Cho 2,22 g hỗn hợp Al và Fe vào 500 ml dung dịch HNO3 0,5 M thì được dung dịch A và 1,12 lít NO duy nhất (đktc)
a) Tính thành phần phần % về khối lượng mỗi kim loại
b) Cho dung dịch A tác dụng với 210 ml dung dịch NaOH 1M thì được kết tủa, đem kết tủa nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu (g) chất rắn
Phương trình tổng quát (Gọi [tex]M[/tex] là kim loại chung cho [tex]Al,Fe[/tex]) :
[tex]M + 4HNO_3 \rightarrow M(NO_3)_3 + NO + 2H_2O[/tex]
Theo phương trình : [tex]n_{HNO_3}(pứ)=4n_{NO}[/tex]
Thực tế : [tex]n_{HNO_3}=0,5.0,5=0,25(mol)>4n_{NO}=4.\dfrac{1,12}{22,4}=0,2[/tex]
Do đó [tex]HNO_3[/tex] vẫn còn dư
Gọi mol của Al và Fe lần lượt là a, b (mol)
Theo đề bài ta có :
+ [tex]m_{hh}=27a + 56b = 2,22(g)[/tex]
+ [tex]n_{NO}=a + b = 0,05(mol)[/tex]
Giải hệ ta có : [tex]a=0,02;b=0,03[/tex]
a) Từ đây tính đc thành phần % khối lượng kim loại dễ rồi nha ^^
b) Trong A có : Al(NO3)3 (0,02 mol) ; Fe(NO3)3 (0,03 mol) ; HNO3 dư (0,05 mol)
Cho dd A + 0,21 mol NaOH tạo thành dung dịch chứa [tex]Na^{+}[/tex] (0,21 mol) ; [tex]NO_3^{-}[/tex] (0,02.3+0,03.3+0,05=0.21 mol) ; có thể có [tex]AlO_2^{-}[/tex]
Bảo toàn điện tích :
[tex]n_{Na^{+}}=n_{NO_3^{-}}+n_{AlO_2^{-}}[/tex]
[tex]\Rightarrow n_{AlO_2^{-}}=0,21-0,2=0,01(mol)[/tex]
Bảo toàn nguyên tố :
[tex]n_{Al(OH)_3}(pứ)=n_{AlO_2^{-}}=0,01(mol)[/tex]
[tex]\Rightarrow n_{Al(OH)_3}(dư)=0,02-0,01=0,01(mol)[/tex]
Vậy kết tủa thu được gồm : [tex]Al(OH)_3[/tex] (0,01 mol) ; [tex] Fe(OH)_3[/tex] (0,03 mol)
Nung kết tủa đến khối lượng không đổi: [tex]Al_2O_3[/tex] (0,005 mol); [tex]Fe_2O_3[/tex] (0,015 mol)
[tex]m_{rắn}=0,005.102 + 0,015.160=2,91(g)[/tex]