[Đề 3]Câu 21 - 30

H

hardyboywwe

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 21: Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng, ruồi cái mắt nâu, cánh ngắn với ruồi đực mắt đỏ, cánh dài. F1 có kiểu hình 100% ruồi cái mắt đỏ, cánh dài; 100% ruồi đực mắt đỏ, cánh ngắn. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3/8 mắt đỏ, cánh ngắn; 3/8 mắt đỏ, cánh dài; 1/8 mắt nâu, cánh dài; 1/8 mắt nâu, cánh ngắn.
(Biết rằng gen A - mắt đỏ, gen a - mắt nâu; gen B - cánh dài, gen b - cánh ngắn).
Kiểu gen của ruồi F1 là
A. XAB Xab x XAB Y. B. BbXA Xa x BbXAY.
C. AaXBXb x AaXbY. D. AaBb x AaBb

Câu 22: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh
A. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
B. kiểu phân bố cá thể của quần thể và tỉ lệ giới tính.
C. cấu trúc tuổi của quần thể và kiểu phân bố của quần thể.
D. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể.

Câu 23: Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về bằng chứng
A. cơ quan thoái hóa. B. cơ quan tương đồng.
C. cơ quan tương tự. D. phôi sinh học.

Câu 24: Ở các loài động vật, cơ thể lai xa có thể hình thành một loài mới khi
A. chúng có khả năng trinh sản tạo thành một quần thể thích nghi.
B. chúng cách li sinh sản với hai loài bố mẹ ban đầu.
C. chúng được đa bội hóa tạo thành quần thể thích nghi.
D. chúng cách li sinh sản với một trong hai loài bố mẹ ban đầu.

Câu 25: Khi truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao kề liền của chuỗi thức ăn, dòng năng lượng trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình 90%, do
1. phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường
2. một phần do sinh vật không sử dụng được, rơi rụng
3. một phần do sinh vật thải ra dưới dạng chất bài tiết
4. một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật.
Đáp án đúng là
A. 1,3,4. B. 1,2,3. C. 2,3,4. D. 1,2,4.

Câu 26: Ruồi giấm có 4 cặp nhiễm sắc thể, số phân tử ADN trong 1 tế bào ở kì cuối của giảm phân I là
A. 8. B. 2. C. 16. D. 4.

Câu 27: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi nhân đôi 3 lần,gen bị đột biến 1 cặp nu và đã sử dụng của môi trường 4199 ađênin và 6300 guanin. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra?
A. Mất 1 cặp nuclêôtit loại G - X. B. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A - T.
C. Mất 1 cặp nuclêôtit loại A - T D. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G - X.

Câu 28: Điều nào sau đây có thể coi là nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái?
A. Mưa bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa.
B. Sự thay đổi địa hình.
C. Độ ẩm đất và không khí, lượng mùn, khoáng thay đổi.
D. Các hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

Câu 29: Trong điều kiện sống khó khăn ở các khe chật hẹp vùng nước sâu của đáy biển, một số cá đực Edriolychnus schmidti kí sinh trên con cái. Đây là một ví dụ về mối quan hệ
A. ức chế cảm nhiễm. B. kí sinh - vật chủ.
C. hỗ trợ cùng loài. D. cạnh tranh cùng loài.

Câu 30: Biết 1 gen quy định một tính trạng, các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau, tính trội là trội hoàn toàn. Nếu thế hệ P có kiểu gen AABBDD x aabbdd thì thế hệ lai thứ 2 sẽ xuất hiện bao nhiêu kiểu biến dị tổ hợp?
A. 6. B. 8. C. 2. D. 4.
 
Last edited by a moderator:
P

pe_kho_12412

Câu 21: Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng, ruồi cái mắt nâu, cánh ngắn với ruồi đực mắt đỏ, cánh dài. F1 có kiểu hình 100% ruồi cái mắt đỏ, cánh dài; 100% ruồi đực mắt đỏ, cánh ngắn. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3/8 mắt đỏ, cánh ngắn; 3/8 mắt đỏ, cánh dài; 1/8 mắt nâu, cánh dài; 1/8 mắt nâu, cánh ngắn.
(Biết rằng gen A - mắt đỏ, gen a - mắt nâu; gen B - cánh dài, gen b - cánh ngắn).
Kiểu gen của ruồi F1 là
A. XAB Xab x XAB Y. B. BbXA Xa x BbXAY.
C. AaXBXb x AaXbY. D. AaBb x AaBb


giải::)
Theo đề bài ra ta có P thuần chủng tương phản: mắt nâu >< mắt đỏ mà F1 thu được 100% mắt đỏ => P mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt nâu.
Quy ước A - mắt đỏ; a - mắt nâu
=> P(màu mắt): ♂AA x ♀aa => F1 là Aa (1)

