Hóa 12 DẠNG TOÁN VỀ PHẢN ỨNG CHÁY CỦA AMIN

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đốt cháy amin CxHyNt
upload_2019-10-31_12-58-21.png
Phương pháp giải:
- Bảo toàn nguyên tố : nO2 pứ = nCO2 + 0,5.nH2O
- Bảo toàn khối lượng: mCxHyNt = mC + mH + mN = 12.nCO2 + 2.nH2O + 14.2nN2
Lưu ý: Khi đốt cháy 1 amin ngoài không khí: nN2 sau pứ = nN2 (tạo ra từ pứ cháy) + nAmin
Câu 1 (ĐHKA-2007): Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 (l) CO2, 1,4 (l) N2 (các thể tích đo ở đktc) và 10,125g H2O. Công thức phân tử của X là?
A. C3H7N B. C2H7N C. C3H9N D. C4H9N
Giải: nCO2 = 0,375 mol; nH2O = 0,5625 mol; nN2 = 0,0625 mol
Cách 1: Tìm CTPT dựa vào CTĐGN
nC : nH : nN = nCO2 : 2nH2O : 2nN2 = 0,375 : 0,5625.2 : 0,0625.2 = 3 : 9 : 1
⇒ X có CTPT là (C3H9N)n
Vì X là amin đơn chức nên n = 1 ⇒ Vậy CTPT của X là C3H9N
Cách 2: Thiết lập CTPT:
nAmin = 2.nN2 = 0,125 mol
Số C = nCO2/nAmin = 3; Số H = 2.nH2O/nAmin = 9; Số N = 2.nN2/nAmin = 1
Vậy amin là C3H7N.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của 2 amin là:
A. CH5N và C2H7N B. C2H7N và C3H9N C. C3H9N và C4H11N D. Kết quả khác
Giải: Amin no, đơn chức có CTTQ là CnH2n+3N
Ta có: nCO2 = 0,1 mol; nH2O = 0,2 mol
upload_2019-10-31_12-59-38.png
Ta có: upload_2019-10-31_13-1-29.png
2 amin đồng đẳng kết tiếp ⇒ 2 amin là CH5N và C2H7N
Cách 2: Với amin no, đơn chức, mạch hở ta có: upload_2019-10-31_13-1-56.png
Số nguyên tử upload_2019-10-31_13-2-22.png ⇒ 2 amin đồng đẳng kế tiếp là CH5N và C2H7N
Câu 3: Đốt cháy amin A với không khí (N2 và O2 với tỷ lệ mol 4:1) vừa đủ, sau phản ứng thu được 17,6g CO2; 12,6g H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Khối lượng của amin là?
A. 9,2g B. 9g C. 11g D. 9,5g
Giải: nCO2 = 0,4 mol; nH2O = 0,7 mol; nN2 = 3,1 mol
Bảo toàn nguyên tố O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O ⇒ nO2 = 0,75 mol
Vậy nN2 (kk) = 4.nO2 = 3 mol
⇒ nN2 (pứ cháy) = nN2 – nN2(kk) = 0,1 mol
mAmin = 12.nCO2 + 2.nH2O + 28.nN2 = 9 gam
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol hỗn hợp gồm metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin bằng oxi vừa đủ thì thể tích N2 thu được (ở đktc) là
A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 1,12 lít D. 3,36 lít
Giải: Metylamin, đimetylamin; trimetyamin đều là amin đơn chức
⇒ Đặt công thức chung của amin là CxHyN.
upload_2019-10-31_13-3-18.png
⇒ nN2 = 0,5.nAmin = 0,05 mol ⇒ upload_2019-10-31_13-3-47.png
 

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1:
Đốt cháy hoàn toàn mg hh 3 amin X, y, Z bằng một lượng không khí vừa đủ (chứa 1/5 thể tích là oxi, còn lại là nitơ) thu được 26,4g CO2, 18,9g H2O và 104,16 lít N2 (đktc). Giá trị của m?
A. 12g B. 13,5g C. 16g D. 14,72g
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn các amin no đơn chức với tỉ lệ số mol CO2 và hơi H2O (T) nằm trong khoảng nào sau đây:
A. 0,5 ≤ T < 1 B. 0,4 ≤ T ≤ 1 C. 0,4 ≤ T < 1 D. 0,5 ≤ T ≤ 1
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 đồng đẳng X của amin thì tỉ lệ n CO2: n H2O = 1,4545. CTPT của X là: A.C7H7NH2 B. C8H9NH2 C. C9H11NH2 D. C10H13NH2
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn amin no đơn chức,bậc 1, mạch hở thu được tỉ lệ mol CO2 và H2O là 4 : 7.Tên gọi của amin là:
A. etyl amin B. đimetyl amin C. etyl metyl amin D. propyl amin
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn a mol amin no đơn chức thu được 13,2g CO2 và 8,1g H2O. Giá trị của a là: A. 0,05 B. 0,1 C. 0,07 D. 0,2
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm 3 amin thu được 3,36 lít CO2 (đkct), 5,4 gam H2O và 11,2 lít N2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 3,6 B. 3,8 C. 4 D. 3,1
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin đơn chức no mạch hở đồng đẳng kế tiếp bằng oxi, thu được 16,72 gam CO2 và 2,8 lít khí nitơ (đktc). Công thức hai amin đó là:
A. C2H5NH2, C3H7N B. CH3NH2, C2H5NH2
C. C3H9N, C4H11N D. C4H11N, C5H13N
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 2,79 g hợp chất hữu cơ Y rồi cho các sản phẩm cháy đi qua các bình đựng CaCl2 khan và KOH, thấy bình CaCl2 tăng thêm 1,89 gam Y thì thu được 224 ml khí N2 (đktc). Biết Y chỉ chứa một nguyên tử nitơ. Công thức phân tử của Y là:
A. C3H9N B. C6H7N C. C5H9N D.C5H7N
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 1,18 g amin đơn chức B bằng một lượng không khí vừa đủ. Rồi cho các sản phẩm cháy đi qua các bình đựng Ca(OH)2 lấy dư thì thu được 6 gam kết tủa, và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Công thức phân tử của Y là:
A. C3H7N B. C6H7N C. C3H9N D.C5H7N
Câu 9 (ĐH -10): Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn hợp gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Chất X là
A. CH2=CH-NH-CH3. B. CH3-CH2-NH-CH3.
C. CH3-CH2-CH2-NH2. D. CH2=CH-CH2-NH2.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22 . Hỗn hợp khí Y gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,833. Để đốt cháy hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí khi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V1 : V2 là:
A. 3 : 5 B. 5 : 3 C. 2 : 1 D. 1 : 2
 
  • Like
Reactions: Lindlar Catalyst
Top Bottom