Sử Đề cương ôn tập lịch sử lớp 7

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành như thế nào?

- Cuối thế kỉ V, người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt…

- Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, phong chức tước cho các tướng lĩnh, quý tộc. Từ đó, xã hội châu Âu hình thành các giai cấp mới:

+ Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh, quý tộc nắm quyền thế và giàu có.

+ Nông nô: không có ruộng đất, làm thuê và phụ thuộc vào lãnh chúa.

=> Xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành.

Câu 2: Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?

- Về chính trị: bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện; cử người thân tín đi cai quản các địa phương; mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

- Về kinh tế: thi hành nhiều biện pháp giảm tô, thực hiện chế độ quân điền , sản xuất nông nghiệp phát triển, kinh tế phồn thịnh.

- Về đối ngoại: lấn chiếm các nước xung quanh-> lãnh thổ được mở rộng.

Câu 3: Nêu những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.

- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa .

- Bỏ chức Tiết độ sứ, tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương:

+ Trung ương: Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi việc, đặt ra chức quan văn, võ; quy định lễ nghi và sắc phục của quan lại.

+ Địa phương: có các thứ sử coi giữ các châu.

Câu 4: Tình hình văn hóa, giáo dục thời Lý có những nét gì nổi bật?

- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long.

-Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

-Năm 1076, mở Quốc tử giám ,quan tâm giáo dục, khoa cử, văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Khắp nơi đều dựng chùa(Chùa Một Cột), đúc chuông.(chuông chùa Trùng Quang)....

-Ngày hội ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian. Kiến trúc, điêu khắc phát triển, con rồng là nghệ thuật độc đáo thời Lý.

->Thời Lý đánh dấu sự ra đời nền văn hóa riêng biệt của dân tộc - văn hóa Thăng Long

Câu 5: Nhà Lý đã làm những gì để đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước?

- Năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long.

- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Xây dựng chính quyền quân chủ.

- Năm 1042 ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

- Quân đội gồm: quân bộ, quân thủy. Có hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương; thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”, vũ khí : giáo mác, đao kiếm…

- Đối nội: củng cố khối đoàn kết dân tộc.

-Đối ngoại: quan hệ bình thường với nhà Tống, Cham-pa; kiên quyết bảo toàn lãnh thổ.

Câu 6: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

- Chủ động tiến công trước để tự vệ.

- Phát huy sức mạnh toàn dân đánh giặc.

- Chọn sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến chặn giặc.

- Biết dùng thơ văn để khích lệ tinh thần quân sĩ.

- Biết chớp thời cơ: khi giặc lâm vào tình thế bị động thì đánh trận quyết chiến chiến lược.

- Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa để giữ quan hệ hòa hiếu với nước Tống.

Câu 7: Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý?

- Nông nghiệp: đẩy mạnh khẩn hoang, lập làng ,lập điền trang ,chia ruộng cho nông dân, đắp đê, nạo vét kênh. Đặt chức Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê.

-> Nhờ đó nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng.

- Thủ công nghiệp: các xưởng thủ công của nhà nước và nhân dân được phục hồi và phát triển như : đồ gốm, chế tạo vũ khí, đúc đồng, làm giấy...

- Thương nghiệp: chợ mọc lên nhiều. Ở Thăng Long có 61 phường. Buôn bán với nước ngoài phát triển, nhất là ở Vân Đồn (Quảng Ninh).

Câu 8: Nhà Trần đã chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên năm 1285 như thế nào?

- Triệu tập hội nghị Bình Than ( vương hầu, quan lại) để bàn kế đánh giặc.

- Trần Quốc Tuấn chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ.

- Mở Hội nghị Diên Hồng để bàn kế đánh giặc.

- Tổ chức tập trận và duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu.

- Quân sĩ đều thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”.

Câu 9: Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

- Các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đoàn kết đánh giặc, bảo vệ đất nước.

- Nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt, tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân. Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Nhà Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông Trần Quốc Tuấn.

