Văn 11 Đề cương ôn bài Hai đứa trẻ - Thạch Lam

buianh15121990

Học sinh
Thành viên
1 Tháng mười hai 2018
135
86
31
TP Hồ Chí Minh
THPT Tây Thạnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nội dung ôn tập bài Hai đứa trẻ bao gồm tâm trạng nhân vật Liên và Ý nghĩa cảnh đợi tàu

Phần Ôn tập có phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật Chí Phèo ở quá trình hồi sinh (khi gặp Thị Nở) và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí

Mở bài:
Mùa thu có lẽ luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ. Trong thi đàn văn học Việt Nam, chúng ta từng bắt gặp 1 mùa thu phơi phới trong “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi, một thoáng “Sang thu” mơ màng trong thơ Hữu Thỉnh, 1 thu ngơ ngác trong “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư…Và quay ngược bánh xe lịch sử, ta không thể không nhắc đến chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến. Ba bài thơ đã vẽ lên những nét đặc trưng riêng của mùa thu đồng chiêm trũng Bắc Bộ, trong đó “Thu điếu” được đánh giá là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”.
Thân bài:
“Thu điếu” được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế, giàu hình tượng và biểu cảm. Cảnh thu, trời thu của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Mở đầu bài thơ là khí lạnh của ao thu được đặc tả qua từ láy “lạnh lẽo”, cái lạnh như thấm sâu vào da thịt con người. Tính từ “trong veo” đã tuyệt đối hóa độ trong của nước, đồng thời gợi ra độ thanh sạch, sự bất động, tĩnh lặng của mặt ao. Hai âm “eo” được gieo trong một câu như thu hẹp không gian. Trên nền cảnh thu ấy xuất hiện một chiếc thuyền câu lẻ loi, đơn chiếc. Số từ chỉ số ít “một chiếc” kết hợp với từ láy “tẻo teo” khiến cho chiếc thuyền càng nhỏ bé hơn, như co lại thành một nét chấm trên nền ao cũng bé xíu và trong trong tận đáy. Không gian thu ngưng đọng, yên tĩnh đến lạ.
Trung tâm của bức tranh là ao thu với chiếc thuyền câu nhỏ bé, từ điểm nhìn này, Nguyễn Khuyến thu vào tầm mắt tất cả cảnh sắc của mùa thu:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Sắc thu hài hòa, trên nền xanh của nước thu, trời thu nổi bật lên màu vàng của một chiếc lá chao nghiêng. Cách hòa phối màu sắc đã đạt đến sự “thú vị” như phát hiện của nhà thơ Xuân Diệu: “Cái thú vị của bài “Thu điếu” ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi”. Phép đối tài tình làm nổi bật linh hồn của mùa thu qua những chuyển động tinh vi của cảnh vật: Gió thổi nhẹ làm cho sóng biếc lăn tăn từng làn từng làn “hơi gợn tí”, cho chiếc lá thu “khẽ đưa vèo”. Cảnh vận động 1 cách khẽ khàng không đủ để phá tan không khí tĩnh lặng của mùa thu. Bức tranh thu vì thế càng thanh bình, yên ả.
Điểm nhìn của thi nhân có sự dịch chuyển từ mặt ao hướng lên bầu trời từ đó thu vào một khoảng trong xanh vời vợi:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Trời thu xanh ngắt thăm thẳm, bao la. Tầng mây lơ lửng, nhè nhẹ trôi. Cảnh thu thoáng đãng, êm đềm, tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Điểm nhìn dịch chuyển, men theo những “ngõ trúc quanh co”, không gian lại trở nên vắng lặng, buồn thảm. Ba từ “khách vắng teo” càng làm tăng thêm sự hiu hắt đến chạnh lòng.
Nhan đề bài thơ là Thu điếu – câu cá mùa thu, vậy mà đến 2 câu thơ cuối bóng dáng con người mới trực tiếp xuất hiện:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo

2 dòng thơ gợi lên ấn tượng về sự tĩnh lặng đến vô cùng của không gian. Chỉ một tiếng cá đớp động dưới chân bèo mà thanh động cả thế giới thu nhỏ trong chiếc ao thu cùng không gian im vắng. Thủ pháp lấy động tả tĩnh phát huy hiệu quả trong việc biểu hiện mối u hoài, tĩnh lặng ghê gớm trong lòng người câu cá. Người đi câu như ngưng đọng trước thời gian và không gian qua tư thế ngồi bất động “tựa gối buông cần”. Đi câu mà cái chí không để ở việc câu. Đi câu mà ngẩng mặt suy tư trông trời xanh xa vời vợi, để thấy cái vèo trông của thế sự ruổi qua. Có lẽ với Nguyễn Khuyến, câu cá là câu cái thanh, cái tĩnh, cái lắng trong tâm hồn, để truy cầu một không gian thanh sạch. Câu cá để nhàn nhưng lại không thể, bởi nhàn trước hoàn cảnh thực tại của đất nước dường như là 1 điều bất nhẫn.
Kết bài:
Thu điếu là một tuyệt bút tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Khuyến, cái hồn của cảnh sắc mùa thu được hiện lên qua những hình ảnh giản dị, đặc trưng cho làng quê đồng bằng Bắc Bộ; những nét vẽ xa gần, mềm mại, tinh tế, gợi cảm; sự hòa phối màu sắc cùng cách gieo vần “eo” độc đáo. Ẩn chứa trong bức tranh thu đẹp, đơn sơ, thanh đạm ấy là tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, là tấm lòng ưu thời mẫn thế của một nhà nho ẩn sĩ.

Nguyễn Minh Châu đã có nhận xét về Nam Cao “ Cả đời cầm bút của Nam Cao chỉ đau đầu nhìn vào nhân cách của con người”. Điều này thể hiện ở hầu hết các tác phẩm của ông, “Chí Phèo” là một tác phẩm điển hình. Đây được coi là một kiệt tác văn xuôi hiện đại giàu giá trị. Qua việc miêu tả diễn biến, hành động nhân vật, “CP” đã đi vào lòng độc giả một cách tài tình đến xúc động. Đặc biệt hơn hết là giá trị nhân đạo mà Nam Cao gửi đến người đọc qua quá trình Chí Phèo hồi sinh.
Nam Cao đã đem đến cho ta một truyện ngắn viết về đề tài người nông dân nghèo trước CMT8. Ban đầu với tên Cái lò gạch cũ, sau lại thành Đôi lứa xứng đôi (1941) và cuối cùng với cái tên Chí Phèo đã xoáy sâu vào cuộc đời, số phận vật CP.
Có thể nói, tài sản duy nhất của một đứa trẻ bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ là một thân hình nguyên vẹn. Chí Phèo lớn lên vốn là người hiền lành, nhân từ nhưng bị xã hội thực dân phong kiến đẩy vào con đường tha hóa. Tưởng rằng CP sẽ mãi sống trong kiếp thú vật rồi kết thúc cuộc đời bằng cách vùi xác ở một bờ bụi nào đó. Nhưng không, đã có một bước ngoặt lớn trong cuộc đời anh, một anh Chí lương thiện thuở nào thức tỉnh, hồi sinh, đó là khi gặp Thị Nở.
Trước những bi kịch tha hóa, lưu manh của Chí Phèo, Nam Cao không trách giận mà vẫn luôn dành cho Chí những lời viết nồng nàn yêu thương. Ông phát hiện trong chiều sâu của nhân vật là bản tính tốt đẹp, chỉ cần chút tình thương chạm khẽ là có thể sống dậy mãnh liệt tha thiết. Và cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật – một Thị nở xấu xí ngẩn ngơ, ế chồng và một kẻ bị cả làng xa lánh đã xuất hiện. Kì diệu thay cuộc gặp gỡ ấy lại trở thành nguồn sáng duy nhất để rọi vào chốn tối tăm của tâm hồi Chí Phèo, thắp sáng một trái tim đã ngủ mê bao ngày tháng bị vùi dập, hắt hủi. Có nhà phê bình rằng “ Thị Nở là một thiên sứ mà NC phái đến để thức tỉnh CP” – không chỉ là một thiên sứ của lòng nhân đạo mà còn là của tình yêu, tựa như một làng gió thổi bay lớp tro tàn vây quanh Chí tựa như lửa đốt cháy lớp vỏ quỷ để trả về cho một con người. Họ gặp nhau trong một đêm trăng thanh gió mát, khi mà “trăng rắc bụi trên sông, và sông gợn biết bao nhiêu vàng”, sau đêm ăn nằm với TN và đặc biệt là trận ốm lúc nửa đêm, sáng hôm sau trong Chí đã có những thay đổi lớn.
Lần đẩu tiên trong cuộc đời Chí thức dậy. Chợt nhận ra nơi căn lều ẩm thấp là ánh nắng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe được tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá trên sông, tiếng lao xao của người đi chợ bán vải về…Những âm thanh ấy ngày nào cũng có. Nhưng hôm nay CP mới nghe thấy.Và chính những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày đã lay động tiềm thức Chí. Nó như một cơn gió thổi đi đám tro tàn nguôi lạnh, như từng giọt nước nhỏ vào tâm hồn sỏi đá, cằn khô làm tan đi sự băng giá trong tâm hồn.Hơn hết, nó làm sống dậy ước mơ của một thời trai trẻ “có một gia đình nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải,. khá giả thì dăm ba sào ruộng”. Rồi cũng trong cái giây phút tỉnh táo ấy, Chí Phèo đã cô đơn hơn bao giờ hết “ Hắn như đã thấy “ tuổi già, đói rét và ốm đau, cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.Phải chăng Chí đang hối hận về việc mình đã làm? Đúng vậy, với sự trở lại của nhận thức, Chí đang thức tỉnh và bắt đầu hồi sinh để trở về kiếp người.
Chính bàn tay ân cần của Thị nở cùng với tình yêu của Thị đã khơi dậy trong Chí phần người. Bát cháo hành chính là liều thuốc giải độc góp phần thức tỉnh phần người trong con quỷ dữ. Cháo hành đã tẩy ố đi men rượu, gột rửa những tội lỗi con người. Cháo hành có hương vị đặc biệt quá, đó là hương vị tình người, hương vị của tình yêu. Bát cháo ấy còn có thể sưởi ấm cho trái tim nguội lạnh và mở đầu cho một thiên duyên. Nhìn bát cháo Chí xúc động bởi đây là lần đầu tiên hắn được săn sóc bởi bàn tay của một người đàn bà, điều này khiến lòng Chí không khỏi bâng khuâng và xao xuyến. Chí Phèo từng sống với cái quan niệm: Muốn có cái ăn hắn phải kêu làng, phải rạch mặt ăn vạ, hắn phải thực sự hóa thân vào con quỷ dữ.. Nhưng hôm nay cái triết lý sống ấy đã thay đổi, những gì hắn đã từng có giờ phản bội lại hắn trong hương cháo hành của người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn kia. Hắn có thể sống với người ta bằng tình yêu, hắn nhen nhóm một ước mơ về cuộc sống bình dị. Hương cháo là hương cuộc đời, là hương tình yêu mà trước giờ chưa ai cho Chí cả.Nhìn Thị hắn như muốn khóc, việc làm của Thị khiến Chí “ thấy lòng thành trẻ con”, “muốn làm nũng với thị như làm nũng với mẹ”. Đã hai lần Thị phải thốt lên “ ôi sao mà hắn hiền!” rồi “ những lúc tỉnh táo hắn cười nghe thật hiền”. Cảm giác được yêu thương che chở đã làm Chí trỗi dậy, phần quỷ trong Chí tạm thời rũ bỏ. Và cũng chính giây phút này hắn thèm được lương thiện “ Trời ơi, hắn thèm lương thiện, hắn muốn hòa với mọi người..”Chí tin tưởng hướng về Thị Nở “ Thị sẽ mở đường cho hắn”, “ Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được”,” Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”. Cùng ước mơ cháy bỏng làm người lương thiện, Chí khao khát hạnh phúc và một mái ấm gia đình. “ Giá cứ mãi thế này thì thích nhỉ?... “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”. Ôi phải là lời Chí Phèo đó không? Nghe sao mà hiền lành, có chút gì ngờ nghệch, hồn nhiên mà lại rất đỗi chân thành. Lời cầu hôn không tình tứ như bao kẻ khác nhưng đủ làm chúng ta nghẹn ngào thương cảm. Chí dường như đã thấy được lối thoát cho cuộc đời mình. Sức mạnh từ tình yêu thương mộc mạc của Thị Nở đã cứu rỗi tâm hồn từng bị tha hóa, đánh thức được bản chất lương thiện, phần “ người” trong con quỷ dữ” làng Vũ đại.
Bằng bút pháp điển hình hóa đạt đến trình độ bậc thầy trong xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, kể truyện với lời văn bình dị, gần gũi; Nam Cao đã miêu tả thành công những diễn biến tâm lý phức tạp, làm cho nhân vật hiện lên một cách sống động, độc đáo. Ông không dừng lại ở sự thức tỉnh của Chí Phèo nhờ bát cháo hành mà ông còn đưa người đọc đi xa hơn đến chân trời ước mơ, hy vọng của Chí. Ước mơ quá khứ sống dậy, ước mơ trong hiện tại bùng cháy thiêu đốt tâm can, Chí đã thực sự hồi sinh, là một con người đúng nghĩa. Nam Cao như muốn khẳng định sức sống bất diệt của “ thiên lương”, ngay cả khi con người bị tha hóa, đẩy vào con đường lưu manh thì bản chất lương thiện và khao khát hạnh phúc vẫn không biến mất. Từ đó nhà văn muốn gửi đến chúng ta một thông điệp rằng: tình yêu thương là hạnh phúc của con người cũng như tâm hồn con người, giống như một vườn cây mà ở đó tình thương là những trận mưa tưới mát đã làm cho vườn cây tươi tốt hơn.Tình yêu thương không chỉ giúp thay đổi quan niệm mà còn có sức cảm hóa ghê gớm, bẽ gãy tất cả những gì làm trở ngại để con người sống gần nhau hơn.
“ Chí Phèo” một kiệt tác bất hủ bởi nó chứa đựng trong đó là tư tưởng, tình cảm lớn mang giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sặc mà đọc rút ra được từ những trang sách đầy giá trị nhân đạo của NC. “CP” mãi mãi bất tử, mãi mãi có kha năng đánh thức trí tuệ và khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn người đọc ở mọi thời đại. Có một nhà thơ từng nói
“ NC mất và CP vẫn sống
Nào có dài chi một kiếp người
Nhà văn chết, nhân vật từ trang sách
Vẫn ngày ngày lăn lóc giữa trần ai”
Vâng! Gần một thế kỉ qua, giá trị nghệ thuật và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm, vượt qua gió bụi thời gian, đã chứng minh sức sống mạnh mẽ, bất hủ của nó.
 

Attachments

  • ÔN THI KÌ 1.docx
    23.2 KB · Đọc: 58
  • CHÍ PHÈO.docx
    24.3 KB · Đọc: 88
Last edited by a moderator:
Top Bottom