[Đề 4]Câu 31-40

H

hardyboywwe

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 31: Ở bí cho lai các cây thuộc hai dòng thuần chủng đều có quả dài với nhau, thu được F1 toàn cây quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9 quả tròn : 7 quả dài. Nếu cho các cây F1 lai phân tích thì kết quả ở FA là:
A. 100% cây quả tròn. B. 3 cây quả tròn: 1 cây quả dài. C.1 cây quả tròn : 1 cây quả dài. D.3 cây quả dài : 1 cây quả tròn.

Câu 32: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế:
A. tổng hợp ADN, dịch mã.
B. tổng hợp ADN, ARN.
C. tự sao, tổng hợp ARN.
D. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.

Câu 33: Làm thế nào để biết được hai cặp gen dị hợp nào đó phân li độc lập với nhau
A. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho 1 loại kiểu hình dồng nhất, thì hai cặp gen đó phân li độc lập
B. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho 4 loại kiểu hình nhưng với tỉ lệ không = nhau, thì 2 cặp gen đó phân li độc lập
C. nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:1:1:1, thì hai cặp gen đó phân li độc lập
D. nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:1, thì hai cặp gen đó phân li độc lập

Câu 34: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa
trắng được F1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.Cho 1 cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2 , Xác suất để có đúng 3 cây hoa đỏ trong 4 cây con là bao nhiêu :
A. 0,31146 B. 0,177978 C. 0,07786 D. 0,03664

Câu 35: Nhận xét nào sau đây đúng: 1.Bằng chứng phôi sinh học so sánh giữa các loài về các giai đọan phát triển phôi thai.
2. Bằng chứng sinh học phân tử là so sánh giữa các lòai về cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
3. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β -Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là bằng chứng tế bào học.
4. Cá với gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đọan phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng cùng tổ tiên xa thì gọi là bằng chứng phôi sinh học.
5. Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau là chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới thuộc bằng chứng sinh học phân tử.

A. 1,2,3,4. B.1,2,4,5. D. 1,3,4,5. C.2,3,4,5.

Câu 36: Nhân tố nào sau đây làm xuất hiện các alen mới trong quần thể: A. Đột biến và di nhập gen
B. Đột biến và CLTN. C. Đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên D. CLTN và di nhập gen

Câu 37: Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra tại vùng exôn của gen cấu trúc nhưng không làm thay đổi trình tự các axit amin do gen đó qui định tổng hợp. Nguyên nhân là do:
A. mã di truyền có tính phổ biến.
B. mã di truyền là mã bộ ba.
C. mã di truyền có tính thoái hoá.
D. mã di truyền có tính đặc hiệu.

Câu 38: Trong chọn giống, việc tạo nguồn biến dị bằng phương pháp lai hữu tính khác với phương pháp gây đột biến nhân tạo là: A. chỉ áp dụng có kết quả trên đối tượng vật nuôi mà không có kết quả trên cây trồng.
B. áp dụng được cả ở đối tượng vật nuôi và cây trồng nhưng kết quả thu được rất hạn chế. C. chỉ tạo được nguồn biến dị tổ hợp chứ không tạo ra nguồn đột biến. D. cho kết quả nhanh hơn phương pháp gây đột biến

Câu 39: Nhân tố tiến hóa có hướng là: A. các yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen. B. quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. đột biến và giao phối không ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên.

Câu 40: Có 1 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là: A.2 B.8 C. 6 D. 4
 
D

drthanhnam

Câu 31: Ở bí cho lai các cây thuộc hai dòng thuần chủng đều có quả dài với nhau, thu được F1 toàn cây quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9 quả tròn : 7 quả dài. Nếu cho các cây F1 lai phân tích thì kết quả ở FA là:
A. 100% cây quả tròn. B. 3 cây quả tròn: 1 cây quả dài. C.1 cây quả tròn : 1 cây quả dài. D.3 cây quả dài : 1 cây quả tròn.
Tương tác bổ sung A-B-: tròn , còn lại dài
AaBb X aabb -> (1Aa: 1aa)(1Bb :1bb)=1AaBb: 1Aabb: 1aaBb:1aabb
=> 1 tròn :3 dài

Câu 32: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế:
A. tổng hợp ADN, dịch mã.
B. tổng hợp ADN, ARN.
C. tự sao, tổng hợp ARN.
D. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.

Câu 33: Làm thế nào để biết được hai cặp gen dị hợp nào đó phân li độc lập với nhau
A. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho 1 loại kiểu hình dồng nhất, thì hai cặp gen đó phân li độc lập
B. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho 4 loại kiểu hình nhưng với tỉ lệ không = nhau, thì 2 cặp gen đó phân li độc lập
C. nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:1:1:1, thì hai cặp gen đó phân li độc lập
D. nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:1, thì hai cặp gen đó phân li độc lập

Câu 34: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa
trắng được F1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.Cho 1 cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2 , Xác suất để có đúng 3 cây hoa đỏ trong 4 cây con là bao nhiêu :
A. 0,31146 B. 0,177978 C. 0,07786 D. 0,03664
tương tác bổ sung như câu 31.
xs để 1 cây hoa đỏ = 9/16
xs để 1 cây hoa trắng =7/16
Vậy xs cần tìm=(9/16)^3(7/16).4=0,31146

Câu 35: Nhận xét nào sau đây đúng: 1.Bằng chứng phôi sinh học so sánh giữa các loài về các giai đọan phát triển phôi thai.
2. Bằng chứng sinh học phân tử là so sánh giữa các lòai về cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
3. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β -Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là bằng chứng tế bào học.
4. Cá với gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đọan phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng cùng tổ tiên xa thì gọi là bằng chứng phôi sinh học.
5. Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau là chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới thuộc bằng chứng sinh học phân tử.

A. 1,2,3,4. B.1,2,4,5. D. 1,3,4,5. C.2,3,4,5.

Câu 36: Nhân tố nào sau đây làm xuất hiện các alen mới trong quần thể: A. Đột biến và di nhập gen
B. Đột biến và CLTN. C. Đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên D. CLTN và di nhập gen

Câu 37: Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra tại vùng exôn của gen cấu trúc nhưng không làm thay đổi trình tự các axit amin do gen đó qui định tổng hợp. Nguyên nhân là do:
A. mã di truyền có tính phổ biến.
B. mã di truyền là mã bộ ba.
C. mã di truyền có tính thoái hoá.
D. mã di truyền có tính đặc hiệu.
Câu 38: Trong chọn giống, việc tạo nguồn biến dị bằng phương pháp lai hữu tính khác với phương pháp gây đột biến nhân tạo là: A. chỉ áp dụng có kết quả trên đối tượng vật nuôi mà không có kết quả trên cây trồng.
B. áp dụng được cả ở đối tượng vật nuôi và cây trồng nhưng kết quả thu được rất hạn chế. C. chỉ tạo được nguồn biến dị tổ hợp chứ không tạo ra nguồn đột biến. D. cho kết quả nhanh hơn phương pháp gây đột biến

Câu 39: Nhân tố tiến hóa có hướng là: A. các yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen. B. quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. đột biến và giao phối không ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên.
Câu này phải làm đến 5 lần rồi ^^
Câu 40: Có 1 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là: A.2 B.8 C. 6 D. 4
Cơ thể AaBbddEe thì có thể cho tối đa 8 loại tinh trùng
NHưng 1 tế bào sinh tinh thì khi GP bình thường (không trao đổi chéo) chỉ có thể cho tối đa 2 loại tinh trùng.
 
Top Bottom