Chúc các em thi tốt!
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 9................................................ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- Năm học: 2016 – 2017.......................
ĐỀ CHÍNH THỨC.......................................................................................................Môn: Lịch sử – Lớp 7......................................................
......................................................................................................................Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm)
Điền vào chỗ trống các nội dung phù hợp:
- Chủ nhân đầu tiên của vương quốc Lào là người …(1)…, đến thế kỉ XIII có thêm người…(2)…
- Năm 1353 Pha Ngừm đã thống nhất các bộ tộc lập ra nước Lạn Xạng (có nghĩa là ..(3)..). Vương quốc Lạn Xạng phát triển trong các thế kỉ ..(4)...

(HD: Viết vào giấy làm bài 1: ………, 2:………… , 3: ……… ,4: …………)

Câu 2: (3,0 điểm)
Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp, năm 939 ông lên làm vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô.
Hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đã chấm dứt. Nền độc lập chủ quyền của đất nước được giữ vũng.

a. Đoạn trích trên nói về ai?
b. Cho biết công lao của ông đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.

Câu 3: (4,0 điểm)
“Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu”.
Trần Quang Khải – Tụng giá hoàn kinh sư (Phò giá về kinh – Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim)
a. Bài thơ trên thể hiện khúc khải hoàn ca trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào của nhà Trần?
b. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược này.

Câu 4: (1,0 điểm) Hãy trình bày hiểu biết của em về quá trình cha ông ta “mang gươm đi mở cõi” để khai phá vùng đất phương Nam.
.........................................................................................................---Hết---
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
CÂU HỎI ÔN THI HKII - LỊCH SỬ LỚP 7
NĂM HỌC
Câu 1: Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn (1418-1423).

- Do lực lượng còn mỏng và yếu, quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân phải ba lần rút lên núi Chí Linh, chịu đựng rất nhiều khó khăn, gian khổ, nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm xuất hiện, tiêu biểu là Lê Lai.
- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà, được quân Minh chấp nhận, nghĩa quân trở về Lam Sơn và tiếp tục hoạt động.
- Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
Câu 2: Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp.
- Dưới thời vua Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước được tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ nhất:
+ Đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc có các quan đại thần. Ở triều đình có sáu bộ và một số cơ quan chuyên môn khác.
+ Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ nhằm hạn chế tính cục bộ địa phương. Cả nước được chia thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu là 3 ti.
- Vua Lê Thánh Tông là người cho soạn thảo và ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất thời phong kiến Việt Nam.
Câu 3: Tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê sơ.
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long.
- Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại.
- Đa số dân đều có thể đi học đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
Câu 4: Sự xuất hiện một số thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVII.
- Vào thế kỉ XVII, mặc dù đất nước bị chia cắt nhưng sản xuất vẫn phát triển tạo ra một lượng hàng hóa lớn, hoạt động thương mại mở rộng.
- Do sự hình một luồng thương mại quốc tế từ châu Âu sang các nước phương Đông. Các thương nhân châu Âu đến mua bán, trao đổi hàng hóa ở nước ta và khu vực.
- Do các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí.
- Từ đó, xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế ), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Câu 5: Sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây, trong đó có giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ-rốt là người có đóng góp quan trọng, đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo.
- Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.
Câu 6: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
- Năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê - Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.
- Nghĩa quân được các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào thiểu số ủng hộ, lực lượng ngày càng mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn - Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng bằng.
- Đi đến đâu nghĩa quân cũng “lấy của người giàu chia cho người nghèo”... Các tầng lớp nhân dân tham gia nghĩa quân ngày càng đông, kể cả hào mục địa phương cũng nổi dậy hưởng ứng.
Câu 7: Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771-1789.
Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập.
Câu 8: Những chính sách của vua Quang Trung để phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc.
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra “Chiếu khuyến nông”để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi.
- Ban bố “Chiếu lập học”, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Câu 9: Di sản văn hóa.
- Bia tiến sĩ trong Văn Miếu (Hà Nội), Di tích thành nhà Mạc, Ngọ môn (Huế)…
- Bình gốm Bát Tràng, Tượng đài Quang Trung…
 