Dựa vào kết quả ở F1 ta thấy tính trạng chiều dài lông phân bố không đồng đều ở 2 giới đực và cái => tính trạng chiều dài lông liên kết với NST giới tính; ở đây là NST giới tính X do F2 có kiểu hình chiều dài lông xuất hiện ở cả 2 giới.

P: ♀cánh ngắn x ♂cánh dài → ♂cánh ngắn & ♀cánh dài
Ở ruồi giấm; giới dị giao tử là giới đực XY; mà con đực thu được 100% cánh ngắn => ruồi mẹ phải đồng hợp; nếu cánh ngắn do gen trội quy định; mà ruồi mẹ có kiểu gen đồng hợp thì không thể sinh ra ruồi cái cánh dài được => cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn.
Quy ước: B: cánh dài, b: cánh ngắn
=> P( chiều dài cánh ) có kiểu gen XbXb x XBY
=> F1 có ♀ là XBXb; ♂ là XbY (2)

Từ (1) & (2) => Khi cho F1 lai với nhau thì sẽ là ( Aa x Aa )( XBXb x XbY ) = ( 3 : 1 )( 1 : 1 )

Theo đề bài ra tỉ lệ thu được tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1 = ( 3 : 1 )( 1 : 1 )

Theo lý thuyết; khi lai hai cặp tính trạng do 2 cặp gen quy định mà tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ các kiểu hình nhỏ => tuân theo quy luật phân li độc lập

SĐL P: ♀mắt nâu, cánh ngắn .. x .. ♂mắt đỏ, cánh dài
.................. aaXbXb .......................... AAXBY
F1: ♀ AaXBXb mắt đỏ cánh dài; ♂ AaXbY mắt đỏ cánh ngắn
F1 x F1: ♀ mắt đỏ cánh dài; ♂ mắt đỏ cánh ngắn
...................... AaXBXb ..................AaXbY



:-SS
Câu 22: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh
A. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
B. kiểu phân bố cá thể của quần thể và tỉ lệ giới tính.
C. cấu trúc tuổi của quần thể và kiểu phân bố của quần thể.
D. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể.

Câu 23: Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về bằng chứng
A. cơ quan thoái hóa. B. cơ quan tương đồng.
C. cơ quan tương tự. D. phôi sinh học.

Câu 24: Ở các loài động vật, cơ thể lai xa có thể hình thành một loài mới khi
A. chúng có khả năng trinh sản tạo thành một quần thể thích nghi.
B. chúng cách li sinh sản với hai loài bố mẹ ban đầu.
C. chúng được đa bội hóa tạo thành quần thể thích nghi.
D. chúng cách li sinh sản với một trong hai loài bố mẹ ban đầu.

Câu 25: Khi truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao kề liền của chuỗi thức ăn, dòng năng lượng trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình 90%, do
1. phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường
2. một phần do sinh vật không sử dụng được, rơi rụng
3. một phần do sinh vật thải ra dưới dạng chất bài tiết
4. một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật.
Đáp án đúng là
A. 1,3,4. B. 1,2,3. C. 2,3,4. D. 1,2,4.

Câu 26: Ruồi giấm có 4 cặp nhiễm sắc thể, số phân tử ADN trong 1 tế bào ở kì cuối của giảm phân I là
A. 8. B. 2. C. 16. D. 4.

kép hay là đơn nhỉ :-??
Câu 27: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4199 ađênin và 6300 guanin. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra?
A. Mất 1 cặp nuclêôtit loại G - X. B. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A - T.
C. Mất 1 cặp nuclêôtit loại A - T D. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G - X.

