Sử 7 Đề cương lịch sử 7

T

trungrom3210

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn có thể giải giùm mình 1 số câu hỏi trong đề cương đc ko ?

1. Nêu cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành?

2. Trình bày những việc làm của Quang Trung để phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc?

3. Vì sao văn học thời kì này (cuối thế kỉ XVIII) lại phát triển rực rỡ như vậy?
4. Nêu cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân?

5. Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu?
6. Nêu ý nghĩa của việc Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài?
7. Trình bày cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn?
8. “Chiếu lập học” nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung?
9. Trình bày diễn biến trận Rạch Gầm- Xoài Mút (1785)?
 
L

leduc22122001

Câu 1: Phan Bá Vành thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa nông dân Bắc Kỳ đầu thế kỉ 19. Quê: làng Minh Giám, huyện Vũ Tiên (nay là huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

Thuở nhỏ, nhà nghèo, đi ở, lớn lên học võ. Khoảng năm 1821 - 22, Phan Bá Vành tập hợp dân nghèo vùng Nam Định, Thái Bình nổi dậy chống triều đình nhà Nguyễn, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo. Nghĩa quân đông đến hàng vạn người. Thủ lĩnh người Mường Ba Hùm ở Thanh Hoá cũng đưa quân xuống phối hợp. Bộ chỉ huy có tướng cũ của nhà Lê, nhà Tây Sơn, có cả người Mường, như Nguyễn Hạnh, Chiêu Liễn, Võ Đức Cát, vv.

Cuối 1825, nghĩa quân đánh chiếm đồn Trà Lý, trấn thủ Nam Định, Lê Mậu Cúc bị giết. Thừa thắng, nghĩa quân bao vây thành phủ Kiến Xương rồi mở rộng ra Đồ Sơn (Hải Phòng), Vĩnh Bảo (Hải Phòng).

Cuối 1826, nghĩa quân đánh tan quân triều đình ở Cổ Trai nhưng giữ không được phải chuyển sang Kiến Xương và Xuân Trường (Nam Định) xây dựng căn cứ Trà Lũ.

Đầu năm 1827, quân nhà Nguyễn do các tướng Phạm Văn Lý, Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Công Trứ chỉ huy đánh vào Xuân Trường. Căn cứ Trà Lũ bị thất thủ, Phan Bá Vành và nhiều tướng bị giết hại. Hai làng Minh Giám và Trà Lũ bị tàn phá.
 
L

leduc22122001

Câu 2: a. Kinh tế.
+ Nông nghiệp:
- Ban hành chiếu khuyến nông
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ tô thuế.
- Vì nông nghiệp là bộ phận kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất của nền kinh tế nước ta lúc đó.
- Chăm lo đến quyền lợi của nông dân.
- Giải quyết ruộng đất.
- Khắc phục nạn lưu vong, phiêu tán
+ Công thương nghiệp:
- Phục hồi, mở rộng các làng nghề thủ công
- Mở cửa ải, thông chợ búa trong nước.
- Giảm thuế.
* Tác dụng:
+ Hàng hóa được lưu thông…
+ Công thương nghiệp được phục hồi
- Mở cửa ải thông chợ búa
=> Lưu thông hàng hóa trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân…
b. Văn hóa, giáo dục.
- Ban hành Chiếu lập học.
- Lấy chữ Nôm làm chữ viết chính thức của Nhà nước
- Lập Viện sùng chính để dịch sách...
Nội dung giáo dục chú trọng tính thiết thực sáng tạo “học ở sự nghe trông” phương pháp giáo dục “ học cho rộng ước lược cho gọn theo điều học biết mà làm”
(Lời tâu của Nguyễn Thiếp)
-> Coi trọng giáo dục, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài góp phần xây dựng đất nước thịnh trị...
Quang Trung nói “Xây dựng đất nước
lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình
lấy việc tuyển chọn nhân tài làm gốc”
(Trích chiếu lập học)
- Ban hành Chiếu lập học.
- Chữ Nôm được đề cao, là chữ chính thức của Nhà nước.
- Lập Viện sùng chính.
 
