đề chuyên Nguyễn Huệ

T

ttv_vl

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Cho khí H2S tác dụng với các chất: dd NaOH, khí Clo, nước Clo, dd KMnO4/H+, khí oxi dư đun nóng, dd FeCl3, dd ZnCl2. Số phản ứng trong đó S bị oxi hóa lên S+6
Đáp án: 1
Nhưng mình nghĩ là 2 là khí Clo và nước Cl

Câu 2: X là một tetrapeptit. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH được 34,95g muối. Phân tử khối của X?
Đáp án: 324

Câu 3: Cho các chất: Al, ZnO, CH3COONH4, KHSO4, H2NCH2COOH,H2NCH2COONa, KHCO3, Pb(OH)2,ClH3NCH2COOH, HOOCCH2CH(NH2)COOH. Số chất có tính lưỡng tính?
Đáp án: 6 (bôi đen)

Câu 4: Cho m gam Cu vào 200ml dd AgNO3 0,2M, sau pứ thu được 3,88 g chất rắn X và dd Y. Cho 2,925 g bột Zn vào dd Y sau pứ được 5,265 g chất rắn Z và dd chỉ chứa 1 muối duy nhất. m?

Câu 5: Cho mình hỏi nếu đề cho C4H8 . Nó hỏi là số công thức cấu tạo của C4H8. Như vậy có tính đồng phân hình học không?
 
S

sieunhantapbay

Câu 1: Cho khí H2S tác dụng với các chất: dd NaOH, khí Clo, nước Clo, dd KMnO4/H+, khí oxi dư đun nóng, dd FeCl3, dd ZnCl2. Số phản ứng trong đó S bị oxi hóa lên S+6
Đáp án: 1
Nhưng mình nghĩ là 2 là khí Clo và nước Cl

Câu 2: X là một tetrapeptit. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH được 34,95g muối. Phân tử khối của X?
Đáp án: 324

Câu 3: Cho các chất: Al, ZnO, CH3COONH4, KHSO4, H2NCH2COOH,H2NCH2COONa, KHCO3, Pb(OH)2,ClH3NCH2COOH, HOOCCH2CH(NH2)COOH. Số chất có tính lưỡng tính?
Đáp án: 6 (bôi đen)

Câu 4: Cho m gam Cu vào 200ml dd AgNO3 0,2M, sau pứ thu được 3,88 g chất rắn X và dd Y. Cho 2,925 g bột Zn vào dd Y sau pứ được 5,265 g chất rắn Z và dd chỉ chứa 1 muối duy nhất. m?

Câu 5: Cho mình hỏi nếu đề cho C4H8 . Nó hỏi là số công thức cấu tạo của C4H8. Như vậy có tính đồng phân hình học không?

mình thử vài câu :D
câu 1 Cl2 + H2S -> 2HCl + S
Cl2 + H2S + H2O -> HCl + H2SO4
Câu 2: tetrapeptit là cái gì vậy :confused:
Câu 3: gồm : Al , ZnO, CH3COONH4, KHSO4, H2NCH2COOH, KHCO3, HOOCCH2CH(NH2)COOH
 
Z

zzthaemzz

Câu 1:
4Cl2 + H2S + 4H2O -> 8HCl + H2SO4
Câu 2
tetrapeptit + 4NaOH -> muối + H2O
bảo toàn khối lượng
=> mX = 34.95 + 0.075x18 - 0.3x40 = 24.3g
=> MX = 24.3/0.075 = 324
Câu 3
ZnO, CH3COONH4, H2NCH2COOH, KHCO3, Pb(OH)2, HOOCCH2CH(NH2)COOH.
Câu 4
nAg+ = 0.04 mol
sau pứ chỉ có 1 muối
=> Cu2+ và Ag+ pứ hết
Zn + Cu2+ -> Cu + Zn2+
x-----------------x
Zn + 2Ag+ -> 2Ag + Zn2+
y-----------------2y
áp dụng dl bảo toàn e
=> số mol e nhường = số mol e nhận = nAg = 0.04 mol
ta có hpt
2x + 2y = 0.04
(216 - 65)x + (64 - 65)y = 5.265 - 2.925
=> x = 59/3800 ; y = 17/3800
Cu + 2Ag+ -> 2Ag + Cu2+
17/3800------17/1900
=> m = 3.88 + 108 x 17/1900 - 64 x 17/3800 = 3.2g
Câu 5
theo tớ vẫn tính cis trans
 