Câu 28: Điều nào sau đây có thể coi là nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái?
A. Mưa bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa.
B. Sự thay đổi địa hình.
C. Độ ẩm đất và không khí, lượng mùn, khoáng thay đổi.
D. Các hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

Câu 29: Trong điều kiện sống khó khăn ở các khe chật hẹp vùng nước sâu của đáy biển, một số cá đực Edriolychnus schmidti kí sinh trên con cái. Đây là một ví dụ về mối quan hệ
A. ức chế cảm nhiễm. B. kí sinh - vật chủ.
C. hỗ trợ cùng loài. D. cạnh tranh cùng loài.

Câu 30: Biết 1 gen quy định một tính trạng, các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau, tính trội là trội hoàn toàn. Nếu thế hệ P có kiểu gen AABBDD x aabbdd thì thế hệ lai thứ 2 sẽ xuất hiện bao nhiêu kiểu biến dị tổ hợp?
A. 6. B. 8. C. 2. D. 4.



[TEX] AABBDD x aabbdd ----->F_1:AaBbD d[/TEX]

gồm 3 cặp gen dị hợp \Rightarrow [TEX]F_2[/TEX] xuất hiện [TEX]2^3-2=6[/TEX] kiểu BDTH

( trừ đi 2 dạng ban đầu là [TEX]AABBDD[/TEX] và [TEX]aabbdd[/TEX]

|-)
 
D

drthanhnam

Câu 29: Trong điều kiện sống khó khăn ở các khe chật hẹp vùng nước sâu của đáy biển, một số cá đực Edriolychnus schmidti kí sinh trên con cái. Đây là một ví dụ về mối quan hệ
A. ức chế cảm nhiễm. B. kí sinh - vật chủ.
C. hỗ trợ cùng loài. D. cạnh tranh cùng loài.
Trong sách giáo khoa có ghi đây là quan hệ kí sinh cùng loài.
Vậy có thể xem đây là quan hệ kí sinh-vật chủ ^^
 
R

rainbridge

Trong sách giáo khoa có ghi đây là quan hệ kí sinh cùng loài.
Vậy có thể xem đây là quan hệ kí sinh-vật chủ ^^
mình cũng nghĩ giống bạn
nhưng kiểm tra lại thì sgk cb trang 160 trong phần đọc thêm: kí sinh trên đồng loại cũng có thể coi là một hiện tượng "cạnh tranh" giữa các cá thể trong quần thể


@-)
 
R

rainbridge

Câu 23: Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về bằng chứng
A. cơ quan thoái hóa. B. cơ quan tương đồng.
C. cơ quan tương tự. D. phôi sinh học.
mình nghĩ là cơ quan tương đồng chứ nhỉ?
Câu 24: Ở các loài động vật, cơ thể lai xa có thể hình thành một loài mới khi
A. chúng có khả năng trinh sản tạo thành một quần thể thích nghi.
B. chúng cách li sinh sản với hai loài bố mẹ ban đầu.
C. chúng được đa bội hóa tạo thành quần thể thích nghi.
D. chúng cách li sinh sản với một trong hai loài bố mẹ ban đầu.
câu này thì mình lại phân vân đáp án a hoặc c:confused:



Câu 26: Ruồi giấm có 4 cặp nhiễm sắc thể, số phân tử ADN trong 1 tế bào ở kì cuối của giảm phân I là
A. 8. B. 2. C. 16. D. 4.

kép hay là đơn nhỉ :-??
kì cuối GP 1 NST ở dạng n kép, do đó sẽ có n.2=8 phân tử ADN :)
Câu 27: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4199 ađênin và 6300 guanin. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra?
A. Mất 1 cặp nuclêôtit loại G - X. B. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A - T.
C. Mất 1 cặp nuclêôtit loại A - T D. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G - X.
câu này sao mình tính ko ra
[TEX]\frac{4199}{7} ??? [/TEX]
sai chỗ nào nhỉ:-SS


Câu 28: Điều nào sau đây có thể coi là nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái?
A. Mưa bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa.
B. Sự thay đổi địa hình.
C. Độ ẩm đất và không khí, lượng mùn, khoáng thay đổi.
D. Các hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
C. Độ ẩm đất và không khí, lượng mùn, khoáng thay đổi. là sự thay đổi thuộc môi trường vật lí rồi--> nguyên nhân bên ngoài
theo mình chọn câu D, sgk cb trang 184 :)
 
C

canhcutndk16a.

Câu 27: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4199 ađênin và 6300 guanin. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra?
A. Mất 1 cặp nuclêôtit loại G - X. B. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A - T.

