- 10 Tháng tám 2021
- 1,501
- 1
- 1,435
- 231
- 20
- Cà Mau
- Trường THPT Thới Bình


* Điều kiện hình thành và đặc điểm của nền văn minh Đại Việt (từ thể kỷ X− XVIII).
+ Điều kiện hình thành của nền văn minh Đại Việt.
- Đất nước giành độc lập dân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra thời kì mới trong lịch sử nước ta thời kì hình thành và phát triển chế độ phong kiến độc lập. Đó là tiền đề quan trọng để dựng nước. Từ đây, chế độ phong kiến độc lập ở nước ta bắt đầu được hình thành và phát triển nền văn minh gắn liền với quốc hiệu Đại Việt với kinh đô là Thăng Long.
- Nền văn minh Đại Việt là sự tiếp nối của văn minh Văn Lang –Âu Lạc. Nền văn minh Văn Lang — Âu Lạc có cội nguồn vững chắc, sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc không những không bị mất đi, không bị đồng hoá mà tiếp tục phát triển trong điều kiện mới.
- Nền văn minh Đại Việt nảy sinh và phát triển gắn liền với tinh thần lao động cần cù và sáng tạo của nhân dân lao động. Nền văn minh Đại Việt được hình thành trên cơ sở của những điều kiện lịch sử nước ta từ thế kỷ X − XVII, đó là sự quan tâm của các triều đại phong kiến, gắn liền với quá trình lao động cần cù, sáng tạo của quần chúng nhân dân.
- Tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo nền văn minh tiên tiến trên thế giới và trong khu vực. Đó là nền văn hóa Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn hóa Chăm Pa... Những thành tựu của các nền văn minh này đã tác động và ảnh hưởng đến nước ta, được cư dân Đại Việt tiếp thu một cách có chọn lọc, tạo nên bản sắc của văn minh Đại Việt.
Đặc điểm của văn minh Đại Việt
- Nhiều thành tựu của nền văn minh Đại Việt bắt nguồn từ nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc mang đậm tính nhân văn sâu sắc và được phát triển trong thời đại mới.
- Nền văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú, đặc sắc mang đậm tính bản địa, lại vừa có
tính sáng tạo, mới mẻ, xuất phát từ việc tiếp nhận ảnh hưởng của các nền văn hóa các nước xung quanh.
- Thành tựu văn hóa Đại Việt trong các thế kỉ X- XV đã khẳng định được sự phát triển của một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, nó không bị yếu tố ngoại lai đồng hoá mà còn trái lại nó còn phát triển đa dạng và phong phú.
- Thành trụ văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần Hồ, Lê sơ mang tính toàn diện trên tất các mặt của đời sống xã hội kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
+ Điều kiện hình thành của nền văn minh Đại Việt.
- Đất nước giành độc lập dân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra thời kì mới trong lịch sử nước ta thời kì hình thành và phát triển chế độ phong kiến độc lập. Đó là tiền đề quan trọng để dựng nước. Từ đây, chế độ phong kiến độc lập ở nước ta bắt đầu được hình thành và phát triển nền văn minh gắn liền với quốc hiệu Đại Việt với kinh đô là Thăng Long.
- Nền văn minh Đại Việt là sự tiếp nối của văn minh Văn Lang –Âu Lạc. Nền văn minh Văn Lang — Âu Lạc có cội nguồn vững chắc, sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc không những không bị mất đi, không bị đồng hoá mà tiếp tục phát triển trong điều kiện mới.
- Nền văn minh Đại Việt nảy sinh và phát triển gắn liền với tinh thần lao động cần cù và sáng tạo của nhân dân lao động. Nền văn minh Đại Việt được hình thành trên cơ sở của những điều kiện lịch sử nước ta từ thế kỷ X − XVII, đó là sự quan tâm của các triều đại phong kiến, gắn liền với quá trình lao động cần cù, sáng tạo của quần chúng nhân dân.
- Tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo nền văn minh tiên tiến trên thế giới và trong khu vực. Đó là nền văn hóa Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn hóa Chăm Pa... Những thành tựu của các nền văn minh này đã tác động và ảnh hưởng đến nước ta, được cư dân Đại Việt tiếp thu một cách có chọn lọc, tạo nên bản sắc của văn minh Đại Việt.
Đặc điểm của văn minh Đại Việt
- Nhiều thành tựu của nền văn minh Đại Việt bắt nguồn từ nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc mang đậm tính nhân văn sâu sắc và được phát triển trong thời đại mới.
- Nền văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú, đặc sắc mang đậm tính bản địa, lại vừa có
tính sáng tạo, mới mẻ, xuất phát từ việc tiếp nhận ảnh hưởng của các nền văn hóa các nước xung quanh.
- Thành tựu văn hóa Đại Việt trong các thế kỉ X- XV đã khẳng định được sự phát triển của một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, nó không bị yếu tố ngoại lai đồng hoá mà còn trái lại nó còn phát triển đa dạng và phong phú.
- Thành trụ văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần Hồ, Lê sơ mang tính toàn diện trên tất các mặt của đời sống xã hội kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.