Vật lí 12 Dao động điều hoà giải toán

superchemist

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng năm 2021
315
324
66
20
Kiên Giang
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một vật nhỏ đang dao động điều hòa với chu kì T = 1s.
Tại thời điểm t1 nào đó, li độ của vật là -2cm. Tại thời điểm t2 = t1 + 0,25 (s), vận tốc của vật có giá trị
A. 4p cm/s B. 2p cm/s C. -2p cm/s D. -4p cm/s
Câu này làm sao ạ ?
 

Kaito Kidㅤ

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
16 Tháng tám 2018
2,350
5,150
621
20
Hanoi University of Science and Technology
Hải Phòng
THPT Tô Hiệu
[tex]-2=A \cos( \omega t_1+ \varphi )\\\Leftrightarrow \cos( \omega t_1+ \varphi )=\frac{-2}{A}[/tex]
$T=1s \Leftrightarrow \omega = 2 \pi$
Có: [tex]v_2=-A.2\pi. \sin (2\pi (t_1+0,25)+ \varphi)\\\Leftrightarrow v_2=-A.2\pi. \sin (2\pi t_1+\frac{\pi}{2}+ \varphi)\\\Leftrightarrow v_2=-A.2\pi. \cos (2\pi t_1+ \varphi)\\\Leftrightarrow v_2=-A.2 \pi .\frac{-2}{A}=4 \pi[/tex]
Chọn A
 

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,577
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
Cách giải khác bạn tham khảo nhé :p

[tex]w=\frac{2\pi }{T}=2\pi (rad/s)[/tex]
[tex]\Delta t = t2 - t1 = 0,25s[/tex]
Trong thời gian [tex]\Delta t[/tex], vecto bán kính quét được 1 cung: [tex]\Delta \varphi =w.\Delta t = 2\pi .0,25=\frac{\pi }{2}(rad)[/tex]
Giả sử ban đầu, điểm pha ở vị trí P1 trên hình. Từ P1 quay thêm 1 cung [tex]\frac{\pi }{2}[/tex] sẽ tới vị trí P2 như hình vẽ.
upload_2021-9-19_23-51-36.png
dễ thấy 2 trạng thái ở t1 và t2 là 2 trạng thái vuông pha
=> 2 tam giác gạch chéo trên hình đồng dạng
=> tỉ số: [tex]\frac{|-2|}{A}=\frac{|v|}{|v|max}=\frac{|v|}{|wA|}=>\frac{2}{1}=\frac{|v|}{w}=>|v|=|-2.w|=|-2.2\pi| =4\pi (cm/s) [/tex]

+, Nếu [tex]v = -4\pi (cm/s) < 0[/tex] => điểm P2 phải nằm ở nửa trên đường tròn
Vậy từ P2 ta quay ngược chiều dương 1 góc vuông sẽ xác định được P1.
upload_2021-9-20_0-3-9.png
Mặt khác, tại P1, li độ của vật nhận giá trị âm, trong khi trường hợp này P1 không thể âm với bất kể vị trí nào của P2
=> [tex]v = -4\pi (cm/s)[/tex] Loại

+. Nếu [tex]v = 4\pi (cm/s) > 0[/tex] =>P2 nằm ở nửa dưới đường tròn => P1 hoàn toàn có thể nhận giá trị âm thỏa mãn
=> [tex]v = 4\pi (cm/s)[/tex] thỏa mãn
=> chọn A
-----
p/s: Cách giải này có thể hơi khó hiểu nhưng nếu nắm chắc được thì sẽ áp dụng rất hiệu quả trong các bài liên quan đến vuông pha nói riêng và dao động cơ nói chung ạ. Có thắc mắc gì tiếp tục trao đổi nè.
Bạn tham khảo thêm topic Kĩ thuật dùng đường tròn để giải những bài dao động cơVòng tròn lượng giác đa trục trong dao động cơ để hiểu hơn nhé
Đừng quên ghé thăm thiên đường Vật lí nữa nhe . Chúc bạn học tốt !
 
Top Bottom