C. Mất 1 cặp nuclêôtit loại A - T D. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G - X.
câu này sao mình tính ko ra
[TEX]\frac{4199}{7} ??? [/TEX]
sai chỗ nào nhỉ:-SS

Đề bài này ko chuẩn, phải là sau khi nhân đôi 3 lần thì gen ms bị đb:)

Tính theo đề bài sau thì mới có đáp án đúng (câu c) :) như này nhé:

Dễ dàng tính được [TEX]A=T=600;G=X=900[/TEX]

Nếu như gen ko bị đb thì khi nhân đôi 3 lần cần mtcc:

[TEX]A_mt=600.(2^3-1)=4200; G_mt=900.(2^3-1)=6300[/TEX]

mà gen đb khi x2 thì cần 4199 A và 6300 G \Rightarrow mất 1 cặp A-T:)

Nói tóm lại là gen bị đb sau khi nhân đôi thì mới có đáp án đúng
 
P

pe_kho_12412

Câu 24: Ở các loài động vật, cơ thể lai xa có thể hình thành một loài mới khi
A. chúng có khả năng trinh sản tạo thành một quần thể thích nghi.

B. chúng cách li sinh sản với hai loài bố mẹ ban đầu.
C. chúng được đa bội hóa tạo thành quần thể thích nghi.
D. chúng cách li sinh sản với một trong hai loài bố mẹ ban đầu.


câu này thì mình lại phân vân đáp án a hoặc c:confused:


theo mình thì đây là các loài động vật, mà lai xa -đa bội hóa chủ yếu cho thực vật nên C mình nghĩ là ko thể , chúng ta cùng quan sát về mặt chữ nhé. nhận thấy B và D cùng đề cập đến việc cách ly sinh sản ;) nên A cũng ko nên tính vào làm gì :D,trắc nghiệm nên đôi khi ko nhớ thì phải suy luận thôi


Câu 28: Điều nào sau đây có thể coi là nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái?
A. Mưa bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa.

B. Sự thay đổi địa hình.
C. Độ ẩm đất và không khí, lượng mùn, khoáng thay đổi.
D. Các hoạt động khai thác tài nguyên của con người.



C. Độ ẩm đất và không khí, lượng mùn, khoáng thay đổi. là sự thay đổi thuộc môi trường vật lí rồi--> nguyên nhân bên ngoài
theo mình chọn câu D, sgk cb trang 184 :)

uh, câu d đúng oy :D
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Trích:
Câu 23: Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về bằng chứng
A. cơ quan thoái hóa. B. cơ quan tương đồng.
C. cơ quan tương tự. D. phôi sinh học.
mình nghĩ là cơ quan tương đồng chứ nhỉ?
Cơ quan tương tự là chuẩn rồi vì các cơ quan đó đâu có cùng nguồn gốc.
Vây cá voi là biến dạng chi trước ở động vật trên cạn còn vây cá voi và vây cá ngư long thì không.
Mặt khác chúng lại thực hiện các chức năng giống nhau là " mái chèo".
 
R

rainbridge

Cơ quan tương tự là chuẩn rồi vì các cơ quan đó đâu có cùng nguồn gốc.
Vây cá voi là biến dạng chi trước ở động vật trên cạn còn vây cá voi và vây cá ngư long thì không.
Mặt khác chúng lại thực hiện các chức năng giống nhau là " mái chèo".

câu này thực chất là do mình ko biết vây cá mập và vây cá ngư long xuất phát từ bộ phận nào
cho mình hỏi cá mập có thuộc lớp thú ko? cá ngư long là cá như thế nào?
 
R

rainbridge

[/SIZE][/COLOR]

theo mình thì đây là các loài động vật, mà lai xa -đa bội hóa chủ yếu cho thực vật nên C mình nghĩ là ko thể , chúng ta cùng quan sát về mặt chữ nhé. nhận thấy B và D cùng đề cập đến việc cách ly sinh sản ;) nên A cũng ko nên tính vào làm gì :D,trắc nghiệm nên đôi khi ko nhớ thì phải suy luận thôi

sgk trang 130 có nhắc đến loài thằn lằn mới được hình thành do có thể trinh sản đó bạn, cho nên câu A mình nghĩ ko sai.
so sánh giữa B và D thì chắc chắn loại phương án D
còn phương án C thì khó gặp nhưng vẫn có thể chứ nhỉ ^^


:-? uh, tớ ko để ý về câu chữ ,nhưng con người tác động thì cũng là yếu tố bên ngoài mà :-\"
đây là quần xã bao gồm quần thể loài người :D
loài người là loài ưu thế trong quần xã đó, "hoạt động mạnh mẽ của loài ưu thế đã làm thay đổi điều kiện sống..."
 