N

naruto2001

Ngắn mà đúng ( câu 2)

-Sau khi chiến thắng giặc ngoại xâm, vua Quang Trung bắt tay vòa xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
-Ban hàng Chiếu khuyến nông để giải quyết ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong. => Nông nghiệp được phục hồi và phát triển.
-Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế. ->các nghề thủ công và buôn bán được phục hồi.
-Về văn hóa, giáo dục ban bố Chiếu lập học. Các huyện được nhà nước mở trường học. Chữ Nôm trở thành chữ viết chính thức của nhà nước.


_____________________Bạn Làm Ơn Cho Mình 1 Thanks Nha!
 
L

leduc22122001

Câu 4: NÔNG VĂN VÂN là thủ lĩnh cuộc nổi dậy của các dân tộc thiểu số Bắc Việt Nam chống triều Nguyễn.

Vốn là tù trưởng người Tày, tri châu Bảo Lạc (tỉnh Tuyên Quang), vì liên kết với các tri châu, chống lại triều đình nên đến giữa năm 1833 bị cách chức và bị bắt phải chuyển đến Tuyên Quang. Nông Văn Vân hạ lệnh bắt phái viên của tỉnh và sai thích vào mặt 4 chữ “Tỉnh quan thiên hối” (quan tỉnh thiên tư hối lộ) rồi đuổi đi.

Ngày 2.7.1833, ông tự xưng là “Tiết chế thượng tướng quân”, lập đại bản doanh ở Vân Trung và Ngọc Mạo thuộc Bảo Lạc, nhiều tù trưởng và đông đảo nhân dân các dân tộc Việt Bắc nhiệt liệt hưởng ứng.

Quân nổi dậy nhanh chóng mở rộng hoạt động ra các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, đánh chiếm các tỉnh thành.

Vua Minh Mạng phải sai tổng đốc An - Tĩnh Tạ Quang Cư làm tổng đốc đại thần cùng Lê Văn Đức, Nguyễn Đình Phổ, Nguyễn Công Trứ thống lĩnh hàng chục vạn quân, hàng trăm voi chiến, ngựa chiến đàn áp.

Cuối 1834 hoạt động của quân nổi dậy bị thu hẹp dần. Ngày 11.3.1835 quân triều đình phóng hoả đốt khu rừng Thẩm Bát, nơi ẩn náu của Nông Văn Vân và quân nổi dậy. Cuộc nổi dậy bị dập tắt.
 
N

naruto2001

Ngắn gọn mà súc tích

Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung ?

Trả lời:

Chiếu lập học nêu lên hoài bão muốn có một nền giáo dục quốc dân phát triển để đào tạo được nhiều nhân tài, tri thức để xây dựng đất nước hùng mạnh.
Câu 6: - Ý nghĩa: Thắng Lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đất nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
 
P

pro3182001

9

9.diễn biến trận rạch gầm-xoài mút:
-sau nhiều lần thất bại,nguyễn ánh cầu cứu vua Xiêm.Giữa năm 1784,quân xiêm kéo vào Gia Định:
+2 vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá(kiên giang)
+3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ
sau đó,cuối năm quân Xiêm chiếm hết miền tây gia định
-tháng1 năm 1785,nguyễn huệ được lệnh tiến vào gia định:
+nguyễn huệ chọn Mĩ tho làm đại bản doanh
+chọn khúc sông tiền từ rạch gầm tới xoài mút làm trận địa quyêt chiến
-mờ sáng ngày 19-1-1785,nguyễn huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục.thủy binh ta từ rạch gầm,xoài mút và cù lao Thới Sơn xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước
=>quân địch đại bại,nguyễn ánh thoát chết,sang xiêm lưu vong
3.Đây là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến.
Là giai đoạn bão táp cách mạng, sôi động trong lịch sử.
\Rightarrow Văn học phản ánh hiện thực, hiện thực thời kì này là cơ sở để văn học phát triển mạnh. \Rightarrow Khảng định chủ quyền dân tộc, quốc gia ta có tiếng nói và văn hoá riêng của mình.
5.-quân Thanh sẽ nghĩ quân ta cũng ăn Tết như bọn chúng nên chúng cứ thanh thản không phòng thủ và lợi dụng cái ý nghĩ đó quân ta thừa lúc tấn công vào dịp Tết Kỉ Dậu.
- Quân Thanh mới chiếm đc Thăng Long dễ dàng nên còn chủ quan, kiêu ngạo.
 
