Dạy và học môn văn: Cần sự thay đổi triệt để

L

linhthitran

hoanglephuong said:
kakas said:
Vậy ý kiến và giải pháp cụ thể mà các vị đưa ra ở đây là gì? Hay chỉ đơn thuần là ta có cái mồm ta cứ nói? Ai cũng có thể biết rằng thực trạng dạy văn trong nhà trường chúng ta hiện nay là cách truyền đạt từ 1 phía. Không có, hoặc rất ít khi nhận được sự tương tác từ phía học sinh. Theo cá nhân tôi, nếu khắc phục được tình trạng đọc chép, thúc đẩy được học sinh đóng góp ý kiến để xây dựng bài, thì 1 giờ văn sẽ có chất lượng. Và cả một chương trình đào tạo sẽ đạt được mục đích.
Bạn có biết không, trong lớp của Amaranth, việc "soạn bài" môn Văn trở thành việc chép bài soạn của một bạn yêu Văn, vì thế cô chịu thua… chỉ còn dám yêu cầu các bạn "đọc trước văn bản" ở nhà (thế mà còn khối bạn không đọc). Trong giờ học cô mình cũng có hỏi các em nghĩ sao về vấn đề này… nhưng mà các bạn khác thì đều nghĩ "chắc cô trừ mình ra" cho nên rốt cuộc người học Toán người học Lý chã ai buồn phát biểu; cô đành phải đặt những câu hỏi gợi mở cụ thể hơn thì mới có một vài người "đại diện" giơ tay trả lời… cuối cùng chẳng đâu vào đâu, cô phải tổng kết lại và lúc này bà con mới đua nhau viết. Không chỉ cần sự thay đổi từ phía thầy cô không đâu bạn à, mình đã chứng kiến cô mình bất lực trước học sinh… một chút ngậm ngùi…
Học sinh đã ko muốn học như thế là tại sao. Là tại bài học vẫn chưa gây đến cho học sinh một ấn tượng mạnh. Nếu như thế tại sao cô giáo thay bài soàn toàn chữ khiến học sinh hoa mắt bằng cách cho học sinh làm một tiểu phẩm nho nhỏ mà đoạn tiểu phẩm này chính là đoạn văn mà học sinh thấy hay. Khi đó học sinh chắc chắn sẽ phải đọc cả bài mà. Mà khi muốn diện đc tiểu phẩm hay thì phải hiểu đc đoạn văn đấy, thê ko phải là đã để học sinh hiểu bài ah. Còn những bài thơ sao ko để cho học sinh làm thành một bài hát hay một bài ráp nho nhỏ chắc chắn học sinh sẽ nhớ đoạn thơ ấy rất lâu mà .
 
H

huongmotor

Tại sao lại mất thói quen đó?
Phải chăng là từ đầu không có hứng thú-hay là ko có một giáo viên nào đủ để gây hứng thú cho các bạn?
Thông thường có 2 lý do để ngừoi được hỏi ko trả lời câu hỏi là khi nhận được câu hỏi: quá dễ - ko kích thích tư duy; hoặc quá khó- tư duy ko kịp đáp ứng!
Cái thói quen mà em nói chẳng qua là " sự lâu ngày của trì trệ. lười biếng- ỉ lại" một hậu quả khởi sự từ hai bên; cả giáo viên lẫn học sinh!
 
A

amaranth

linhthitran said:
Học sinh đã ko muốn học như thế là tại sao. Là tại bài học vẫn chưa gây đến cho học sinh một ấn tượng mạnh. Nếu như thế tại sao cô giáo thay bài soàn toàn chữ khiến học sinh hoa mắt bằng cách cho học sinh làm một tiểu phẩm nho nhỏ mà đoạn tiểu phẩm này chính là đoạn văn mà học sinh thấy hay. Khi đó học sinh chắc chắn sẽ phải đọc cả bài mà. Mà khi muốn diện đc tiểu phẩm hay thì phải hiểu đc đoạn văn đấy, thê ko phải là đã để học sinh hiểu bài ah. Còn những bài thơ sao ko để cho học sinh làm thành một bài hát hay một bài ráp nho nhỏ chắc chắn học sinh sẽ nhớ đoạn thơ ấy rất lâu mà .
Thế một năm làm được bao nhiêu lần như thế? Lần nào cũng như thế thì bọn nó chẳng làm đâu, lớp tui nó có cái "tinh thần chê Văn" nung đúng từ nhỏ rồi… cho nên Am thấy ý của Lệ Phương "thay đổi từ cấp Một" là hoàn toàn chính xác.
 
