- 22 Tháng sáu 2017
- 2,357
- 4,161
- 589
- 20
- TP Hồ Chí Minh
- THPT Gia Định


Câu 1: Xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành như thế nào?
- Cuối thế kỉ V, người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt…
- Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, phong chức tước cho các tướng lĩnh, quý tộc. Từ đó, xã hội châu Âu hình thành các giai cấp mới:
+ Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh, quý tộc nắm quyền thế và giàu có.
+ Nông nô: không có ruộng đất, làm thuê và phụ thuộc vào lãnh chúa.
=> Xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành.
Câu 2: Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?
- Về chính trị: bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện; cử người thân tín đi cai quản các địa phương; mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
- Về kinh tế: thi hành nhiều biện pháp giảm tô, thực hiện chế độ quân điền , sản xuất nông nghiệp phát triển, kinh tế phồn thịnh.
- Về đối ngoại: lấn chiếm các nước xung quanh-> lãnh thổ được mở rộng.
Câu 3: Nêu những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.
- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa .
- Bỏ chức Tiết độ sứ, tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương:
+ Trung ương: Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi việc, đặt ra chức quan văn, võ; quy định lễ nghi và sắc phục của quan lại.
+ Địa phương: có các thứ sử coi giữ các châu.
Câu 4: Tình hình văn hóa, giáo dục thời Lý có những nét gì nổi bật?
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long.
-Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
-Năm 1076, mở Quốc tử giám ,quan tâm giáo dục, khoa cử, văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Khắp nơi đều dựng chùa(Chùa Một Cột), đúc chuông.(chuông chùa Trùng Quang)....
-Ngày hội ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian. Kiến trúc, điêu khắc phát triển, con rồng là nghệ thuật độc đáo thời Lý.
->Thời Lý đánh dấu sự ra đời nền văn hóa riêng biệt của dân tộc - văn hóa Thăng Long
Câu 5: Nhà Lý đã làm những gì để đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước?
- Năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long.
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Xây dựng chính quyền quân chủ.
- Năm 1042 ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Quân đội gồm: quân bộ, quân thủy. Có hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương; thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”, vũ khí : giáo mác, đao kiếm…
- Đối nội: củng cố khối đoàn kết dân tộc.
-Đối ngoại: quan hệ bình thường với nhà Tống, Cham-pa; kiên quyết bảo toàn lãnh thổ.
Câu 6: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
- Chủ động tiến công trước để tự vệ.
- Phát huy sức mạnh toàn dân đánh giặc.
- Chọn sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến chặn giặc.
- Biết dùng thơ văn để khích lệ tinh thần quân sĩ.
- Biết chớp thời cơ: khi giặc lâm vào tình thế bị động thì đánh trận quyết chiến chiến lược.
- Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa để giữ quan hệ hòa hiếu với nước Tống.
Câu 7: Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý?
- Nông nghiệp: đẩy mạnh khẩn hoang, lập làng ,lập điền trang ,chia ruộng cho nông dân, đắp đê, nạo vét kênh. Đặt chức Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê.
-> Nhờ đó nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
- Thủ công nghiệp: các xưởng thủ công của nhà nước và nhân dân được phục hồi và phát triển như : đồ gốm, chế tạo vũ khí, đúc đồng, làm giấy...
- Thương nghiệp: chợ mọc lên nhiều. Ở Thăng Long có 61 phường. Buôn bán với nước ngoài phát triển, nhất là ở Vân Đồn (Quảng Ninh).
Câu 8: Nhà Trần đã chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên năm 1285 như thế nào?
- Triệu tập hội nghị Bình Than ( vương hầu, quan lại) để bàn kế đánh giặc.
- Trần Quốc Tuấn chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ.
- Mở Hội nghị Diên Hồng để bàn kế đánh giặc.
- Tổ chức tập trận và duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu.
- Quân sĩ đều thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”.
Câu 9: Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
- Các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đoàn kết đánh giặc, bảo vệ đất nước.
- Nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt, tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân. Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Nhà Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông Trần Quốc Tuấn.
Chúc các em thi tốt!
- Cuối thế kỉ V, người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt…
- Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, phong chức tước cho các tướng lĩnh, quý tộc. Từ đó, xã hội châu Âu hình thành các giai cấp mới:
+ Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh, quý tộc nắm quyền thế và giàu có.
+ Nông nô: không có ruộng đất, làm thuê và phụ thuộc vào lãnh chúa.
=> Xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành.
Câu 2: Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?
- Về chính trị: bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện; cử người thân tín đi cai quản các địa phương; mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
- Về kinh tế: thi hành nhiều biện pháp giảm tô, thực hiện chế độ quân điền , sản xuất nông nghiệp phát triển, kinh tế phồn thịnh.
- Về đối ngoại: lấn chiếm các nước xung quanh-> lãnh thổ được mở rộng.
Câu 3: Nêu những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.
- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa .
- Bỏ chức Tiết độ sứ, tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương:
+ Trung ương: Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi việc, đặt ra chức quan văn, võ; quy định lễ nghi và sắc phục của quan lại.
+ Địa phương: có các thứ sử coi giữ các châu.
Câu 4: Tình hình văn hóa, giáo dục thời Lý có những nét gì nổi bật?
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long.
-Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
-Năm 1076, mở Quốc tử giám ,quan tâm giáo dục, khoa cử, văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Khắp nơi đều dựng chùa(Chùa Một Cột), đúc chuông.(chuông chùa Trùng Quang)....
-Ngày hội ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian. Kiến trúc, điêu khắc phát triển, con rồng là nghệ thuật độc đáo thời Lý.
->Thời Lý đánh dấu sự ra đời nền văn hóa riêng biệt của dân tộc - văn hóa Thăng Long
Câu 5: Nhà Lý đã làm những gì để đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước?
- Năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long.
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Xây dựng chính quyền quân chủ.
- Năm 1042 ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Quân đội gồm: quân bộ, quân thủy. Có hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương; thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”, vũ khí : giáo mác, đao kiếm…
- Đối nội: củng cố khối đoàn kết dân tộc.
-Đối ngoại: quan hệ bình thường với nhà Tống, Cham-pa; kiên quyết bảo toàn lãnh thổ.
Câu 6: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
- Chủ động tiến công trước để tự vệ.
- Phát huy sức mạnh toàn dân đánh giặc.
- Chọn sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến chặn giặc.
- Biết dùng thơ văn để khích lệ tinh thần quân sĩ.
- Biết chớp thời cơ: khi giặc lâm vào tình thế bị động thì đánh trận quyết chiến chiến lược.
- Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa để giữ quan hệ hòa hiếu với nước Tống.
Câu 7: Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý?
- Nông nghiệp: đẩy mạnh khẩn hoang, lập làng ,lập điền trang ,chia ruộng cho nông dân, đắp đê, nạo vét kênh. Đặt chức Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê.
-> Nhờ đó nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
- Thủ công nghiệp: các xưởng thủ công của nhà nước và nhân dân được phục hồi và phát triển như : đồ gốm, chế tạo vũ khí, đúc đồng, làm giấy...
- Thương nghiệp: chợ mọc lên nhiều. Ở Thăng Long có 61 phường. Buôn bán với nước ngoài phát triển, nhất là ở Vân Đồn (Quảng Ninh).
Câu 8: Nhà Trần đã chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên năm 1285 như thế nào?
- Triệu tập hội nghị Bình Than ( vương hầu, quan lại) để bàn kế đánh giặc.
- Trần Quốc Tuấn chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ.
- Mở Hội nghị Diên Hồng để bàn kế đánh giặc.
- Tổ chức tập trận và duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu.
- Quân sĩ đều thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”.
Câu 9: Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
- Các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đoàn kết đánh giặc, bảo vệ đất nước.
- Nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt, tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân. Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Nhà Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông Trần Quốc Tuấn.
Chúc các em thi tốt!