Last edited by a moderator:
T

tieuyetdethuong1

Câu 2: a. Kinh tế.
+ Nông nghiệp:
- Ban hành chiếu khuyến nông
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ tô thuế.
- Vì nông nghiệp là bộ phận kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất của nền kinh tế nước ta lúc đó.
- Chăm lo đến quyền lợi của nông dân.
- Giải quyết ruộng đất.
- Khắc phục nạn lưu vong, phiêu tán
+ Công thương nghiệp:
- Phục hồi, mở rộng các làng nghề thủ công
- Mở cửa ải, thông chợ búa trong nước.
- Giảm thuế.
* Tác dụng:
+ Hàng hóa được lưu thông…
+ Công thương nghiệp được phục hồi
- Mở cửa ải thông chợ búa
=> Lưu thông hàng hóa trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân…
b. Văn hóa, giáo dục.
- Ban hành Chiếu lập học.
- Lấy chữ Nôm làm chữ viết chính thức của Nhà nước
- Lập Viện sùng chính để dịch sách...
Nội dung giáo dục chú trọng tính thiết thực sáng tạo “học ở sự nghe trông” phương pháp giáo dục “ học cho rộng ước lược cho gọn theo điều học biết mà làm”
(Lời tâu của Nguyễn Thiếp)
-> Coi trọng giáo dục, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài góp phần xây dựng đất nước thịnh trị...
Quang Trung nói “Xây dựng đất nước
lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình
lấy việc tuyển chọn nhân tài làm gốc”
(Trích chiếu lập học)
- Ban hành Chiếu lập học.
- Chữ Nôm được đề cao, là chữ chính thức của Nhà nước.
- Lập Viện sùng chính.
1.
Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821-1827)
-Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình) ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại.
-Địa bàn hoạt động bao gồm các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương và Quảng Yên. Nhà Nguyễn phải tốn nhiều công sức mới dẹp nổi.
2. Kinh tế.
+ Nông nghiệp:
- Ban hành chiếu khuyến nông
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ tô thuế.
- Vì nông nghiệp là bộ phận kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất của nền kinh tế nước ta lúc đó.
- Chăm lo đến quyền lợi của nông dân.
- Giải quyết ruộng đất.
- Khắc phục nạn lưu vong, phiêu tán
+ Công thương nghiệp:
- Phục hồi, mở rộng các làng nghề thủ công
- Mở cửa ải, thông chợ búa trong nước.
- Giảm thuế.
* Tác dụng:
+ Hàng hóa được lưu thông…
+ Công thương nghiệp được phục hồi
- Mở cửa ải thông chợ búa
=> Lưu thông hàng hóa trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân…
b. Văn hóa, giáo dục.
- Ban hành Chiếu lập học.
- Lấy chữ Nôm làm chữ viết chính thức của Nhà nước
- Lập Viện sùng chính để dịch sách...
-> Coi trọng giáo dục, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài góp phần xây dựng đất nước thịnh trị...
- Ban hành Chiếu lập học.
- Chữ Nôm được đề cao, là chữ chính thức của Nhà nước.
- Lập Viện sùng chính.
3.-Đây là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến.
-Là giai đoạn bão táp cách mạng, sôi động trong lịch sử.
=>Văn học phản ánh hiện thực, hiện thực thời kì này là cơ sở để văn học phát triển mạnh.
4. Khởi nghĩa Nông Văn Vân(1833 – 1835):
- Địa bàn: miền núi Việt Bắc.
- Năm 1835 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
 
T

tieuyetdethuong1

Câu 1: Phan Bá Vành thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa nông dân Bắc Kỳ đầu thế kỉ 19. Quê: làng Minh Giám, huyện Vũ Tiên (nay là huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

Thuở nhỏ, nhà nghèo, đi ở, lớn lên học võ. Khoảng năm 1821 - 22, Phan Bá Vành tập hợp dân nghèo vùng Nam Định, Thái Bình nổi dậy chống triều đình nhà Nguyễn, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo. Nghĩa quân đông đến hàng vạn người. Thủ lĩnh người Mường Ba Hùm ở Thanh Hoá cũng đưa quân xuống phối hợp. Bộ chỉ huy có tướng cũ của nhà Lê, nhà Tây Sơn, có cả người Mường, như Nguyễn Hạnh, Chiêu Liễn, Võ Đức Cát, vv.

Cuối 1825, nghĩa quân đánh chiếm đồn Trà Lý, trấn thủ Nam Định, Lê Mậu Cúc bị giết. Thừa thắng, nghĩa quân bao vây thành phủ Kiến Xương rồi mở rộng ra Đồ Sơn (Hải Phòng), Vĩnh Bảo (Hải Phòng).

Cuối 1826, nghĩa quân đánh tan quân triều đình ở Cổ Trai nhưng giữ không được phải chuyển sang Kiến Xương và Xuân Trường (Nam Định) xây dựng căn cứ Trà Lũ.

Đầu năm 1827, quân nhà Nguyễn do các tướng Phạm Văn Lý, Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Công Trứ chỉ huy đánh vào Xuân Trường. Căn cứ Trà Lũ bị thất thủ, Phan Bá Vành và nhiều tướng bị giết hại. Hai làng Minh Giám và Trà Lũ bị tàn phá.

5.http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=163533
6. Ý nghĩa việc Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài :
+ Tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.
+ Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước.
7.http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=360137
8.http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=2613173
9.diễn biến trận rạch gầm-xoài mút:
-sau nhiều lần thất bại,nguyễn ánh cầu cứu vua Xiêm.Giữa năm 1784,quân xiêm kéo vào Gia Định:
+2 vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá(kiên giang)
+3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ
sau đó,cuối năm quân Xiêm chiếm hết miền tây gia định
-tháng1 năm 1785,nguyễn huệ được lệnh tiến vào gia định:
+nguyễn huệ chọn Mĩ tho làm đại bản doanh
+chọn khúc sông tiền từ rạch gầm tới xoài mút làm trận địa quyêt chiến
-mờ sáng ngày 19-1-1785,nguyễn huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục.thủy binh ta từ rạch gầm,xoài mút và cù lao Thới Sơn xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước
=>quân địch đại bại,nguyễn ánh thoát chết,sang xiêm lưu vong
 
N

naruto2001

muốn dài thì mình cho dài nè

Cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân là một cuộc đấu tranh chống nhà Nguyễn của các dân tộc thiểu số ở Việt Bắc (Việt Nam) do Nông Văn Vân làm thủ lĩnh, xảy ra từ đầu tháng 7 (âm lịch) năm Quý Tỵ 1833 đến khoảng giữa tháng 3 (âm lịch) năm Ất Mùi (1835) thì bị triều đình dập tắt. Cuộc nổi dậy kết thúc khi quân nhà Nguyễn phóng hỏa đốt rừng Thẩm Pát (hay Thẩm Bát) ở Tuyên Quang và tuyên bố đã tìm thấy thủ lĩnh Nông Văn Vân bị chết cháy ở trong đó. Theo một số nhà nghiên cứu thì đây là cuộc đấu tranh rộng lớn và tiêu biểu nhất của các dân tộc thiểu số ở nửa đầu thế kỷ 19 tại Việt Nam

Vào đời vua Minh Mạng, các quan lại do triều đình cử đến thường hay nhũng nhiểu, nên các thổ quan và người dân Bảo Lạc rất căm ghét, chỉ chờ dịp nổi lên đánh đuổi.

Tháng 5 năm Quý Tỵ (1833), Lê Văn Khôi (em vợ Nông Văn Vân) vì bất mãn đã khởi binh chiếm lấy thành Phiên An ở Gia Định. Vua Minh Mạng lập tức cử quân đi đánh dẹp, đồng thời lệnh cho quan lại ở Cao Bằng truy nã vợ con và họ hàng Lê Văn Khôi đang cư ngụ ở đó.