K

kakas

Do đó mới cần sự hướng dẫn của giáo viên. Đó là phương phap giảng dạy mới mà cá nhân Kakas này nghĩ các vị giáo viên vẫn chưa làm được (có chăng chỉ là số ít mà thôi). Hãy quan tâm một chút là học sinh cần gì và quan tâm đến cái gì? Hãy đứng từ phương diện của học sinh để nói cho học sinh nghe. Có thể đây là ý nghĩ chủ quan của riêng kakas!
Hồ Chí Minh cũng từng nói, học sinh giống tờ giấy trắng... đó thôi.
 
H

hoanglephuong

huongmotor said:
Tại sao lại mất thói quen đó?
Phải chăng là từ đầu không có hứng thú-hay là ko có một giáo viên nào đủ để gây hứng thú cho các bạn?
Thông thường có 2 lý do để ngừoi được hỏi ko trả lời câu hỏi là khi nhận được câu hỏi: quá dễ - ko kích thích tư duy; hoặc quá khó- tư duy ko kịp đáp ứng!
Cái thói quen mà em nói chẳng qua là " sự lâu ngày của trì trệ. lười biếng- ỉ lại" một hậu quả khởi sự từ hai bên; cả giáo viên lẫn học sinh!
Vậy cho nên mới cần có sự hợp tác từ cả giáo viên lẫn học sinh… mà em nói thật chứ như cỡ tụi em (cuối cấp III) thì tinh thần hợp tác với những môn "không thi đại học" nó mất biến đi hết cả rồi chị à… cho nên em nghĩ nếu muốn thay đổi, hãy bắt đầu từ những em nhỏ hơn… Còn nhớ hồi em học cấp Một, bắt đầu từ lớp Hai là có tập làm văn :)) cứ học thuộc lòng bài mẫu thì điểm cao… thế đấy… còn văn bản thì tập phát âm cho đúng, đọc cho trơn tru, rồi học thuộc lòng phần "Tóm tắt nội dung chính", hết chuyện… Chị đừng nói trường em làm sai nhá, vì hình như trường nào cũng như thế cả thôi… vấn đề là ngay từ hồi nhỏ như thế chúng em đã không được rèn luyện cho cái quan niệm đúng đắn về bộ môn Văn rồi…
 
A

amaranth

kakas said:
Do đó mới cần sự hướng dẫn của giáo viên. Đó là phương phap giảng dạy mới mà cá nhân Kakas này nghĩ các vị giáo viên vẫn chưa làm được (có chăng chỉ là số ít mà thôi). Hãy quan tâm một chút là học sinh cần gì và quan tâm đến cái gì? Hãy đứng từ phương diện của học sinh để nói cho học sinh nghe. Có thể đây là ý nghĩ chủ quan của riêng kakas!
Hồ Chí Minh cũng từng nói, học sinh giống tờ giấy trắng... đó thôi.
À vâng, học sinh là tờ giấy trắng, nhưng thầy cô là cây bút, chứ không phải người cầm bút.
 
H

huongmotor

Chị lại nghĩ thế này:
Mỗi ngừoi giáo viên đi dạy đều có mục đích và lý tưởng riêng
Bản thân đi dạy- suy nghĩ của chị ko bao giờ có suy nghĩ dạy để thi hay cung cấp kiến thức suông
Một điều giản dị là đem lại niềm vui cho học sinh và giúp học sinh yêu đời và sống đời hơn
Chị đồng ý với kakas là trên tinh thần:Quan tâm tới học sinh!
Một năm đi dạy và được sự ủng hộ của HS chị nhận ra rằng- nếu thực lòng quan tâm tới học sinh thì bản thân sẽ nhận được rất nhiều niềm vui và ý nghĩa trong công việc!
Chị sẽ cảm thấy thú vị khi được dạy lớp học theo khối tự nhiên- đơn giản vì chị thích những kiểu tư duy khoa học
Kiến thức ko quan trọng bằng phương pháp!
 
A

amaranth

Dạ vâng, nhưng cái ngặt là không phải học sinh nào cũng muốn học để yêu đời và sống đời hơn, mà các bạn ấy muốn học để thi đỗ…
Việc dạy và học Văn cũng là một bộ phận của việc dạy và học… không thể có một sự thay đổi triệt để và hiệu quả cho một bộ môn nào mà không có sự thích ứng chung của cả hệ thống.
 
H

huongmotor

Trên tinh thần"quan tâm tới học sinh" ngừoi giáo viên sẽ biết cân bằng kiến thức đủ và cơ bản để hoàn thành chương trình học
Còn tinh thần để học sinh yêu và tôn trọng môn VĂn(dù có thể ko theo khối C) đó chính là món quà mà HS dành cho GV!
Một giáo viên dạy Văn được HS khối tự nhiên yêu mên -tôn kính ( dù đã ra trường_ đó là hạnh phúc lớn lao trong nghề giáo!
 
L

linhthitran

amaranth said:
linhthitran said:
Học sinh đã ko muốn học như thế là tại sao. Là tại bài học vẫn chưa gây đến cho học sinh một ấn tượng mạnh. Nếu như thế tại sao cô giáo thay bài soàn toàn chữ khiến học sinh hoa mắt bằng cách cho học sinh làm một tiểu phẩm nho nhỏ mà đoạn tiểu phẩm này chính là đoạn văn mà học sinh thấy hay. Khi đó học sinh chắc chắn sẽ phải đọc cả bài mà. Mà khi muốn diện đc tiểu phẩm hay thì phải hiểu đc đoạn văn đấy, thê ko phải là đã để học sinh hiểu bài ah. Còn những bài thơ sao ko để cho học sinh làm thành một bài hát hay một bài ráp nho nhỏ chắc chắn học sinh sẽ nhớ đoạn thơ ấy rất lâu mà .
Thế một năm làm được bao nhiêu lần như thế? Lần nào cũng như thế thì bọn nó chẳng làm đâu, lớp tui nó có cái "tinh thần chê Văn" nung đúng từ nhỏ rồi… cho nên Am thấy ý của Lệ Phương "thay đổi từ cấp Một" là hoàn toàn chính xác.
ùm nhưng mà thay đổi tu cấp 1 nhưng còn nhưng người gét văn bây jờ thi làm sao hay là bỏ mặc một thế hệ ko thích văn
 
T

tranquang

Chúng ta chính là thế hệ chuyển giao của sự yêu ghét này. Đúng, chúng ta không thể bỏ mặc để đứng nhìn một thế hệ không thích văn! Hãy nghiêng về một bên và chiến đấu cho nó nhé? Anh luôn tin vào những mem trong box này!
 
L

linhthitran

chj huongmtor nói rất đúng một người giáo viên quan tâm đến học sinh thì sẽ đc học sinh dành lại cho mình một tình cảm đặc biệt. Và chính tình cảm đặc biệt mà học sinh dành cho chj sẽ đc thể hiện qua cách học . Như thế thì học sinh sẽ ko ghét môn mà cô giáo đó dạy đặc biệt là các môn khối C
 
C

crazyfrog

Em thấy mình cứ giống như con chuột bạch vậy.Người ta muốn làm gì trên chúng ta cũng được.Như vậy có phải là hỏng cả một thế hệ hok???
 
T

tranquang

Chấp nhận hi sinh chứ? Chúng ta sống vẫn phải nhớ đến quá khứ (Cái này gọi là gìn giữ bản sắc truyền thống dân tộc) và luôn hướng đến tương lai (có câu "Vì tương lai con em chúng ta đó"). Chúng ta là thì hiện tại! Chúng ta là mắt xích trong sợi dây chuyền của lịch sử. Mình tồn tại là mình có ý nghĩa rồi. Nhở?
 
Z

zonzon90

bức xúc với việc học văn
cô giáp dạy văn của em dạy rất ....................làm văn mà ko viết theo ý của cô thì chỉ đc tối đa 5đ.................viết theo dàn ý của cô thì lại bị nói là sao chép.................giảng văn thì như cơm nguội..................hỏi sao tụi em có thểthik học văn đc chứ?????????

bao giờ mới hết giáo viên như thế..................huông chi lớp em học là hướng theo khối D
 
C

conu

Buồn cho bạn quá, mình cũng chẳng biết phải làm thế nào, nhưng thi ĐH sẽ ko thế đâu.
 
Z

zonzon90

khổ thật học văn..................khi viết bài ko bao giờ đc diễn tả cảm xúc thật của mình..............toàn phải làm theo cô giáo =>văn lẹt đẹt wa'........may ko phải thi lại môn văn

ai giúp zon với
 
C

crazyfrog

he z0n ơi là z0n. Anh Phát đã nói nên chấp nhận số phận đi. Thế hệ sau này sẽ sung sướng hơn chúng ta khi đã có 1 hệ thống giáo dục đồng bộ :D
 
Top Bottom