Giúp mình với ạ!
1.Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Mông-Nguyên có gì khác và giống so với lần thứ hai?
2.Trình bày những nét chính về tình hình văn học thời Trần.Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước,niềm tự hào dân tộc?
3.Em hãy trình bày vài nét về tình hình giáo dục thời Trần.Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục thời Trần so với thời Lý?(Ý là so sánh giống với khác ý ạ)
4.Nêu những thành tựu chủ yếu về khoa học-kĩ thuật thời Trần.Em có nhận xét gì về những thành tựu đó?
5.Nghệ thuật và kiến trúc điêu khắc thời Trần có những nét độc đáo gì so với thời kì trước?
6.Trần Quốc Tuấn có những đóng góp gì trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên?
7.Biển đảo có vai trò gì trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc ta?
8.Những sự kiện lịch sử nào đã đánh dấu Đà Nẵng trở thành bộ phận lãnh thổ của nước Đại Việt trong các thế kỉ XIV-XVII?
Câu 1:
Những điểm giống và khác nhau trong cách đánh quân xâm lược Nguyên ở cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba : Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba để biết được cách đánh giặc của nhà Trần, khi quân giặc mới tấn công vào xâm lược nước ta, với một lực lượng quân sự mạnh thì nhà Trần đã thực hiện những chủ trương, kế sách gì và khi quân giặc lâm vào tình thế khó khăn thì nhà Trần đã làm gì. Có giống với chủ trương kế sách của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai. Đồng thời, dựa vào diễn biến trận Bạch Đằng đánh đắm đoàn thuyền lương của giặc để thấy những điểm khác nhau trong kháng chiến lần thứ ba. Căn cứ vào những biểu hiện giống và khác nhau giữa lần kháng chiến thứ hai và thứ ba để trả lời.
Câu 2:
* Vài nét về tình hình văn học thời Trần:
- Nền văn học chữ Hán chứa đựng sâu sắc long yêu nước, tự hào dân tộc được phát triển mạnh mẽ.
- Nền văn học chữ Nôm bước đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Thiêm, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly,…
- Có nhiều tác gia nổi tiếng với các tác phẩm đặc sắc tiêu biểu như: Trần Quốc Tuấn với Hịch tướng sĩ, Trần Quang Khải với Tụng giá hoàn kinh sư, Trương Hán Siêu với Phú sông Bạch Đằng,…
* Văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, vì:
- Những tác phẩm hầu hết đều ra đời trong các chiến tranh như "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần binh lính, đề cao niềm tự hào dân tộc, ca ngợi chiến công hiển hách như "Phú sông Bạch Đằng", "Tụng giá hoàn kinh sư" thể hiện niềm vui chiến thắng , khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.
- Các tác phẩm văn học mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đã phản ánh tinh thần đoàn kết một lòng từ vua tôi, quần thần đến quần chúng nhân dân đều quyết tâm đánh giặc.
Câu 3:
* Tình hình giáo dục thời Trần:
- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.
- Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư.
- Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.
* Nhận xét:
- So với thời Lý, tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn. Thời Trần mở được nhiều trường học, các kì thi được tổ chức đều đặn, có quy chế rõ ràng: Định lệ thi thái học sinh (tiến sĩ) 7 năm một lần, quy định chọn tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) trong kì thi Đình.
- Giáo dục nhằm mục đích đào tạo nhân tài, vì vậy sự phát triển của giáo dục tạo điều kiện cho xã hội thời Trần phát triển hơn thời Lý:
“điều lệ mỗi ngày một nghiêm ngặt, ân điểm mỗi ngày một long trọng, công danh do đó mà ra, nhân tài đầy rẫy…”
Câu 4:
* Khoa học - kĩ thuật:
- Về lịch sử:
+ Cơ quan chuyên viết sử (quốc sử viện) ra đời, do Lê Văn Hưu đứng đầu.
+ Năm 1272, ông biên soạn xong bộ
"Đại Việt sử kí" gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.
- Về quân sự: tác phẩm nổi tiếng
"Binh thư yếu lược" của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.
- Về y học: Thầy thuốc Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.
- Về thiên văn học: Đặng Lô, Trần Nguyên Đán có nhiều đóng góp đáng kể.
- Về kĩ thuật: cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn có hiệu quả cao trong chiến đấu.
* Nhận xét:
- Khoa học - kĩ thuật thời kì này đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
- Nguyên nhân là do nền kinh tế, văn hóa, giáo dục thời Trần đã bắt đầu phát triển tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành khoa học - kĩ thuật.
- Khoa học - kĩ thuật thời Trần phát triển cao hơn so với thời Lý.
Câu 5:
Câu 6:
Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.
- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo
“Hịch tướng sĩ”.
- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng:
Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.
- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.
Câu 7:
Câu 8:
Có 3 câu mình không biết
Nguồn: Internet