[Đề 6] Câu 1-10

S

so_0

giải thích dùm t câu 1, 10 vs :((......................................................................
 
H

hazamakuroo

Câu 1: Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 gen alen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể?
A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn tương hỗ.
C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn không tương hỗ.

Câu 2: Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài NST?
A. Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng.
B. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau.
C. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
D. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.

Câu 3: Nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định là
A. quá trình đột biến.
B. các yếu tố ngẫu nhiên.
C. quá trình chọn lọc tự nhiên.
D. giao phối không ngẫu nhiên và quá trình chọn lọc tự nhiên.

Câu 4: Cho biết các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn. Phép lai P: AaBbDdEe x AaBbDdEe cho thế hệ sau với kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn với tỉ lệ
A. 27/128. B. 27/256. C. 27/64. D. 81/256.
[TEX]\frac{3}{4}.\frac{3}{4}.\frac{3}{4}.\frac{1}{4}.C_4^3 = \frac{27}{64} [/TEX]
Câu 5: Trong tế bào của cơ thể người bình thường có các gen ức chế khối u làm cho các khối u không thể hình thành được. Tuy nhiên, nếu bị đột biến làm cho gen này mất khả năng kiểm soát khối u thì các tế bào ung thư xuất hiện tạo nên các khối u. Loại đột biến này thường là
A. đột biến lệch bội. B. đột biến mất đoạn NST.
C. đột biến gen trội. D. đột biến gen lặn.

Câu 6: Xét 2 gen ở ruồi giấm: gen A (mắt đỏ), a (mắt trắng) nằm trên nhiễm sắc thể X không có đoạn tương ứng trên Y, trên nhiễm sắc thể số 2 tồn tại gen B (cánh dài), b (cánh cụt). Số kiểu giao phối tối đa xuất hiện trong quần thể về 2 gen trên là
A. 54. B. 27. C. 9. D. 18.
Số KG của đực là 2.3 = 6
Của cái là : 3.3 = 9
vậy số kiểu giao phối tối đa là : 9.6 = 54


Câu 7: Ở ngô, gen R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen r quy định hạt trắng. Giả thiết hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh, noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình thường. Cho phép lai P: ♂ RRr x ♀ Rrr. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
A. 11 đỏ: 1 trắng. B. 3 đỏ: 1 trắng.
C. 35 đỏ: 1 trắng. D. 5 đỏ: 1 trắng.
♂ RRr gp cho gtu thụ tinh dk là 2R : 1r
♀ Rrr gp cho gtu la 1R : 2 Rr : 2r : 1rr
vậy ♂ RRr x ♀ Rrr. -> (2R : 1r )(1R :2 Rr : 2r : 1rr) - > KH : 15 đỏ : 3 trắng

Câu 8: Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thụ được 63% hạt tròn đỏ; 21% hạt tròn trắng; 12% hạt dài đỏ; 4% hạt dài trắng. Tần số tương đối của các alen A, a, B, b trong quần thể lần lượt là
A. A = 0,6; a = 0,4; B = 0,5; b = 0,5. B. A = 0,5; a = 0,5; B = 0,6; b = 0,4.
C. A = 0,7; a = 0,3; B = 0,6; b = 0,4. D. A = 0,5; a = 0,5; B = 0,7; b = 0,3.
Ta có A-B- : 0.63
A-bb: 0.21
aaB- : 0.12
aabb : 0.04
ta có ts aa = 0.12 + 0.04 = 0.16 -> ts alen a = 0.4 , A = 0.6
Tương tự : ts bb = 0.21 + 0.04 = 0.25 -> ts alen b = 0.5, B = 0.5
Câu 9: Một người đàn ông có bố mẹ bình thường và ông nội bị bệnh galacto huyết lấy 1 người vợ bình thường, có bố mẹ bình thường nhưng cô em gái bị bệnh galacto huyết. Người vợ hiện đang mang thai con đầu lòng. Biết bệnh galacto huyết do đột biến gen lặn trên NST thường qui định và mẹ của người đàn ông này không mang gen gây bệnh. Xác suất đứa con sinh ra bị bệnh galacto huyết là
A. 0,063. B. 0,083. C. 0,043. D. 0,111.
Đối vs ng đàn ông : ông nội bị bệnh -> bố bt dị hợp gọi Aa, mẹ bt đồng hợp ( AA ) - > anh ta có 2 k/n : AA, Aa -> tỉ lệ Aa = [TEX]\frac{1}{2}[/TEX]
Đối vs ng phụ nữ : bố mẹ bt, em gái bệnh - > bố mẹ dị hợp ( Aa ) -> chị ta cũng có 2 k/n : AA, Aa - > tỉ lệ Aa = [TEX]\frac{2}{3}[/TEX]
vậy để con của họ bị bệnh thì cả 2 anh chị đều phải có KG dị hợp Aa
-> xs là [TEX]\frac{1}{2}.\frac{2}{3}.\frac{1}{4}[/TEX] = [TEX]\frac{2}{3}[/TEX] = 0.083


