CLB lịch sử Danh xưng “Thiên Chúa”

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vào những ngày đầu tiên mà các nhà truyền giáo vào xứ đàng Trong, chính xác là tại cảng Đà Nẵng,
Do bất đồng ngôn ngữ, họ không biết giải thích chữ "God" như thế nào cho dân xứ đàng trong hiểu.
Sau khi tìm hiểu rằng người dân xứ này không có tiếp xúc với thế giới bên ngoài đại dương , đối với dân xứ đàng trong điều lớn lao nhứt tại nơi họ ở chỉ có các Chúa Nguyễn và Trời - Người mà họ coi trọng nhứt từ trước tới nay.
Họ coi các Chúa Nguyễn không chỉ đơn giản là một vị lãnh Chúa mà còn là một đấng bảo hộ cuộc sống của họ dưới vòm trời này với những gì các đời Chúa đã ban cho họ.
Khai thác được sự việc này, và cố gắng hiểu và tập nói tiếng bổn địa tại đây, các nhà truyền giáo đã dùng danh từ "Chúa hay Chúa Trời" này để cố ý làm ví von với từ "God"
Cốt cho người dân hiểu được sự vĩ đại của "God-Chúa" với nhân loại cũng to lớn như các Chúa Nguyễn và Trời của họ vậy,
Từ đó họ dạy người dân xứ này cũng nên kính trọng yêu quý Đức Chúa Trời cũng như tình yêu bao đời nay họ dành cho các Chúa Nguyễn.
Từ sự ví von này mà các nhà truyền giáo đã đạt được ý nguyện quảng bá hình ảnh đức Chúa trời to lớn vĩ đại như thế nào với nhơn loại cũng như các Chúa Nguyễn đối với dân.
Người dân vì lẽ đó cũng dần dần có cảm tình với đạo Thiên Chúa và các nhà truyền giáo
Bên Tàu khi đạo thiên Chúa xuất hiện họ cũng dùng từ Thiên Chúa 天主, nhưng chúng ta nhớ rằng xã hội Tàu khi đó Hoàng đế là đấng tối cao chớ không phải "Ngôi Chúa hoặc ngôi Vương" như địa vị của Chúa Nguyễn ở đàng Trong - Nên đối với xã hội Tàu thì Chúa vẫn dưới Hoàng đế Trung Hoa một bậc.
---
Danh xưng “Cha” của các linh mục Thiên Chúa Giáo
- Tại Việt Nam, những năm đầu truyền giáo, các thừa sai ngần ngại không biết xưng mình với anh chị em bổn đạo thế nào cho phải.
Sau cùng, các ông xưng là “thầy”, cũng có nghĩa như sư thầy (bên Phật giáo)
Từ 1630 trở đi, vì có các thầy giảng, nên gọi các thừa sai là “thầy cả” tức là “thầy lớn hơn các thầy (giảng)”
Cũng có nơi dùng những danh xưng như: sacêđotê (TBN: sacerdote), phatêrê (L. frater), cụ, ông cụ (cụ chính, cụ tuỳ), pe (P: père), cố, cố đạo, đạo trưởng, thày đạc đức...
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 bắt đầu xuất hiện danh xưng “cha” dịch từ chữ “père” bên tiếng Pháp.
Đại Từ Điển Tiếng Việt giải thích chữ cha có 2 nghĩa:
(1) Người đàn ông có con, trong quan hệ với con;
(2) Linh mục, trong quan hệ với người theo đạo Thiên Chúa
- Như vậy, xã hội Việt Nam hiểu rằng từ “cha” dùng để xưng hô với linh mục trong quan hệ “nội bộ” của người Công giáo.
Do đó, không thể đặt vấn đề cha-con với người ngoài Công giáo. Nghĩa là, trong giao tiếp với người ngoại Đạo, linh mục sẽ xưng hô theo phong tục tập quán của xã hội dân sự bình thường.
---
Từ "Mụ" từng được dân đàng trong chỉ các "Nữ Tu" dòng Mến Thánh Giá
Tại sao các nhà truyền giáo xưa lại dùng từ Bà Mụ để chỉ nữ tu dòng Mến Thánh Giá trong khi người Việt Nam hiểu từ Bà Mụ là người đàn bà đỡ đẻ và là nữ thần khuôn nặn hình hài thai nhi.
Trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của xuất bản năm 1896 có từ Bà Mụ chỉ có nghiã là người đàn bà lớn tuổi.
Nên vào đầu thế kỷ 20 dân chúng thường dùng danh từ Bà Mụ để chỉ bất cứ Bà Dòng Mến Thánh Giá nào và nhà dòng Mến Thánh Giá được gọi là Nhà Mụ.
Đây là hai từ cổ được dùng rất phổ biến từ những năm 1950 trở về trước.
Vậy nguyên nhân nào các chị Nữ Tu Mến Thánh Giá lại được gọi là bà Mụ - một danh xưng không được “ra vẻ” cho lắm.
Mới tiếp xúc với 1 tôn giáo xuất phát từ 1 nền văn hóa khác, 1 sắc tộc khác, 1 ngôn ngữ khác, mà khi đó hai ngôn ngữ khác nhau quá xa, một bên sử dụng ký tự phương đông cổ điển có từ mấy ngàn năm trước, 1 bên sử dụng ký hiệu la tin hiện đại, khó tránh khỏi sự bối rối trong vấn đề "dịch thuật" nhứt là dịch thuật cách gọi của 1 "bề trên",
Đoạn 19 trong bản luật thế kỷ 18 của dòng Mến Thánh Giá viết như sau: “Phép chọn mụ, cùng chị ả, và kẻ giữ việc. Hễ là ba năm một lần trong lễ Đức Chúa Spiritô Sanctô (Chúa Thánh Thần- ghi chú của người viết) Hiện Xuống, hay là ngày nào khác, bề trên dạy chị em hợp lại, mà chọn một người nào làm mụ, cùng một người nào làm chị ả, và một người khác giữ việc cho chị em”.
Dân chúng không phân biệt như trên mà gọi bất cứ vị nữ tu Mến Thánh Giá nào cũng là Bà Mụ. Ngày nay từ Mụ không còn được dùng nữa, và dân gian coi từ mụ không được ra vẻ cho lắm nên đã dùng từ Bà Xơ, Bà Xờ, Bà Dòng, Bà Phước, Dì Phước để chỉ người Nữ Tu.
Có giả thuyết nói từ Mụ trong tiếng Nôm và Hán Việt. Từ Mụ vừa là Nôm 姥 vừa là Hán Việt 媽. Hai từ có ý nghĩa gần như nhau để chỉ người mẹ hoặc bà già. Họ đã dùng từ đó để chỉ bà bề trên dòng Mến Thánh Giá như tập tục của tất cả các nhà dòng nữ trên thế giới gọi bà bề trên là bà mẹ.
Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của xuất bản năm 1896 có từ Bà Mụ nhưng chỉ có nghiã là người đàn bà lớn tuổi.
Từ điển Tiếng Việt của Hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản vào tiền bán thế kỷ 20 chưa có từ Bà Mụ với nghiã là nữ tu dòng Mến Thánh Giá.
Từ Xơ hay Ma Xơ do tiếng Ma Soeur của Pháp ngữ có nghiã là chị, em, tĩnh từ ma được thêm vào để tỏ lòng tôn kính.
---
Từ Bà Phước hay Dì Phước cũng là tiếng của dân chúng miền Nam Bộ gọi các Nữ Tu
Sở dĩ như vậy vì các vị nữ tu này thường phục vụ trong các bệnh viện, cô nhi viện, các trung tâm xã hội. Phước là tiếng đọc trại của chữ Phúc 福. Điều đáng chú ý là không ai dùng từ Bà Phúc, mà chỉ nói Bà Phước. Sở dĩ như vậy vì vấn đề kỵ húy tên lót của các Chúa Nguyễn .
Dân miền Nam tránh dùng chữ Phúc vì đó là tên đệm của các chúa Nguyễn như Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan v.v... Ngày nay dân chúng gọi bất cứ vị nữ tu nào cũng là Bà Phước hay Dì Phước. Gọi là Dì với phụ nữ vì phong tục giao tế của người Việt muốn thân tộc hóa để tỏ lòng kính trọng, thương yêu.
---
Bài post này chỉ mang tính chất chia sẻ về "cội rễ ngôn ngữ xưa" cho ta biết được những ngôn từ ngày nay ta dùng xuất phát từ đâu, không hề có ý xúc phạm hay miệt thị tôn giáo và các đấng thiêng liêng!
---
Sư Nước Nam

67241329_10214354761608245_4844404616588165120_n.jpg

Trân Trọng: Nguyễn Thái Sơn
 
Top Bottom