[Đề 3] Câu 41-50

H

hardyboywwe

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


Câu 41: Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền có ý nghĩa bảo hiểm thông tin di truyền?
A. Tính liên tục. B. Tính đặc hiệu. C. Tính thoái hóa D. Tính phổ biến.

Câu 42: Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau ở 2 giới (ở loài có kiểu NST giới tính XX - XY) thì
A. chưa thể kết luận gì về vị trí của gen trên NST.
B. gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y.
C. gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
D. gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính X.

Câu 43: Một gen dài 0,408 micrômet (µm). Alen A có 3120 liên kết hiđrô; alen a có 3240 liên kết hiđrô. Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể 2n + 1 có số nuclêôtit thuộc các alen trên là A = 1320 và G = 2280. Kiểu gen đột biến của thể đột biến nói trên là
A. AAA. B. Aaa. C. aaa. D. AAa.

Câu 44: Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau:
1. khi tiếp xúc với hóa chất, sâu tơ đã xuất hiện alen kháng thuốc
2. sâu tơ đã hình thành khả năng kháng thuốc do nhiều gen chi phối.
3. khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều.
4. sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được
Giải thích đúng là
A. 1,2. B. 1,3. C. 1,4. D. 2,3.

Câu 45: Một đột biến xảy ra làm gen tiền ung thư chuyển thành gen ung thư dẫn đến xuất hiện bệnh ung thư, đột biến thuộc dạng
A. đột biến đảo đoạn. B. đột biến gen lặn.
C. đột biến gen trội. D. đột biến chuyển đoạn.

Câu 46: Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 106kcal/m2/ngày. Chỉ có 2,5% năng lượng đó được dùng trong quang hợp. Số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%. Sinh vật tiêu thụ cấp I sử dụng được 25kcal; sinh vật tiêu thụ cấp II sử dụng 2,5 kcal; sinh vật tiêu thụ cấp III sử dụng được 0,5kcal. Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng cấp 2 là bao nhiêu?
A. 5%. B. 20%. C. 1%. D. 10%.

Câu 47: Sự biến động số lượng cá thể thỏ và mèo rừng Canađa theo chu kì
A. 3 - 5 năm. B. 10 - 12 năm. C. 9 - 10 năm. D. 3 - 4 năm.

Câu 48: Nhân tố nào trong các nhân tố sau đây nhiều khả năng làm giảm sự đa dạng di truyền trong quần thể rõ rệt hơn cả ?
A. Đột biến gen gây chết. B. Tái tổ hợp di truyền.
C. Sự di cư (xuất cư) của các cá thể. D. Phiêu bạt di truyền.

Câu 49: Một trong những thành tựu của công nghệ gen đã đạt được là:
A. tạo giống cừu Đôly.
B. tạo được giống lúa “gạo vàng” chứa β - carôten trong hạt.
C. tạo được giống tằm tam bội có năng suất lá cao.
D. tạo được giống lúa lùn IR8 cho năng suất cao.

Câu 50: Cho khoảng cách giữa các gen trên một NST như sau: ab = 1,5cM, ac = 14cM, bc = 12,5cM, dc = 3cM, bd = 9,5cM. Trật tự các gen trên NST là
A. abcd B. abdc C. bacd D. bcad
.
 
D

drthanhnam

Câu 41: Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền có ý nghĩa bảo hiểm thông tin di truyền?
A. Tính liên tục. B. Tính đặc hiệu. C. Tính thoái hóa D. Tính phổ biến.

Câu 42: Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau ở 2 giới (ở loài có kiểu NST giới tính XX - XY) thì
A. chưa thể kết luận gì về vị trí của gen trên NST.
B. gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y.
C. gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
D. gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính X.

Câu 43: Một gen dài 0,408 micrômet (µm). Alen A có 3120 liên kết hiđrô; alen a có 3240 liên kết hiđrô. Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể 2n + 1 có số nuclêôtit thuộc các alen trên là A = 1320 và G = 2280. Kiểu gen đột biến của thể đột biến nói trên là
A. AAA. B. Aaa. C. aaa. D. AAa.
A+G=1200
Alen A: 2A+3G=3120=> A=T=480 và G=X=720
Alen a: 2A+3G=3240 => A=T=360 và C=X=840
A=T=1320=480.2+360 và G=X=720.2+840=2280
Vậy thể đột biến AAa
Câu 44: Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau:
1. khi tiếp xúc với hóa chất, sâu tơ đã xuất hiện alen kháng thuốc
2. sâu tơ đã hình thành khả năng kháng thuốc do nhiều gen chi phối.
3. khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều.
4. sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được
Giải thích đúng là
A. 1,2. B. 1,3. C. 1,4. D. 2,3.

Câu 45: Một đột biến xảy ra làm gen tiền ung thư chuyển thành gen ung thư dẫn đến xuất hiện bệnh ung thư, đột biến thuộc dạng
A. đột biến đảo đoạn. B. đột biến gen lặn.
C. đột biến gen trội. D. đột biến chuyển đoạn.

Câu 46: Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 106kcal/m2/ngày. Chỉ có 2,5% năng lượng đó được dùng trong quang hợp. Số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%. Sinh vật tiêu thụ cấp I sử dụng được 25kcal; sinh vật tiêu thụ cấp II sử dụng 2,5 kcal; sinh vật tiêu thụ cấp III sử dụng được 0,5kcal. Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng cấp 2 là bao nhiêu?
A. 5%. B. 20%. C. 1%. D. 10%.
Diện tích của hệ sinh thái này bằng bao nhiêu hả bạn ^^
(Chú ý ở đây HSST của bậc dd cấp 2 = SV tiêu thụ cấp I / Sinh vật sản suất )

Câu 47: Sự biến động số lượng cá thể thỏ và mèo rừng Canađa theo chu kì
A. 3 - 5 năm. B. 10 - 12 năm. C. 9 - 10 năm. D. 3 - 4 năm.

Câu 48: Nhân tố nào trong các nhân tố sau đây nhiều khả năng làm giảm sự đa dạng di truyền trong quần thể rõ rệt hơn cả ?
A. Đột biến gen gây chết. B. Tái tổ hợp di truyền.
C. Sự di cư (xuất cư) của các cá thể. D. Phiêu bạt di truyền.

Câu 49: Một trong những thành tựu của công nghệ gen đã đạt được là:
A. tạo giống cừu Đôly.
B. tạo được giống lúa “gạo vàng” chứa β - carôten trong hạt.
C. tạo được giống tằm tam bội có năng suất lá cao.
D. tạo được giống lúa lùn IR8 cho năng suất cao.

Câu 50: Cho khoảng cách giữa các gen trên một NST như sau: ab = 1,5cM, ac = 14cM, bc = 12,5cM, dc = 3cM, bd = 9,5cM. Trật tự các gen trên NST là
A. abcd B. abdc C. bacd D. bcad
 
R

rainbridge

Câu 45: Một đột biến xảy ra làm gen tiền ung thư chuyển thành gen ung thư dẫn đến xuất hiện bệnh ung thư, đột biến thuộc dạng
A. đột biến đảo đoạn. B. đột biến gen lặn.
C. đột biến gen trội. D. đột biến chuyển đoạn.
[/QUOTE]
câu này trang 89 sgk cơ bản :D

Câu 42: Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau ở 2 giới (ở loài có kiểu NST giới tính XX - XY) thì
A. chưa thể kết luận gì về vị trí của gen trên NST.
B. gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y.
C. gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
D. gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính X.
câu này mình nghĩ đối với gen nằm trong ti thể (di truyền TB chất) thì kết quả phép lai thuận nghịch giống nhau cả 2 giới (đều giống mẹ). ko chắc là có đúng ko???

Câu 44: Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau:
1. khi tiếp xúc với hóa chất, sâu tơ đã xuất hiện alen kháng thuốc
2. sâu tơ đã hình thành khả năng kháng thuốc do nhiều gen chi phối.
3. khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều.
4. sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được
Giải thích đúng là
A. 1,2. B. 1,3. C. 1,4. D. 2,3.
mình nghĩ câu 1 đúng vì alen kháng thuốc xuất hiện khi sâu tiếp xúc với thuốc do có đột biến, câu 3 đúng. câu 2 ko rõ lắm :confused:
 
D

drthanhnam

mình nghĩ câu 1 đúng vì alen kháng thuốc xuất hiện khi sâu tiếp xúc với thuốc do có đột biến, câu 3 đúng. câu 2 ko rõ lắm
Alen kháng thuốc không xuất hiện sau khi phun thuốc mà đã âm thầm xuất hiện từ trước đó. Đến khi phun thuốc thì vai trò là chọn lọc tự nhiên chọn lọc những gen kháng thuốc mà thôi. Thân!
 
R

rainbridge

Alen kháng thuốc không xuất hiện sau khi phun thuốc mà đã âm thầm xuất hiện từ trước đó. Đến khi phun thuốc thì vai trò là chọn lọc tự nhiên chọn lọc những gen kháng thuốc mà thôi. Thân!
2. sâu tơ đã hình thành khả năng kháng thuốc do nhiều gen chi phối.
cụm từ "do nhiều gen chi phối" ở đây có ý nghĩa gì ko nhỉ, mình vẫn thấy câu này nó ko rõ ràng lắm
sgk cơ bản tr. 119
từ năm 1941... tiêu diệt hiệu quả....... đến năm 1944 xuất hiện một số chủng kháng lại.....
.....
Khả năng kháng thuốc xuất hiện là do một số vi khuẩn tụ cầu vàng có gen đột biến.....
mình nghĩ với câu văn như trên thì gen kháng thuốc là do đột biến xuất hiện sau khi thuốc được sử dụng
cùng suy nghĩ thử nhé :)
 
D

drthanhnam

mình nghĩ với câu văn như trên thì gen kháng thuốc là do đột biến xuất hiện sau khi thuốc được sử dụng
cùng suy nghĩ thử nhé
Cái này cũng còn tuỳ. Nhưng về cơ bản thì ý 1 là sai. Trong một bài giảng đề ( Không nhớ rõ đề mấy ) Thầy Quang Anh cũng đã nói đến vấn đề này.
Bạn thử nghĩ xem nếu sau khi dùng thuốc thì mới xuất hiện đột biến ( Nghĩa là trước đó sâu không hề có gen kháng thuốc) thì làm sao những cá thể đó có thể tồn tại để phát triển thành một chủng kháng thuốc với số lượng lớn như vậy được.
Thân!
 
H

hardyboywwe

41c -42a -43d -44d -45b -46c -47c -48d -49b -50b

______________________________________
 
Top Bottom