Sinh 10 Đề cương ôn tập học kì II

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 10


A. Kiến thức lí thuyết

1/ Chu kì tế bào là gì? Nêu diễn biến cơ bản của các pha trong kì trung gian?

2/ Trình bày diễn biến cơ bản của tế bào trong quá trình nguyên phân. Tại sao nguyên phân có thể tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống y hệt tế bào mẹ?

3/ Phân biệt giảm phân I và giảm phân II.

4/ So sánh giảm phân với nguyên phân?

5/ Nêu ý nghĩa của nguyên phân? Giảm phân?

6/ Kể tên các loại môi trường sống của vi sinh vật trong tự nhiên, trong phòng thí nghiệm? Cho ví dụ.

7/ Nêu các tiêu chí cơ bản để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật?

8/ Phân biệt hô hấp hiếu khí với hô hấp kị khí? Phân biệt hô hấp với lên men?

9/ Trình bày quá trình phân giải prôtêin, phân giải polisaccarit và ứng dụng của các quá trình này? Giải thích tại sao vi sinh vật phải phân giải ngoại bào?

10/ Phân biệt quá trình tổng hợp với quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật?

11/ Trình bày đặc điểm của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.

12/ Nêu nguyên tắc và ứng dụng của nuôi cấy không liên tục, và nuôi cấy liên tục?

13/ Vi khuẩn có những hình thức sinh sản nào? Phân biệt bào tử sinh sản với nội bào tử?

14/ Nhân tố sinh trưởng là gì? Phân biệt vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết dưỡng?

15/ Dựa vào ảnh hưởng của các nhân tố hóa học và vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật hãy phân tích các biện pháp để kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật?

16/ Mô tả đặc điểm cấu tạo của vi rút? Vi rút có những loại cấu trúc nào?

17/ Nêu 3 đặc điểm cơ bản của vi rút? Phân biệt vi rút với vi khuẩn?

18/ Vi rút có phải là sinh vật không? Giải thích tại sao?

19/ Nêu 5 giai đoạn nhân lên của vi rút trong tế bào? Vì sao mỗi loại vi rút chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?

20/ Nêu tác hại và ứng dụng của vi rút trong sản xuất và đời sống của con người?

21/ Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Vi sinh vật gây bệnh có thể lan truyền theo các con đường nào?

22/ Thế nào là miễn dịch? Có những kiểu miễn dịch nào, cho ví dụ?

23/ Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu?

24/ Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào?


B. Kiến thức thực hành

1/ Bài 20: Nghiên cứu H18.2 SGK-Trang 73 để nhận biết đặc điểm của tế bào trong các kì của nguyên phân.

2/ Bài 24:

- Mô tả các bước tiến hành và kết quả của thí nghiệm lên men rượu?

- Nêu điều kiện của lên men êtilic?

- Trình bày cách làm sữa chua? Vì sao sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt?

- Viết sơ đồ của các quá trình lên men êtilic, lên men lactic?

3/ Bài 28:

- Trình bày phương pháp nhuộm đơn để phát hiện vi sinh vật? Tại sao phải nhuộm đơn (dùng thuốc nhuộm đỏ) trên tiêu bản vi sinh vật?

- Khi quan sát dưới kính hiển vi chúng ta phát hiện thấy vi sinh vật nhân sơ hay vi sinh vật nhân thực? Vì sao?

C. Bài tập

* Lưu ý: HS phải nắm được một số công thức cơ bản về nguyên phân, giảm phân và sinh trưởng của vi sinh vật.

* Bài tập tham khảo:

Bài tập 1. Một tế bào sinh tinh của ruồi giấm (2n = 8) ở giai đoạn chín thực hiện giảm phân. Hãy xác định số lượng NST, số lượng tâm động, số lượng cromatit trong tế bào ở mỗi kì của giảm phân.


Bài tập 2. Một nhóm gồm 5 tế bào sinh dưỡng ở người (2n = 46) thực hiện nguyên phân 3 lần liên tiếp. Hãy cho biết môi trường nội bào đã phải cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu NST đơn mới cho quá trình nói trên? Bao nhiêu thoi phân bào được hình thành? Bao nhiêu NST có trong các tế bào con được hình thành ở lần nguyên phân cuối cùng?


Bài tập 3. Một nhóm tế bào của rễ cây lúa (2n = 24) thực hiện nguyên phân 4 lần liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 3600 NST đơn mới. Hãy xác định số lượng tế bào ban đầu tham gia nguyên phân.