Câu 10: Ở người bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là do đột biến gen lặn trên NST X không có đoạn tương ứng trên Y. Nếu bố bình thường, mẹ bình thường có kiểu gen [TEX]X^{Ab}X^{aB}[/TEX] sinh con mắc cả hai bệnh trên thì giải thích nào sau đây là hợp lý nhất?
A. Chỉ xuất hiện ở con trai do trong giảm phân của mẹ có xảy ra hoán vị gen.
B. Quá trình giảm phân của mẹ bị đột biến. ( tần số rất thấp )
C. Trong quá trình giảm phân của người bố xuất hiện đột biến cặp NSTgiới tính không phân li.
D. Quá trình giảm phân của cả bố, mẹ bình thường và có xảy ra hoán vị gen.
Đáp án B , C không xảy ra do ( tần số rất thấp )
Đáp án D : ko thể xra hoán vị
- > Đán án là A
Đáp án A là đúng ( vì hv chỉ có thể xra ở mẹ. còn ở bố lun cho gtu [TEX]X^{AB}[/TEX] nên con gái sẽ không mắc bệnh, mà bệnh chỉ có thể ở con trai !
Mình xin tóm tắt lại da : 1D 2C 3C 4C 5D 6A 7 ? 8A 9B 10A
các bạn xem lại giúp mình câu 7 ! cảm ơn nhiều ! :d
 
H

hardyboywwe

giải thích dùm t câu 1, 10 vs :((......................................................................

Câu 1:

Một đoạn NST được chuyển dịch trên cùng một NST hay giữa hai NST khác nhau. Cả hai NST cùng cho và nhận một đoạn (chuyển đoạn tương hỗ) hay một bên cho, một bên nhận (chuyển đoạn không tương hỗ).\Rightarrow Chuyển đoạn không tương hỗ có thể làm cho 2 alen cùng nằm trên một NST.


Câu 10: ta thấy mẹ có kiểu gen [TEX]X^A_b X^a_B[/TEX],vì vậy khi xảy ra hoán vị thì 1 chiếc NST sẽ có cả 2 alen lặn là [TEX]X^a_b[/TEX],khi kết hợp với NST Y từ bố \Rightarrow con trai [TEX]X^a_b Y[/TEX] bị bệnh.

Mình xin tóm tắt lại da : 1D 2C 3C 4C 5D 6A 7 ? 8A 9B 10A
các bạn xem lại giúp mình câu 7 ! cảm ơn nhiều ! :d

Câu 7 :

Hạt phấn RRr giao tử (n + 1) không có khả năng thụ tinh, nên khi viết tỉ lệ giao tử chúng chỉ tạo ra 2 loại giao tử là 2R : 1r với tỉ lệ 2/3R : 1/3r mà thôi.

Noãn giảm phân bình thường tạo ra các loại giao tử như sau: 1/6R 2/6Rr 2/6r 1/6rr

Đến đây bạn tự kẻ ô pannet ra sẽ thấy tỉ lệ kiểu hình là 15/18 đỏ : 3/18 trắng \Leftrightarrow 5 đỏ : 1 trắng.

\Rightarrow Đáp án D là chính xác nhé bạn!
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Đã có đáp án rồi nha các cưng^^
http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1974097&postcount=20

Câu 1 đáp án đúng đấy, ko sai đâu^^

-Cùng nhớ lại khái niệm về đột biến chuyển đoạn nha:
"Đột biến chuyển đoạn là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST KHÔNG tương đồng"
Trao đổi đoạn giữa các NST ko tương đồng thì ko thể có các gen alen được, tức dạng này không làm cho các gen alen cùng nằm trên 1 NST
-Còn đảo đoạn chỉ đơn thuần là làm thay đổi trình tự phân bố gen trên NST thôi.
Vì vậy chỉ còn lại đáp án C. Lặp đoạn

Đề 6 thảo luận xong rồi nhỉ:d, đi làm đề 7 đi mấy cưng:-*
 
Top Bottom