  • Like
Reactions: ng.htrang2004

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 1
[TBODY] [/TBODY]
NỘI DUNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ 2 - MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 7
Câu 1: Kinh tế nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài
- Ở Đàng ngoài
, do chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Hậu quả mất mùa đói kém thường xuyên, ruộng đất bị bọn cường hào đem cầm bán. Quan lại tham ô hoành hành.
- Ở Đàng Trong, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, các chúa Nguyễn một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích nhân dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, miễn giảm tô thuế, binh dịch. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam, đặt Phủ Gia Định, thêm Mĩ Tho, Hà Tiên, đất đai mở rộng , nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long , năng suất lúa cao .
Câu 2: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Trong lĩnh vực văn hóa dân tộc, thế kỉ XVII tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Trên cơ sở đó, các giáo sĩ phương Tây vào nước ta đã dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa . Đây là công trình của các giáo sĩ phương Tây, đặc biệt là A-lếc- xăng- đơ- Rốt là người có đóng góp quan trọng vào việc này. Đây là chữ viết tiện lợi, khoa học và dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay .
Câu 3: sự phát triển phong phú và đa dạng của văn học dân gian ,các loại hình nghệ thuật, các thành tựu về y học, kỹ thuật (thế kỷ XVII-XVIII)
_ Văn học dân gian phát triển phong phú, có nhiều truyện dài bằng chữ Nôm như Nhị Độ Mai, Thạch Sanh ..truyện tiếu lâm như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn ..thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi
_ Nghệ thuật dân gian được phục hồi và phát triển như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật...
_ Nghệ thuật điêu khắc gỗ đơn giản mà dứt khoát ( tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn..)
_ Nghệ thuật sân khấu đa dạng như hát ả đào, chèo, tuồng…phản ánh đời sống lao động cần cù, lạc quan của nhân dân
_Y học : Có Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông 1720-1791) Ông thu thập nhiều bài thuốc gia truyền và các kinh nghiệm chữa bệnh trong nhân dân và viết thành sách
_Kỹ thuật: Từ thế kỷ XVIII một số kỹ thuật tiên tiến phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý của Hà Lan. Các thợ thủ công triều Nguyễn chế tạo máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy chạy bằng hơi nước
Câu 4: Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết mọi quyền hành, tự xưng “Quốc phó”, khét tiếng tham nhũng.
Ở các địa phương, quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.
Nông dân bị chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế, nỗi oán giận của các tầng lớp nhân dân ngày càng dâng cao.
Mùa xuân 1771 ,Ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã huy động được đông đảo lực lượng nhân dân dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Thượng đạo (An Khê - Gia Lai). Được nhân dân ủng hộ, đặc biệt là đồng bào thiểu số, lực lượng ngày càng lớn mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn - Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng bằng....
Câu 5: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Phong trào Tây Sơn ?
- Nguyên nhân thắng lợi :

+Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta .
+ Sự lãnh đạo tài tình , sáng suốt của Quang Trung- anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử : Trong 17 năm liên tục chiến đấu , phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn , Trịnh - Lê , xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia . Đồng thời phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập đất nước.
Câu 6 : Quang Trung đã có những chính sách gì để khôi phục, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?
- Kinh tế:
+ Chiếu Khuyến nông được ban hành để giải quyết ruộng đất bị bỏ hoang và nạn lưu vong .
+ Bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều lọai thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải , thông chợ búa” khiến hàng hóa không ngưng đọng , làm lợi cho sự tiêu dùng của dân.
+ Thủ công nghiệp được phục hồi dần.
- Giáo dục:
+ Ban hành Chiếu lập học, khuyến khích mở trường học ở huyện, xã.
+ Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
+ Cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập.
-Quốc phòng:
+ Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch, tổ chức quân đội với nhiều binh chủng (bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng binh)
-Ngoại giao:
+Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết
+ Đối với Nguyễn Ánh: quyết định tấn công lớn để tiêu diệt
Câu 7: Sự Thành lập của Triều Nguyễn
-Quang Trung mất, nội bộ Tây Sơn suy yếu, quân Nguyễn Ánh lần lượt chiếm đánh Phú Xuân, Quảng Trị và tiến thẳng ra Thăng Long, Vua Nguyễn Quang Toản bị bắt, triều Tây Sơn chấm dứr
-1806 Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế, chọn Phú Xuân làm kinh đô, nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. Vua Nguyễn trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng từ trung ương đến địa phương
 
  • Like
Reactions: Phạm Thúy Hằng
Top Bottom