(2) [imath]FeCl_3 + 3NaOH → Fe(OH)_3 + 3NaCl[/imath]

(3) 2[imath]Fe(OH)_3 → Fe_2O_3 + 3H_2O[/imath]

(4) [imath]Fe_2O_3 + 3H_2SO_4 → Fe_2(SO_4)_3 + 3H_2O[/imath]

Câu 2.

- Cho quỳ tím vào các mẫu thử:

+ Nếu quỳ tím hóa đỏ là: HCl, H2SO4( nhóm 1)

+ Quỳ tím không chuyển màu là: Na2SO4 , NaCl. ( nhóm 2)

- Cho BaCl2 vào nhóm 1, chất nào xuất hiện kết tủa trắng là: [imath]H_2SO_4[/imath], còn lại là HCl

[imath]BaCl_2 + H_2SO_4 -> BaSO_4↓ + HCl[/imath]

- Cho [imath]BaCl_2[/imath] vào nhóm 2, chất nào xuất hiện kết tủa trắng là: [imath]Na_2SO_4[/imath], còn lại là NaCl

[imath]BaCl_2 + Na_2SO_4 → BaSO_4↓ + NaCl[/imath]

Câu 3.

a. [imath]Fe + H_2SO_4 → FeSO_4 + H_2[/imath]

b. Theo PTHH suy ra [imath]n_{Fe}[/imath] = [imath]n_{H_2}[/imath] = 0,2 mol
Khối lương Fe tham gia phả ứng là :
[imath]m_{Fe}[/imath] = 0,2.56 = 11,2 gam

c. Số mol của [imath]H_2SO_4[/imath] tham gia phản ứng là :
Theo PTHH suy ra [imath]n_{H_2SO_4}[/imath] = [imath]n_{H_2}[/imath] = 0,2 mol
[imath]V_{H_2SO_4}[/imath] = 200ml = 0,2 l
[imath]C_M[/imath] [imath]H_2SO_4[/imath] = [imath]\dfrac{0,2}{0,2}[/imath]= 1 M
Các bạn còn thắc mắc gì thì ghi bên dưới nhé ^ ^
Rất mong chờ các câu hỏi và cách giải khác của cả nhà nha :MIM4

rsz_2green_and_orange_school_supplies_illustration_welcome_back_to_school_banner.png
 
  • Love
Reactions: Myfriend_FPT
Top Bottom