N

nhoc_maruko9x

Câu 1: Cho khí H2S tác dụng với các chất: dd NaOH, khí Clo, nước Clo, dd KMnO4/H+, khí oxi dư đun nóng, dd FeCl3, dd ZnCl2. Số phản ứng trong đó S bị oxi hóa lên S+6
Đáp án: 1
Nhưng mình nghĩ là 2 là khí Clo và nước Cl
Cái này là [TEX]KMnO_4:[/TEX]

[TEX]5H_2S + 8KMnO_4 + 7H_2SO_4 \rightarrow 4K_2SO_4 + 8MnSO_4 + 12H_2O[/TEX]

Câu 2: X là một tetrapeptit. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH được 34,95g muối. Phân tử khối của X?
Đáp án: 324
Tetrapeptit có 3 lk peptit, mỗi lk chứa 1 gốc -CO- phản ứng với 1 NaOH, cùng với 1 gốc -COOH ở ngoài [TEX]\Rightarrow n_{peptit} = 0.3/4 = 0.075[/TEX]

M sau khi cộng thêm 3 phân tử NaOH và thay 1 gốc -H = -Na là 34.95/0.075 = 466

[TEX]\Rightarrow M = 466 - 3*40 - 22 = 324[/TEX]

Câu 3: Cho các chất: Al, ZnO, CH3COONH4, KHSO4, H2NCH2COOH, H2NCH2COONa, KHCO3, Pb(OH)2, ClH3NCH2COOH, HOOCCH2CH(NH2)COOH. Số chất có tính lưỡng tính?
 
Last edited by a moderator:
Z

zzthaemzz

Cái này là [TEX]KMnO_4:[/TEX]

[TEX]5H_2S + 8KMnO_4 + 7H_2SO_4 \rightarrow 4K_2SO_4 + 8MnSO_4 + 12H_2O[/TEX]

nó chỉ cho H2S tác dụng với KMnO4 trong môi trừờng H+ thôi mà
theo tớ thì phản ứng đó chỉ đủ đưa S lên +4, mà lên được +4 vẫn còn khó
H2S + 4Cl2 + 4H2O -> 8HCl + H2SO4 mới đúng chứ
 
Q

quy9a18

Hoa

Câu 1: Cho khí H2S tác dụng với các chất: dd NaOH, khí Clo, nước Clo, dd KMnO4/H+, khí oxi dư đun nóng, dd FeCl3, dd ZnCl2. Số phản ứng trong đó S bị oxi hóa lên S+6
Đáp án: 1
Theo mình thì có 2:
4Cl2 + H2S + 4H2O -> 8HCl + H2SO4

latex.php

Câu 2: X là một tetrapeptit. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH được 34,95g muối. Phân tử khối của X?. Tetrapeptit có 4 lk peptit.
Đáp án: 324

Câu 3: Cho các chất: Al, ZnO, CH3COONH4, KHSO4, H2NCH2COOH,H2NCH2COONa, KHCO3, Pb(OH)2,ClH3NCH2COOH, HOOCCH2CH(NH2)COOH. Số chất có tính lưỡng tính?
Đáp án: 6 (bôi đen)

Câu 4: Cho m gam Cu vào 200ml dd AgNO3 0,2M, sau pứ thu được 3,88 g chất rắn X và dd Y. Cho 2,925 g bột Zn vào dd Y sau pứ được 5,265 g chất rắn Z và dd chỉ chứa 1 muối duy nhất. m?