Theo sử liệu thì:
Viên án sát Cao Bằng liền ra lệnh bắt 14 người thân thuộc Lê Văn Khôi, sai đào mả ông nội (Bế Văn Sĩ) và cha đẻ (Bế Văn Viên hay Kiện) của Lê Văn Khôi rồi đốt hài cốt ra tro. Nông Vân Vân lúc bấy giờ đang làm tri châu Bảo Lạc cũng bị triệu về tra hỏi...(Lịch sử Việt Nam[1427-1858], tr. 180)
Sẵn lòng căm ghét, Nông Văn Vân liền vận động các người thân cùng chí hướng, các tù trưởng bất mãn, những người dân bị áp bức, được khoảng sáu ngàn người cùng đứng lên chống Nguyễn.

Việc làm đầu tiên của Nông Văn Vân là thích bốn chữ “Tỉnh quan thiên hối” (quan tỉnh thiên tư, hối lộ) vào mặt phái viên do quan tỉnh cử đến rồi đuổi về.
Ngày 2 tháng 7 năm 1833, Nông Văn Vân tự xưng là "Tiết chế thượng tướng quân" [4] lập đại bản doanh ở Vân Trung và Ngọc Mạo thuộc châu Bảo Lạc, rồi dẫn quân đi đánh chiếm đồn Ninh Biên (thuộc thị xã Hà Giang ngày nay), đồn Phúc Nghi (nằm bên hữu ngạn sông Gâm) và tỉnh thành Tuyên Quang.
Đạt được thành công này khiến nhiều tù trưởng, đông đảo nhân dân các dân tộc ở Việt Bắc, và một số thợ mỏ người Hoa đã tự nguyện đứng vào đội ngũ. Thừa thế, quân nổi dậy lần lượt vây đánh các tỉnh thành lân cận là Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Trên chặng từ Ninh Biên vào đại bản doanh Vân Trung (Bảo Lạc) phải mất một tháng rưỡi. Dọc đường, quân triều đình và quân nổi dậy đã đụng nhiều trận ác liệt như ở Đồn Trinh, Đèo Bụt, ở rừng núi Bảo Lạc. Nông Văn Vân đành phải gom tàn quân chạy sang Trung Quốc. Nhưng khi quân triều rút đi, Nông Văn Vân và Bế Cận lại đem quân trở về đánh chiếm tỉnh thành Cao Bằng lần hai vào trung tuần tháng 6 năm Giáp Ngọ (1834). Hốt hoảng, các quan bố chánh, án sát và lãnh binh của tỉnh đều bỏ chạy. Nhận được tin cấp báo, vua Minh Mạng sai Tạ Quang Cự khẩn dẫn quân trở lên Cao Bằng, lại cử thêm mấy đại thần mang quân lên giúp sức...Nông Văn Vân bèn liên kết với thủ lĩnh Lê Văn Bột và Nguyễn Văn Nhàn ở Sơn Tây, hội quân được 6, 7 ngàn người, rồi cùng lập thêm căn cứ ở miền Vĩnh Tường thuộc Vĩnh Phú, để huy hiếp Hà Nội và Bắc Ninh.

Tháng 10 năm 1834, triều đình Huế lại cử các tướng là: Lê Văn Đức, Phạm Văn Điển, Tạ Quang Cự, Nguyễn Tiến Lâm, Hồ Hữu, Nguyễn Đình Phổ và Nguyễn Công Trứ cùng mang quân đi tiễu trừ.
Biết Nông Văn Vân đang ẩn ở xã An Quang, quan quân nhà Nguyễn liền đi truy nã, nhưng ông đã chạy thoát vào rừng Thẩm Bát (hay Thẩm Pát, Lũng Pát) Sau khi cho quân vây kín cả bốn mặt, ngày 11 tháng 3 năm 1835, tướng chỉ huy ra lệnh phóng hỏa đốt rừng. Nông Văn Vân bị chết cháy.
Thanks bạn pro nhiều lắm!
 
Top Bottom