Sử 8 Đề cương Sử 8 - HK 2

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Hãy khái quát tình hình xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX?
- Nhà Nguyễn còn tồn tại với tư cách là một nhà nước độc lập, có chủ quyền và tòan vẹn lãnh thổ.
- Nạn bành trướng của thực dân phương Tây ở các nước xung quanh.
- Thực dân Pháp lợi dụng các mối quan hệ từ trước chuẩn bị xâm lược nước ta.
2. Trình bày nguyên nhân và âm mưu của thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
* Nguyên nhân:
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông.
- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến VN khủng hoảng, suy yếu.
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô.
* Âm mưu:
- Giai đoạn đầu (1858-1859), Pháp chủ trương “đánh nhanh thắng nhanh” nhưng thất bại.
- Từ 1862 chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài.
- Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông, Pháp tìm cách đánh Campuchia rồi 3 tỉnh miền Tây, nhằm biến nơi này thành bàn đạp để chiếm Bắc Kì và Trung Kì.
3. Sau khi thua ở Đà nẵng, vì sao Pháp chọn Gia Định là nơi tấn công thứ hai?
- Chiếm vựa lúa Nam Bộ, cắt nguồn lương thực của triều Nguyễn.
- Làm chủ các cảng biển quan trọng ở Miền Nam.
- Chuẩn bị chiếm Cao Miên, dò đường sang miền Nam Trung Quốc.
- Triều đình rất khó tiếp ứng cho Gia Định vì quá xa xôi.
4. Nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí kết Hiệp ước 5/6/1862 (Nhâm Tuất)? Nêu những điểm chính trong 12 điều khoản của Hiệp ước?
* Nguyên nhân
- Nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.
- Rảnh tay phía Nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở phía Bắc.
* Những điểm chính trong Hiệp ước:
- Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và đảo Côn Lôn.
- Bồi thường chiến phí cho Pháp.
- Mở 3 cửa biển… cho Pháp vào buôn bán.
- Cho Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô.
- Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long khi nào triều đình buộc dân chúng ngừng kháng chiến.
5. Sự chống trả quyết liệt của quân dân ở Bắc Kì trước cuộc tấn công của Pháp lần thứ hai?
- Ở Hà Nội, nhân dân đốt nhà, tạo thành bức tường lửa; Tại nơi khác, nhân dân đắp đập, cắm kè, làm hầm chông…để ngăn bước tiến của quân Pháp.
- Ngày l 9 - 5 - l 883, quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Ri-vi-e bị giết.
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động…
6. Tại sao cho rằng từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Nguyễn đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp? Bằng sự kiện lịch sử hãy tóm tắt nhận định trên?
- Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) nhân nhượng Pháp nhiều quyền lợi.
- Hiệp ước Giáp Tuất (1874) chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp.
- Hiệp ước Hác-măng (1883), chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp thay mặt Việt Nam trong mọi việc giao thiệp với ngoại quốc…Hiệp ước này đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập…
7. Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng như thế nào?
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13 - 7 - 1885, Ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Có thể chia thành 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn l (1885 - l 888), bùng nổ trên khắp cả nước.
+ Giai đoạn 2 (l888 - l896), quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
8. Vì sao cho rằng cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.
- Phan Đình Phùng là thủ lĩnh có uy tín nhất trong phong trào Cần vương
- Được tổ chức tương đối chặt chẽ.
- Được đông đảo nhân dân ủng hộ.
- Thời gian tồn tại lâu nhất (1885-1895).
- Địa bàn rộng lớn (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).
- Tính chất ác liệt trong việc chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn.
- Lập được nhiều thắng lợi.
9. Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?
- Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong
- Chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại (chưa giải quyết mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và nông dân với địa chủ)
- Triều đình phong kiến Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh.
10. Sự phân hoá giai cấp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp?
- Giai cấp địa chủ phong kiến làm tay sai cho Pháp (một số địa chủ vừa, nhỏ có tinh thần yêu nước).
- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề.
- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện bị tư bản Pháp chèn ép…
- Tiểu tư sản thành thị, gồm chủ xưởng, viên chức, người làm nghề tự do.
- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.
11. Trình bày những nét chính về phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Sài Gòn?
- Trần Thiện Chánh và Lê Huy với 5.000 nghĩa binh chống Pháp trên sông Sài Gòn.
- Nghĩa quân của Nguyễn Văn Tiến hoạt động quanh vùng Bình Chánh.
- Nghĩa quân Dương Bình Tâm giết chết Đại úy Bác-bê…
- Nghĩa quân Trương Định hoạt động ở Gò Công gây cho Pháp nhiều tổn thất.
- Nguyễn Đình Chiểu và Phan Văn Trị dùng văn thơ để chống Pháp.
 