Bài tập 4. Một nhóm tế bào sinh dục đực ở giai đoạn chín của vịt (2n = 78) cùng thực hiện giảm phân hình thành giao tử. Trong quá trình này môi trường nội bào đã phải cung cấp nguyên liệu tương đương với 936 NST đơn mới.

a/ Xác định số lượng tế bào ban đầu tham gia giảm phân?

b/ Có bao nhiêu tinh trùng được hình thành?

c/ Số lượng thoi phân bào được hình thành là bao nhiêu?


Bài tập 5. Nếu một chủng vi khuẩn cần 6 giờ để 2 tế bào sinh sản thành 32 tế bào thì thời gian thế hệ của vi khuẩn này là bao nhiêu?


Bài tập 6. Nếu bắt đầu nuôi 13 tế bào một chủng vi khuẩn thì sau 3 giờ, lượng tế bào đạt được là 208. Xác định thời gian thế hệ?


Bài tập 7. Vi khuẩn E. Coli ở điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút tự nhân đôi một lần. Giả sử nuôi 105 tế bào vi khuẩn này sau một thời gian nuôi cấy thu được 128.105 tế bào. Xác định thời gian nuôi cấy?


Bài tập 8. Nuôi cấy 100 vi khuẩn E.Coli trong môi trường đáp ứng đầy đủ các điều kiện để chúng phát triển, sau 2 giờ 40 phút người ta thu được 1 số lượng vi khuẩn E.Coli là 25600 con. Biết rằng khả năng phân chia của các E. Coli là như nhau. Hãy tính số lần phân chia của mỗi E. Coli ban đầu. Thời gian thế hệ là bao nhiêu?


Bài tập 9. Nuôi cấy một lượng vi khuẩn E.Coli trong môi trường đáp ứng đầy đủ các điều kiện để chúng phát triển, sau một thời gian 140 phút người ta thu được số lượng vi khuẩn E. Coli là 3200 con. Biết rằng khả năng phân chia của các E. Coli là như nhau và g = 20 phút. Hãy tính số lượng tế bào vi khuẩn ban đầu nuôi cấy?



TÓM TẮT KIẾN THỨC

- Chu kì tế bào: Là một chuỗi các sự kiện có trật tự từ khi 1 tế bào phân chia tạo thành 2 tế bào con, cho đến khi các tế bào con này tiếp tục phân chia.

- Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: Kì trung gian ( Thời kì giữa 2 lần phân bào) và quá trình nguyên phân.

- Kì trung gian:

+ Chiếm thời gian dài nhất, là thời kì diễn ra các quá trình chuyển hoá vật chất....đặc biệt là quá trình nhân đôi của ADN.

+ Được chia thành 3 pha:

* Pha G1:

Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào.

Vào cuối pha G1 có 1 điểm kiểm soát ( R) nếu tế bào vượt qua được mới đi vào pha S và diễn ra quá trình nguyên phân.

* Pha S: Ở pha này diễn ra sự nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử .

* Pha G2: Diễn ra sự tổng hợp prôtêin histon, prôtêin của thoi phân bào(tubulin...).

Sau pha G2 sẽ diễn ra qúa trình nguyên phân.

- Nguyên phân : Là hình thức phân chia tế bào ( sinh dưỡng và sinh dục sơ khai), xảy ra phổ biến ở các sinh vật nhân thực.

Nguyên phân gồm 2 giai đoạn: Phân chia nhân và phân chia tế bào chất.

* Phân chia nhân ( phân chia vật chất di truyền), được chia thành 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

+ Kì đầu: NST kép bắt đầu co xoắn ; Trung tử tiến về 2 cực của tế bào, thoi vô sắc hình thành; Màng nhân và nhân con biến mất.

+ Kì giữa: NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài.

+ Kì sau: Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.

+ Kì cuối: NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con xuất hiện; thoi vô sắc biến mất.

* Phân chia tế bào chất: Sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành 2 tế bào con.

Kết quả nguyên phân : Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống mẹ.

Ý nghĩa nguyên phân:

* Về mặt lí luận: + Nhờ nguyên phân mà giúp cho cơ thể đa bào lớn lên

+ Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính.

+ Sự sinh trưởng của mô, tái sinh các bộ phận bị tổn thương nhờ quá trình nguyên phân

* Về mặt thực tiễn: Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.


- Giảm phân: Là hình thức phân bào của tế bào sinh dục ở vùng chín.

Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp.

* Đặc điểm của giảm phân:

+ Nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian.

+ Ở kì đầu của giảm phân I, có sự tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo giữa 2 trong 4 cromatit không chị em

* Diễn biến của giảm phân.

Giảm phân I

+ Kì đầu I:

- Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng.

- Sau tiếp hợp NST dần co xoắn lại

- Thoi vô sắc hình thành

- Màng nhân và nhân con dần tiêu biến

+ Kì giữa I:

- NST kép co xoắn cực đại

- Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

+ Kì sau I: - Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi vô sắc đi về 2 cực của tế bào.

+ Kì cuối I: - Các NST kép đi về 2 cực của tế bào và dãn xoắn.

- Màng nhân và nhân con dần xuất hiện

- Thoi phân bào tiêu biến

Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa

Giảm phân II

Kì trung gian diễn ra rất nhanh không có sự nhân đôi của NST

+ Kì đầu II: NST co ngắn

+ Kì giữa II: Các NST tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo

+Kì sau II: Mỗi NST kép tách nhau ra đi về 2 cực của tế bào

+ Kì cuối II: - NST dãn xoắn

- Màng nhân và nhân con dần xuất hiện

- Thoi phân bào tiêu biến

Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST đơn giảm đi một nửa

* Kết quả giảm phân: Từ 1tế bào mẹ (2n) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo 4 tế bào con có bộ NST bằng một nửa tế bào mẹ.

* Ý nghĩa giảm phân:

+ Về mặt lí luận: Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội(n), thông qua thụ tinh mà bộ NST (2n) của loài được khôi phục.

Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST của loài sinh sản hữu tính được duy trì, ổn định qua các thế hệ cơ thể.


+ Về mặt thực tiễn: Sử dụng lai hữu tính giúp tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phục vụ trong công tác chọn giống.

Khái niệm vi sinh vật: Là tập hợp các sinh vật thuộc nhiều giới, có chung đặc điểm:

- Có kích thước hiển vi.

- Hấp thụ nhiều, chuyển hoá nhanh, sinh trưởng nhanh và có khả năng thích ứng cao với môi trường sống.

Bao gồm: Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, vi nấm.

Các kiểu chuyển hoá (kiểu dinh dưỡng): Căn cứ vào nguồn cacbon và nguồn năng lượng, người ta chia các hình thức dinh dưỡng thành 4 kiểu: Quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hoá tự dưỡng và hoá dị dưỡng


Kiểu

dinh dưỡng

Nguồn năng lượng

Nguồn cacbon

chủ yếu

Ví dụ

Quang tự dưỡng

Ánh sáng

CO2

Tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục.

Quang dị dưỡng

Ánh sáng

Chất hữu cơ

Vi khuẩn tía, vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh

Hoá tự dưỡng

Chất vô cơ (NH4+,NO2-...)

CO2

Vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh, vi khuẩn hidro...

Hoá dị dưỡng

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ

Vi sinh vật lên men, hoại sinh...


* Hô hấp và lên men

+ Hô hấp hiếu khí: Là dạng hô hấp mà oxi phân tử là chất nhận electron cuối cùng.

+ Hô hấp kị khí: Là dạng hô hấp mà chất nhận điện tử cuối cùng là oxi liên kết trong các hợp chất vô cơ.

(Ví dụ chất nhận electron cuối cùng là NO3- trong hô hấp nitrat...).

+ Lên men: là quá trình chuyển hoá kị khí mà chất cho và chất nhận điện tử đều là các hợp chất hữu cơ.

- Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật. đa dạng,

+ Đặc điểm của quá trình tổng hợp: Diễn ra với tốc độ nhanh, phương thức tổng hợp đa dạng.

Vi sinh vật có khả năng tổng hợp các chất là thành phần chủ yếu của tế bào như axit nucleic, prôtêin, polisaccarit.. nhờ sử dụng năng lượng và các enzim nội bào.

+ Đặc điểm của quá trình phân giải: Diễn ra bên ngoài cơ thể nhờ các enzim do vi sinh vật tiết ra, hoặc bên trong tế bào. Hình thức phân giải đa dạng.



Ý nghĩa: Do tốc độ sinh sản cao nên con người đã sử dụng vi sinh vật tạo ra các loại axit amin quý như glutamic, lizin và prôtêin đơn bào...

Biết làm một số sản phẩm lên men (sữa chua, muối chua rau quả và lên men rượu)
 
  • Like
Reactions: Quách Mai Hương
Top Bottom