Toán Đề cương ôn tập cuối kì 2 toán 8

LY LÙN 999

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng ba 2017
529
86
146
21
Hà Nội
Trường THCS và THPT Vinschool
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Cho tam giác ABC vuông ở A,trung tuyến BD. Phân giác của góc ADB và góc BDC lần lượt cắt AB và BC ở M và N. Biết AD=8 cm; AD=6cm
a) Tính BD,BM
b) CM: MN//AC
c) Tính diện tích hình AMNC
d) Gọi E là giao điểm của MN và BD. CM: E là trung điểm của MN
 

LY LÙN 999

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng ba 2017
529
86
146
21
Hà Nội
Trường THCS và THPT Vinschool
Bài 1: Cho tam giác ABC vuông ở A,trung tuyến BD. Phân giác của góc ADB và góc BDC lần lượt cắt AB và BC ở M và N. Biết AD=8 cm; AD=6cm
a) Tính BD,BM
b) CM: MN//AC
c) Tính diện tích hình AMNC
d) Gọi E là giao điểm của MN và BD. CM: E là trung điểm của MN
 

LY LÙN 999

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng ba 2017
529
86
146
21
Hà Nội
Trường THCS và THPT Vinschool
sao những 2 cái AD liền bạn
mình xin sửa lại đb là Bài 1: Cho tam giác ABC vuông ở A,trung tuyến BD. Phân giác của góc ADB và góc BDC lần lượt cắt AB và BC ở M và N. Biết AB=8 cm; AD=6cm
a) Tính BD,BM
b) CM: MN//AC
c) Tính diện tích hình AMNC
d) Gọi E là giao điểm của MN và BD. CM: E là trung điểm của MN
 

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
Hướng dẫn :
a) Áp dụng định lý Pytago :
$$BD = \sqrt{AD^2 + AB^2} = \sqrt{6^2 + 8^2} = 10 \; (cm)$$
Áp dụng tính chất đường phân giác và tính chất dãy tỉ số bằng nhau :
$$\dfrac{AM}{AD} = \dfrac{BM}{BD} = \dfrac{AM + BM}{AD+BD} = \dfrac{AB}{AD + BD} = \dfrac{8}{6 + 10} = \dfrac12$$
Suy ra $AM = \dfrac12 AD = 3$ (cm) và $BM = \dfrac12 BD = 5$ (cm)
b) Áp dụng tính chất đường phân giác :
$$\dfrac{BN}{CN} = \dfrac{BD}{CD} \\
\dfrac{BM}{AM} = \dfrac{BD}{AD}$$
Lại có $CD = AD$ nên $\dfrac{BN}{CN} = \dfrac{BM}{AM}$. Theo định lý Ta-lét đảo thì $MN \parallel AC$
c) Do $MN \parallel AC$ nên $\triangle{BMN} \sim \triangle{BAC}$. Suy ra $\dfrac{S_{BMN}}{S_{BAC}} = \dfrac{BM^2}{BA^2} = \dfrac{5^2}{8^2} = \dfrac{25}{64}$ hay $S_{BMN} = \dfrac{25}{64} S_{ABC}$
Từ đó ta có $S_{AMNC} = S_{ABC} - S_{BMN} = \dfrac{39}{64} S_{ABC}$
Tới đây bạn tính $S_{ABC}$ là ra thôi :D
d) Áp dụng hệ quả định lý Ta-lét 2 lần :
$$\dfrac{ME}{AD} = \dfrac{BE}{BD} = \dfrac{NE}{CD}$$
Do $AD = CD$ nên $ME = NE$.
 
Top Bottom