Câu 5: Cho mình hỏi nếu đề cho C4H8 . Nó hỏi là số công thức cấu tạo của C4H8. Như vậy có tính đồng phân hình học không?. Chúng ta tính luôn cis-tran
 
L

lpthanh

Câu 1: Cho khí H2S tác dụng với các chất: dd NaOH, khí Clo, nước Clo, dd KMnO4/H+, khí oxi dư đun nóng, dd FeCl3, dd ZnCl2. Số phản ứng trong đó S bị oxi hóa lên S+6
Đáp án: 1
Nhưng mình nghĩ là 2 là khí Clo và nước Cl
Đáp án của THPT Chuyên Nguyễn Huệ đúng !
+) 6 chất có phản ứng : dd NaOH, khí Cl2, nước Cl2, dd KMnO4/H+, O2 (dư, to), dd Fe3+
+) Chỉ có 01 trường hợp tạo S+6 là nước Cl2

Chú ý các phản ứng (tự cân bằng):
H2S + Cl2 (khí) ==> HCl + S
H2S + Cl2 + H2O ==> H2SO4 + HCl
H2S + MnO4- + H+ ==> S + Mn2+ + H2O (phản ứng chỉ ở nhiệt độ thường !)


Câu 2: X là một tetrapeptit. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH được 34,95g muối. Phân tử khối của X?
Đáp án: 324

Gọi alfa-aminoaxit (A) là : NH2-CnH2n-COOH hay Cn+1H2n+3O2N
=> tetrapeptit X = 4A - 3H2O = C4n+4H8n+6O5N4
Phản ứng : X + 4NaOH ==> 4NH2-CnH2n-COONa + H2O
Từ số mol NaOH, theo bảo toàn khối lượng tính được m(X) và n(X) => ĐA.

Chú ý : bài này đề cho chưa thật sự chuẩn ! Đúng ra phải nói rằng, X là tetrapeptit tạo từ alfa-aminoaxit chỉ chứa 01 chức -COOH.
)[/COLOR]


Câu 3: Cho các chất: Al, ZnO, CH3COONH4, KHSO4, H2NCH2COOH,H2NCH2COONa, KHCO3, Pb(OH)2,ClH3NCH2COOH, HOOCCH2CH(NH2)COOH. Số chất có tính lưỡng tính?
Đáp án: 6 (bôi đen)
6 chất mà em đưa ra là hoàn toàn chính xác !


Câu 4: Cho m gam Cu vào 200ml dd AgNO3 0,2M, sau pứ thu được 3,88 g chất rắn X và dd Y. Cho 2,925 g bột Zn vào dd Y sau pứ được 5,265 g chất rắn Z và dd chỉ chứa 1 muối duy nhất. m?
Đề bài em đưa ra ko rõ ràng, "sau phản ứng" hay là "sau một thời gian" ???
Nếu là sau phản ứng thì đề sai !
Nếu là "sau một thời gian" thì có thể làm như sau :
Dễ dàng nhận thấy, khi cho Cu vào dd AgNO3 thì AgNO3 còn dư => dd Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 dư.
Nhận xét quan trọng : số mol điện tích + trong dd ko đổi, và luôn bằng 0,04 mol
Dd muối cuối cùng là Zn(NO3)2 : 0,02 mol
Vậy rắn Z gồm Zn dư (0,025 mol) và Cu, Ag.
Vậy, theo bảo toàn khối lượng với Cu, Ag, Zn sẽ có :
m - 3,88 + 108*0,04 = 5,265 - 0,025*65 => m = 3,2 gam.


Câu 5: Cho mình hỏi nếu đề cho C4H8 . Nó hỏi là số công thức cấu tạo của C4H8. Như vậy có tính đồng phân hình học không?
Chú ý : Đồng phân = đồng phân cấu tạo (CTCT) + đồng phân hình học
Khi đề bài hỏi số đồng phân cấu tạo, hay số công thức cấu tạo thì ko tính đồng phân hình học !
 
Last edited by a moderator:
T

ttv_vl

Đề bài em đưa ra ko rõ ràng, "sau phản ứng" hay là "sau một thời gian" ???
Em đánh y như đề ạ, lúc đầu em cũng tưởng phản ứng hoàn toàn, thấy giả thiết đầu vô lí quá....
Cảm ơn thầy nhiều ạ...
..........
Giờ mới biết là Kim loại thì không có tính lưỡng tính, đó giờ toàn ngộ nhận.....
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom