Đáp án đề thi khối THCS

Q

quynhdihoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

LỚP 6​

ĐỀ BÀI :

Câu 1: Tế bào và coaxeva có điểm nào giống nhau? Vì sao nó là mầm sống của sự sống? ( 2,5 đi ểm)

Câu 2: Vai trò của nước đối với cây trồng. ( 4,5 đi ểm)

Câu 3: Sơ đồ tóm tắt chu trình sống của thực vật có hoa. ( 1 đi ểm )

Câu 4:
Giải thích tại sao cây cao hàng chục mét vẫn có thể đưa nước lên tán lá?
( 2 đi ểm)

ĐÁP ÁN :

Câu 1: - Coaxeva giống tế bào nhưng chưa có nhân, đều có tiếp nhận dinh dưỡng, lớn
lên, phân chia, có chọn lọc tự nhiên. ( 1,5)
- Là do có chọn lọc tự nhiên nên ngày càng hoàn thiện phát triển thành sinh vật đơn bào
đầu tiên rồi đến các ngành thực vật đa bào và động vật nguyên sinh. (1)

Câu 2: - Là thành phần bắt buộc để xây dựng cơ thể hoàn thiện. (0,75)
- Là dung môi hòa tan tốt nhất muối khoáng và các hợp chất hữu cơ. (0,75)
- Đảm bảo sự thống nhất các quá trình trao đổi chất trong nội bào, giữa cơ thể với môi
trường. (0,75)
- Điều hòa ổn định nhiệt độ cơ thể nhờ cơ chế thoát hơi nước. (0,75)
- Là nguyên liệu tham gia trực tiếp các phản ứng trao đổi của cơ thể thực vật. (0,75 )
- Tạo sức căng cho bề mặt lá để lá hấp thụ đầy đủ ánh sáng. (0,75)


Câu 3: giao tử đực (nhị) } (0,2 )
giao tử cái (nhụy) cây trưởng hành (0,2) cây con (0,2) hạt (0,2)} hợp tử (0,2)

Câu 4: - Do lực hút của lá hút nước từ dưới lên, (0,5)
- Lực đẩy của áp suất rễ, lực liên kết của các phân tử nước, (1)
- sức bám của phân tử nước với thành mạch gỗ tạo thành cột nước liên
tục. (0,5)
 
Q

quynhdihoc

LỚP 7

CÂU HỎI:


Câu 1: Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tieu hóa thức ăn và thải bã như thế nào? Trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng roi và trùng bién hình ở điểm nào? Tại sao tập đoàn trùng roi cơ thể có nhiều có nhiều tế bào nhưng không được xếp vào động vật đa bào? ( 4 điểm)

Câu 2: Trình bày đặc điểm tổ chức cơ thể giun đốt tiến hóa hơn giun dẹp, giun tròn. (3)

Câu 3: Phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. (3)

ĐÁP ÁN:

Câu 1:
a, Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn và thải bã:
- Thức ăn trong nước được lông bơi rung động theo kiểu làn song vừa tiến vừa xoay hoặc theo vòng xoắn quanh cơ thể. (0,5)
- Lông bơi tập trung thức ăn vào lỗ miệng rồi xuống hầu và tạo thành viên ở không bào tiêu hóa và rời khỏi hầu, di chuyển trong cơ thể theo 1 quĩ đạo nhất định. Lúc này, enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất chất dinh dưỡng dạng lỏng ngấm thẳng vào chất nguyên sinh, chất bã được thải ra ngoài nhờ lỗ thoát ở thành cơ thể.(1,5)
b, Trùng giày tuy là động vật đơn bào nhưng cấu tạo phức tạp hơn trùng roi, trùng biến hình:
- Cấu tạo đã phân hóa thành nhiều bộ phận như: nhân lớn, nhân bé, không bào co bóp, miệng, hầu…Mỗi bộ phận đảm nhiệm 1 chức năng sống nhất định.(0,5)
- Trùng giày sinh sản hữu tính bằng hình thức tiếp hợp.(0,5)
c,Tập đoàn trùng roi cơ thể có nhiều tế bào nhưng không được xếp vào động vật đa bào vì:
- Các tế bào vẫn độc lập với nhau ( vận động, dinh dưỡng) nên chưa có sự phân hóa chức năng.(0,5)
- Vì vậy mà tập đoàn trùng roi được coi là hình ảnh về mối quan hệ nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.(0,5)

Câu 2: Đặc điểm tổ chức cơ thể giun đốt tiến hóa hơn giun dẹp, giun tròn:
- Cơ thể phân đốt giúp tăng cường hoạt động và hoàn thiện các hệ cơ quan.(0,75)
- Cơ thể có thể xoang chính thức, trong xoang có dịch thể xoang, góp phần xúc tiến các hoạt động sinh lí của cơ thể.(0,75)
- Xuát hiện chi bên: cơ quan di chuyển chuyên hóa.(0,75)
- Xuất hiện hệ tuần hòan và hệ hô hấp.(0,75)

Câu3:
a, Biến thái hoàn toàn (ong, bướm, loài cánh cứng…): ấu trùng khác hẳn với con trưởng thành về cấu tạo và lối sống, ấu trùng phải trải qua 1 số giai đoạn bất động gọi là nhộng mới trở thành con trưởng thành.(1)
- con trưởng thành(0,5) nhộng  ấu trùng( sâu non) Vòng đời: trứng

b, Biến thái không hoàn toàn ( châu chấu, chuồn chuồn, gián…): ấu trùng từ trứng nở ra có cấu tạo giống hệt con trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn và mới chỉ có mầm cánh, ấu trùng phải qua nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành.(1)
con trưởng thành(0,5) ấu trùng (sâu non) - Vòng đời: trứng
 
Q

quynhdihoc

LỚP 8

CÂU HỎI:

Câu 1:
a, Sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. (2)
b, Cho 2 con vật giống nhau tất cả mọi mặt, chỉ khác 1 con có hệ tuần hoàn hở, 1 con có hệ tuần hoàn kín. Nếu 2 con cùng bị thương với vết thương như nhau thì con nào mất máu nhiều hơn? Tại sao? (1)

Câu 2: Tại sao tim động vật, người khi bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn còn khả năng đập nhịp nhàng một thời gian sau đó nếu được cung cấp dung dịch sinh lí giàu chất oxi có nhiệt độ tương đương nhiệt độ cơ thể người? (1,5)

Câu 3: Nêu những đặc điểm của hồng cầu phù hợp với chức năng của nó.(4)

Câu 4: Giải thích tại sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu
trong lúc đi. (1,5)

ĐÁP ÁN:
Câu 1:
a, * Hệ tuần hoàn hở: (2)
- Máu từ tim bơm vào khoang chính gọi là khoang máu. (0.5)
- Áp lực chảy của máu thấp. (0,25)
- Dịch tuần hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào.(0,25)
* Hệ tuần hoàn kín:
- Máu lưu thông liên tục trong hệ mạch. (0,5)
- Áp lực, tốc độ chảy của máu cao, nhanh. (0,25)
- Tế bào của mô không tiếp xúc trực tiếp với máu. (0,25)
b, - Con có hệ tuần hoàn kín bị mất nhiều máu hơn vì:
+ máu được lưu thông liên tục trong hệ mạch. (0.5)
+ Tốc độ chảy của máu nhanh. (0,5)

Câu 2 : Tim động vật, người khi bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn còn khả năng đập nhịp nhàng một thời gian sau đó nếu được cung cấp dung dịch sinh lí giàu chất oxi có nhiệt độ tương đương nhiệt độ cơ thể người vì:
- Trong cơ tim có các tổ chức cấu tạo đặc biệt có chức năng phát động và truyền rung động làm tim đập gọi là hạch (nút tự động) (1)
- bao gồm: hạch xoang tim, hạch nhĩ thất, bó his, mạng lưới purkinje nằm ở đáy tâm thất. (0.5)

Câu 3: Những đặc điểm của hồng cầu phù hợp với chức năng của nó:
- Là tế bào màu hồng, có hình đĩa lõm 2 mặt: bề mặt tiếp xúc hồng cầu ở người lớn hơn so với hồng cầu ở động vật >> giúp tăng lượng oxi, máu cung cấp đủ oxi cho cơ thể. (0,75)
- Không có nhân: giảm bớt sự tiêu tốn năng lượng khi hồng cầu hoạt động>> hồng cầu có thể hoạt động liên tục trong suốt vòng đời của nó. (0,75)
- Hồng cầu chứa chất huyết tố hemoglobin ( Hb) là 1 loại prôtêin kết hợp với chất sắc đỏ là do có sắt. (0.5) Khi máu qua phổi, do áp suất oxi ở phổi cao hơn nên Hb kết hợp với oxi tạo thành chất không bền là oxi hemoglobin.(0,5)Khi máu đến các tế bào do áp suất cacbonic ở tế bào cao hơn nên oxi hemoglobin tách ra giải phóng oxi cho tế bào, lúc này, Hb tự do lại kết hợp với cacbonic tạo thành cacboxihêmôglôbin không bền, chất này theo máu về phổi và thải ra ngoài.(1)
- Hồng cầu thường xuyên được đổi mới trong cơ thể. Trong 1 giây, cơ thể có khoảng 10 triệu tế bào hồng cầu được sinh ra thay thể một lượng tương tự hồng cầu già và không còn khả năng hoạt động: giúp hồng cầu trong cơ thể luôn được đổi mới và duy trì khả năng hoạt động của cơ thể.(0,5)

Câu 4: (1,5)
Người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chân chiêu là do rượu đã ngăn
cản, ức chế sự dẫn truyền qua xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não.(1)
- Vì vậy mà tiểu não không điều khiển được các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một cách chính xác, nên người say rượu bước đi không vững. (0,5)
 
Q

quynhdihoc

Lớp 9

ĐỀ:
Câu 1: (3điểm)
Tại sao các loài giao phối (sinh sản hữu tính ) lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn so với các loài sinh sản vô tính?

Câu 2:(4 điểm)
Tại sao nói nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào ? Để nhiễm sắc thể thực hiện được chức năng , nó có những hoạt động gì, hãy giải thích ?

Câu 3: (3 điểm)
Tính chất và đặc điểm của ADN đảm bảo cho nó giữ và truyền thông tin di truyền trong cơ thể sống ?

Câu 4: (1điểm)
Nêu điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li .

Câu 5:( 2 điểm )
Cho lai hai thứ đậu hoa màu đỏ cánh thẳng với hoa trắng cánh cuộn. Ở F1 thu được toàn hoa màu đỏ cánh cuộn. cho F1 giao phấn với nhau thu được kết quả ở F2 như sau:
201 hoa đỏ cánh thẳng : 400 hoa đỏ cánh cuộn : 199 hoa trắng cánh cuộn
Hãy biện luận tìm kiểu gen, kiểu hình từ P ---> F2 biết rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng.

Câu 6: (3đ)
Chuột có bộ NST 2n = 40. Có 25 noãn bào bậc I và 35 tinh bào bậc I của chuột giảm phân, xác định :
a, Số tinh trùng được tạo ra và số NST có trong các tinh trùng.
b, Số trứng được tạo ra và số NST có trong các trứng.
c, Số thể cực được tạo ra và số NST có trong các thể cực.

Câu 7: ( 4 điểm - mỗi í 1 điểm)
Một gen có chiều dài 5100A* có G = 22% số nucleotit của gen. Gen nhân đôi liên tiếp 6 đợt tạo ra các gen con.
a ,Số lượng nucleotit mỗi loại môi trường cung cấp.
b, Số lượng nucleotit mỗi loại trong các gen con mà 2 mạch đơn tạo ra có nguyên liệu hoàn toàn mới ?
c, Số lượng liên kết hoá trị được hình thành giữa các nucleotit dể cấu trúc nên các mạch đơn của các gen con.
d, Số liên kết hidro giữa các cặp bazo nitotric bị phá huỷ sau đợt nhân đôi của gen.


ĐÁp ÁN
Câu 1:
Các loài giao phối trong quá trình giảm phân xảy ra cơ chế phân li, tổ hợp tự do của NST và của gen đã tạo nên nhiều loại giao tử, nhờ đó khi thụ tinh đã tạo nên nhiều loại biến dị tổ hợp.
Đối với các loài sinh sản vô tính là hình thức sinh sản bằng con đường nguyên phân nên bộ NST, bộ gen ở đời con vẫn giống với bộ NST, bộ gen so với thế hệ mẹ.


Câu 2:
NSt là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào vì các hoạt động của NST gắn liền với hoạt độngphân chia của tế bào trong cơ thể. Qua nguyên phân hoặc giảm phân, tế bào mẹ sản sinh ra các tế bào con chưa đựng các thông tin di truyền từ NST truyền sang.
Những hoạt động của NST :
Để thực hiện chức năng di truyền, NST có những hoạt động trong các quá trình nguyên phân, giảm phân như : nhân đôi, đóng xoắn, duỗi xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực tế bào. nhờ đó thông tin di truyền trong NST được nhân lên và phân chia cho các tế bào con.


Câu 3: Những đặc điểm về cấu trúc ADN để nó có thể giữ được thông tin di truyền:
- Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết photphođieste bền vững.
- Trên mạch kép của cặp nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hidro giữa các cặp bazo nitric bổ sung, liên kết hidro là liên kết không bền nhưng do số liên kết hidro trên phân tử ADN rất lớn nên đảm bảo cho cấu trúc không gian của ADN ổn định và dễ dàng cắt đứt các liên kết hidro để thực hiện tái bản ADN.
- Nhờ các cặp nucleotit liên kết với nhau theo NTBS đã tạo cho chiều rộng của ADN bền vững, các vòng xoắn của ADN đã liên kết với protein làm cho cấu trúc ADN ổn định, thông tin di truyền được điều hoà.
* Những tính chất của ADN đảm bảo cho ADN truyền được thông tin di truyền:
- ADN có khả năng tự nhân đôi vào kì trung gian giữa 2 lần phân bào theo NTBS nhờ đó mà NST hình thành, thông tin di truyền được ổn định qua các thế hệ.
- ADN chứa các gen cấu trúc, các gen này có khả năng phiên mã thực hiện cơ chế tổng hợp protein, đảm bảo cho gen hình thành những thông tin di truyền mới và có thể di truyền được qua cơ thể tái bản của ADN.

Câu 4:
- Các cặp bố mẹ mang lai phải thuần chủng về cặp tính trạng tương phản được theo dõi.
- Tính trội phải trội hoàn toàn.
- Số lượng cá thể con lai thu được phải đủ lớn.


Câu 5:Giải
* Phân tích từng cặp tính trạng:
- Xét cặp tính trạng về màu hoa :
đỏ : trắng = 3:1
--> Hoa đỏ trội so với hoa trắng.
Vì F2 có tỉ lệ 3:1 ---> F1 có kiểu gen dị hợp : Aa x Aa
- Xét cặp tính trạng về hình dạng hoa :
cuộn : thẳng = 3:1
--> Cánh cuộn là trội so với cánh thẳng.
Vì F2 thu đc 3 : 1 --> F1 có kiểu gen dị hợp Bb x Bb
Vì đây là phép lai 2 cặp tính trạng mà ở F2 thu được tỉ lệ 1: 2 : 1 như phép lai 1 cặp tính trạng ====> Có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn.
Mà ở F2 có tỉ lệ 1 : 2 : 1 ---> F1 có kiểu gen dị hợp chéo.
--> F1 có kiểu gen là
--> Kiểu gen của P là [tex] \frac{Ab}{aB } x \frac{Ab}{aB}/TEX] [COLOR="Blue"][B]Câu 6: [/B][/COLOR] Số tinh trùng được tạo ra là 35 .4 = 140 Số NSt có trong các tinh trùng là 140. 20 = 2800 Số trứng được tạo ra = số noãn bào bậc I = 25 số NST có trong các trứng là : 25. 20 = 500 Số thể cực được tạo ra = 3. số noãn bào bậc I = 25. 3 = 75 Số NST có trong các thể cực là : 75. 20= 1500 [COLOR="Blue"][B]Câu 7: [/B][/COLOR] Kết quả : a, Số lượng Nu = 5100 : 3,4 x2 = 3000N G=X= 22% = 660 N A= T = 28% = 840N Số nu mt cung cấp A= T= ( 2^6 - 1) . 840=52920N G=X = (2^6 - 1). 660 = 41580 N b, Số lượng nu mỗi loại trong các gen con có nguyên liệuhoàn toàn mới : A=T= (2^6 - 2) . 840 = 52080N G= X = (2^6 - 2). 660 = 40920 N c, Số liên kết hoá trị HT= (2^6 - 1). ( 3000 - 2) = 188874 liênkết d, Số lk hidro LH = (2^6 - 2).(2A+3G) = (2^6 -1).(2. 840+3.660) = 230580 lk[/b][/tex]
 
Q

quynhdihoc

betot00 said:
1
.ở loài giao phối(sinh sản hữu tính)
+ Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử xảy ra sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các NST, sự trao đổi chéo diễn ra ở kỳ trước I đã tạo ra nhiều loại giao tử.
+Trong quá trình thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và cái tạo thành nhiều loại hợp tử xuất hiện BDTH.
-ở loài sinh sản vô tính: Cơ thể con được tạo thành qua quá trình nguyên phân nên cơ thể con có vật chất di truyền giống cơ thể mẹ cơ thể con có đặc điểm giống cơ thể mẹ
2
- Nhiễm sắc thể chứa toàn bộ vật chất di truyền đặc trưng cho loài. Mỗi loài đều có bộ nhiễm sắc thể khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước và cấu trúc. Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi để truyền thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ. Ở sinh vật chưa có nhân chuẩn như vi khuẩn tảo lam nhiễm sắc thể chỉ gồm một phân tử ADN dạng vòng hai đầu nối lại với nhau. Ở sinh vật chưa có cấu tạo tế bào như virut và thể ăn khuẩn, vật chất di truyền cũng chỉ là phân tử AND.
-Để nhiễm sắc thể thực hiện được chức năng , nó có những hoạt động :
+ Nguyên phân
+Giảm phân
+Thụ tinh
+Phát sinh giao tử
Qúa trình tự nhân đôi
3.
Tính chất và đặc điểm của ADN đảm bảo cho nó giữ và truyền thông tin di truyền trong cơ thể sống:
+Tính đa dạng và đặc thù
+Cấu trúc đa phân
+Nhiều liên kết tạo cấu trúc bền vững như lk, photphodieste, vandevan, hidro và cấu trúc xoắn kép đảm bảo sự bền vững
+ Qúa trình tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung& bán bảo tòan
4.
điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li:
-Bố mẹ đem lai phải thuần chủng
-Hiện tượng trội phải là trội hoàn toàn
-Số lượng cá thể phải đủ lớn
6. 2n =40 => n =20
a> Vì có 35 tinh bào bậc I của chuột giảm phân
Số tinh trùng được tạo ra : 35 .4 = 140
số NST có trong các tinh trùng: 140.20 = 2800
b> Vì 25 noãn bào bậc I của chuột giảm phân
Số trứng được tạo ra : 25
số NST có trong các trứng :20 .25 =500
c> Số thể cực được tạo ra : 25.3 =75
số NST có trong các thể cực: 75.20 =1500
7. Số nucleotit của gen : (5100 :3,4 ).2 =3000
Có G = 22% số nucleotit của gen nên G =22%. 3000 =660 nuclêôtitTheo nguyên tắc bổ sung
G=X= 660nuclêôtit => T=A = (3000 – 660.2 ) :2 = 900
b>
số lượng nu mà MT cung cấp: 2^6-1 =63

G=X= 660.63=37800 nuclêôtit
T=A =900.63=53700 nuclêôtit
c> 3G +2A….
5. Hôk bí viết công thức sinh học nên hôk làm đc


Câu 1: 3 điểm :D tốt đó
Câu 2: 2.5 điểm do câu b chỉ có í nhỏ :D
Câu 3: 1.5 điểm
Câu trả lời của em mới chỉ là giữ chứ chưa có truyền ;)
Câu 4: 1 điểm :D
Câu 5: 0 điểm
Câu 6: 3điểm
Câu 7: 1 điểm :(
Có phải đề chị cho dài quá không em :( tiếc cho em câu 7 quá, chia sai rồi nha


Tổng : 12 điểm

Hờ thế là tốt òy = hồi trước làm đề chị còn bị điểm thấp hơn cả em cơ . :|
 
Q

quynhdihoc

Nguyên văn bởi laban95
Câu 1:
a, Sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. (2)
b, Cho 2 con vật giống nhau tất cả mọi mặt, chỉ khác 1 con có hệ tuần hoàn hở, 1 con có hệ tuần hoàn kín. Nếu 2 con cùng bị thương với vết thương như nhau thì con nào mất máu nhiều hơn? Tại sao? (1)

Câu 2: Tại sao tim động vật, người khi bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn còn khả năng đập nhịp nhàng một thời gian sau đó nếu được cung cấp dung dịch sinh lí giàu chất oxi có nhiệt độ tương đương nhiệt độ cơ thể người? (1,5)

Câu 3: Nêu những đặc điểm của hồng cầu phù hợp với chức năng của nó.(4)

Câu 4: Giải thích tại sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu
trong lúc đi. (1,5)

1.hệ tuần hoàn hở: tim có 1 ngăn, hệ mạch đơn giản (gồm động mạch, tĩnh mạch)
hệ tuần hoàn kín: Tim 2 ngăn và hệ mạch phức tạp hơn ( gồm ĐM, TM, mao mạch) (0,5)
b. hệ tuần hoàn kín sẽ mất máu nhiều hơn, do máu trong hệ tuần hoàn kín vận chuyển với áp suất rất lớn.(0,5)
2. do hệ thần kinh không điều khiển đc hoạt động của tim nên khi cắt rời tim vẫn cobóp được trong vài phút rồi ngừng
3. chức năng chính là hô hấp, chuyên chở hemoglobin, qua đó đưa O2 từ phổi đến các mô (0.5)
4. do r ư ợu ức chế sự dẫn truyền các xung thần kinh qua các cúc xinap giữa các tế bào thần kinh nói chung và ở tiểu não nói riêng,(1) giữa các tế bào thần kinh liên quan đến tiểu não nên sự phối hợp giữ thăng bằng cho cơ thể – là chức năng chính của đơn vị não này.(0,5)

hệ tuần hoàn kín: Tim 2 ngăn và hệ mạch: lỗi sai cơ bản về kiến thức.