Last edited by a moderator:
R

rainbridge

theo mình thì đây là các loài động vật, mà lai xa -đa bội hóa chủ yếu cho thực vật nên C mình nghĩ là ko thể , chúng ta cùng quan sát về mặt chữ nhé. nhận thấy B và D cùng đề cập đến việc cách ly sinh sản ;) nên A cũng ko nên tính vào làm gì :D,trắc nghiệm nên đôi khi ko nhớ thì phải suy luận thôi
sgk trang 130 có nhắc đến loài thằn lằn mới được hình thành do có thể trinh sản đó bạn, cho nên câu A mình nghĩ ko sai.
so sánh giữa B và D thì chắc chắn loại phương án D
còn phương án C thì khó gặp nhưng vẫn có thể chứ nhỉ ^^


:-? uh, tớ ko để ý về câu chữ ,nhưng con người tác động thì cũng là yếu tố bên ngoài mà :-\"
đây là quần xã bao gồm quần thể loài người :D
loài người là loài ưu thế trong quần xã đó, "hoạt động mạnh mẽ của loài ưu thế đã làm thay đổi điều kiện sống..."
 
L

le_phuong93

câu này thực chất là do mình ko biết vây cá mập và vây cá ngư long xuất phát từ bộ phận nào
cho mình hỏi cá mập có thuộc lớp thú ko? cá ngư long là cá như thế nào?
^^ Cá mập là thuộc lớp cá bạn nhé, cá voi thuộc lớp thú và cá ngư long là thuộc lớp bò sát.
 
H

hardyboywwe

Ở đây mình đã đính chính lại đề của câu 27,đáp án cuối cùng ở đây vẫn là C nhé!




Câu 27: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi nhân đôi 3 lần,gen bị đột biến 1 cặp nu và đã sử dụng của môi trường 4199 ađênin và 6300 guanin. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra?
A. Mất 1 cặp nuclêôtit loại G - X. B. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A - T.
C. Mất 1 cặp nuclêôtit loại A - T D. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G - X.


 
R

rainbridge

góp ý

21c -22d -23c -24b -25c -26d -27c -28c -29b -30a

____________________________________
câu 26a, 28d mới đúng
Câu hỏi: Điều nào sau đây có thể coi là nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái?
A. Mưa bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa.
B. Sự thay đổi địa hình.
C. Độ ẩm đất và không khí, lượng mùn, khoáng thay đổi.
D. Các hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

Chào em!
Em chú ý đến nội dung câu hỏi nhé. Đầu bài hỏi là "nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái" tức là nguyên nhân mà nằm bên trong của diễn thế sinh thái.
Cả 3 đáp án A, B, C đều là nguyên nhân bên ngoài tác động vào gây ra diễn thế sinh thái.
Chỉ có đáp án D, con người nằm trong hệ sinh thái và chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người. Ví dụ khai thác rừng đã gây ra diễn thế sinh thái.
Chúc em học tốt nhé!

Câu hỏi: Ruồi giấm có 4 cặp nhiễm sắc thể, số phân tử ADN trong 1 tế bào ở kì cuối của giảm phân I là
A. 8. B. 2. C. 16. D. 4.

Trả lời: Ở kì cuối giảm phân I hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào gồm 4 NST ở dạng kép. Do đó số lượng ADN trong một tế bào là 8.
Chúc em học tốt nhé!
.....................
.......................
......................
 
N

nhat159632

cac ban giai giup minh cau nay voi

Ở một loài động vật xét hai cặp alen A bình thường, a bệnh M và B bình thường, b bệnh P. Hai cặp alen đều nằm trên NST thường. Giả sử trong quần thể có kiểu gen AA chiếm 72%, Aa chiếm 8%, BB chiếm 76%, Bb chiếm 4%. Xác suất cặp lai bố mẹ bình thường sinh một con mắc cả hai bệnh này là
Câu trả lời của bạn:
A. 0,08%.
B. 0,02%
C. 0,04175%
D. 0,03125%.
 
Top Bottom