Cỏ đây

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng ba 2019
10
50
66
Nam Định
THPT
1. Hãy khái quát tình hình xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX?

6. Tại sao cho rằng từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Nguyễn đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp? Bằng sự kiện lịch sử hãy tóm tắt nhận định trên?
- Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) nhân nhượng Pháp nhiều quyền lợi.
- Hiệp ước Giáp Tuất (1874) chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp.
- Hiệp ước Hác-măng (1883), chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp thay mặt Việt Nam trong mọi việc giao thiệp với ngoại quốc…Hiệp ước này đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập…
.
chú ơi cháu ko hiểu câu hỏi này cho lắm
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
"đầu hàng từng bước" tức là triều đình Huế nhằm muốn hai thứ: nửa thì muốn đánh đuổi giặc, nửa thì muốn đầu hàng thực dân. Nhưng bản chất của triều đình là không bao giờ thay đổi - coi quyền lợi giai cấp là trên hết nên triều đình Huế "đầu hàng từ từ" để Pháp có thới gian chiếm đất nước, hơn nữa nó cố ý "nhờ" Pháp dẹp các cuộc khởi nghĩa của nông dân để nó yên ổn cai trị trong một bộ máy quá mục nát. Thực chất của nó là bán đất đổi lấy quyền lợi ích kỷ của bọn phong kiến Nguyễn thối nát (đổi đất để giảm sự phẫn nộ của dân, yên bình... nhưng ngược lại)
- "đầu hàng toàn bộ" là dâng hết cho giặc vì nhận thấy mình quá mất uy tín với nhân dân - vì muốn giữ cái quyền lợi ích kỷ của nó bất chấp ý kiến của nhân dân thế nào đi chăng nữa
 
  • Like
Reactions: Trang Vũ 2k5

Cỏ đây

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng ba 2019
10
50
66
Nam Định
THPT
Chú ơi giúp cháu luôn mai cháu thi rồi
Tại Gia định quân đội triều đình Huế đã mắc sai lầm j?Sai lầm đó đã dẫn đến những hậu quả j?
2. Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp như thế nào?
@Thái Minh Quân
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
1. Triều đình thiếu phòng bị và chậm trễ đối phó với giặc, không dám tổ chức phản công lớn để giữ lại thành dù quân dân trong thành rất quyết tâm kháng chiến. Chính chủ trương đánh giặc sai lầm này làm quân ta liên tiếp mất nhiều thành trì, trong đó có thành Biên Hòa, thành Vĩnh Long, thành Hà Nội (2 lần)... và dần mất lòng tin từ nhân dân; sai lầm này cũng tạo điều kiện cho Pháp mở rộng xâm lược các vùng đất lớn khác bằng vũ khí hiện đại, để rồi buộc triều đình Huế phải ký hiệp ước dâng đất cho Pháp để đổi lấy việc Pháp "trao trả" một số quyền lợi
2. Nhân dân phản đối quyết liệt các các bản hòa ước nhục nhã của triều đình Huế ký với Pháp, nổi lên chống lại quân giặc bằng nhiều hình thức khác nhau: khởi nghĩa vũ trang chống Pháp và các cuộc đột kích bất ngờ của các "nghĩa dũng" vô danh ở Gia Định, phong trào "tị địa" (bất hợp tác) của danh sĩ Nguyễn Thông, văn thơ chống Pháp của Phan Văn Trị và Nguyễn Đình Chiểu. Ở Gia Định, sau khi hòa ước 1862 được ký kết thì nhân dân nổi lên khởi nghĩa quyết liệt; đặc biệt là khởi nghĩa ở Lục tỉnh Nam Kỳ còn có sự liên minh với quân kháng chiến Campuchia. Ở Bắc Kỳ thì khi Pháp đánh chiếm hầu hết các tỉnh đồng bằng, nhân dân vùng lên chiến đấu quyết liệt khiến quân Pháp nhiều lần thất bại nhục nhã - nhất là hai chiến thắng của quân dân ta tại Cầu Giấy làm nức lòng dân ta, làm chùn bước và chậm lại quá trình xâm lăng của thực dân Pháp
 
Top Bottom