laban95 : 4.5
 
Last edited by a moderator:
M

minhhien_94

Trích nguyên văn bởi Nghagiang:
Câu 1:
- Trùng giày di chuyển bằng các lông bơi (0,25)
- Lấy thức ăn bằng cách dùng lông bơi dồn thức ăn về lỗ miệng (0,5)
- Thức ăn đến miệng rồi qua hầu sẽ được vo thành viên ở không bào tiêu hóa. Không bào tiêu hóa sẽ rời hầu, di chuyển khắp cơ thể theo một quỹ đạo nhất định. Thức ăn sẽ được enzym tiêu hóa chuyển thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. Sau đó, chất bã sẽ được thải ra ngoài qua lỗ thoát thải bã ở thành cơ thể (1)
- Trùng giày khác với trùng roi và trùng biến hình ở chỗ: tế bào trùng giày đã phân hóa thành nhiều bộ phận, mỗi phần đảm nhiệm một chức năng nhất định.(0,25) Đồng thời đó, ngoài hình thức sinh sản vô tính, trùng giày còn có hình thức sinh sản hữu tính - sinh sản tiếp hợp (0,5)
- Tập đoàn trùng roi không được coi là động vật đa bào, vì mỗi cá thể - mỗi tế bào vẫn chỉ dinh dưỡng và vận động độc lập(0,5)

Câu 2: Các đặc điểm tổ chức tiến hóa hơn giun dẹp và giun tròn
- Có khoang cơ thể chính thức (0,5)
- Có hệ tuần hoàn (0,25)
- Cơ quan tiêu hóa phân hóa (0,25)
- Hô hấp qua da và mang (0,25)

Câu 3:
Biến thái hoàn toàn:

Trứng Ấu trùng Nhộng Côn trùng trưởng thành Trứng ....(0,5)

Biến thái không hoàn toàn

Trứng Ấu trùng Côn trùng trưởng thành Trứng ...(0,5)

Phân biệt: Biến thái hoàn toàn có giai đoạn nhộng xen giữa ấu trùng và ấu trùng trưởng thành.(0,5) Biến thái không hoàn toàn phát triển từ ấu trùng sang đến côn trùng trưởng thành Không có giai đoạn nhộng (0,5)

Nghagiang: 6,25. Kiến thức khá tốt, nhưng nên cẩn thận hơn chút thì bài làm có thể đạt kết quả tôt hơn. Chúc em học tốt.
 
M

minhhien_94

Nguyên văn bởi poro_poro
Câu 2: Nước có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng. Giúp cây vận chuyển chất. Giúp cây quang hợp đc. Làm cho cây tươi tốt,…(0,75)
Câu 4: Vì trong thân cây có mạch dẫn, cây lớn lên dài ra thì mạch dẫn cũng dài ra. Vì thế bcây cao hàng chục mét cũng có thể đc nứơc lên tán đc. (0,25)
Câu 1: Sự giống của tế bào và coaxecva là:
- Đều có thể phân chia ra nhiều tế bào.(0,5)
- Đều hập thụ chất dinh dưỡng để nuôi sống mình.(0,5)
- Chúng đều sinh trưởng đc trong nhiều cá thể.(0,5)
Chúng đc coi là mầm sống của sự sống vì: Các cá thể đầu tiên của thực vật ban đầu gồm có chúng. Những yếu tố phân chia, hấp thụ chất dinh dưỡng và sinh trưởng của các tế bào và coaxecva đều có thể giúp cây sinh trưởng. Vì vậy coi đó là mầm sống của sự sống.(0,5)
Câu 3: Sơ đồ tóm tắt chu trình sống của thực vật có hoa

poro_poro: 3 + 1 = 4. Câu 3 đã gửi đáp án trong hộp tin nhắn khách của chị Quynhdihoc ( do lỗi khi gửi).
Poro mới chỉ học lớp 6, 1 số câu kiến thức nâng cao chưa được em chú ý đến nhiều nên phần lớn các câu đấy em đều trả lời thiếu. Điểm số không cao nhưng chị tin sau lần thi này em sẽ bổ sung thêm được nhiều kiến thức. Còn nhiều cuộc thi tuyển mod mà. Cố lên nhé. Chúc em học tốt.
 
Top Bottom