Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

THPTQG 1 từ khoá mà viết tắt mà ai cũng có thể nhận ra....còn ai mà không nhận ra thì chịu nhé.Đọc đến đây chắc các bạn cũng biết sơ qua nội dung topic rồi nhỉ :D.Quay lại chủ đề chính,trong những năm gần đây với tình hình dịch căng thẳng và việc học online trở nên phổ biến từ đại học đến tiểu học khiến 1 số học sinh đặc biệt là THPT bị "hổng" kiến thức hay năng hơn là "mất gốc" các môn khối do lơ là trong học tập.Vậy các bạn có đang tìm cho mình 1 con đường để trở lại với nhịp học hiện tại không.Nếu có thì các bạn đã đến đúng nơi rồi đấy và sau đây là 1 số nội dung chính của topic

*Mục đích:

  • Topic này nhằm hỗ trợ các bạn muốn ôn thi sớm,ôn lại kiến thức,bù lại 1 phần gốc đã mất của các bạn
  • Luyện kỹ năng làm lý thuyết trong đề thi
*Hoạt động:

  • Mình sẽ đăng 10 bài 1 lần và có kèm theo đáp án+giải thích chi tiết nếu bạn nào có thắc mắc có thể hỏi ngay dưới topic này luôn
*Quản lí

*Mục lục

  1. Part 1
  2. Part 2
  3. Part 3
  4. Part 4
  5. Part 5
Và còn chần chờ gì nữa sau đây là Part 1 của topic này

PART 1



Câu 1.Trong bài hát "Tiếng đàn bầu" do nam ca sĩ Trọng Tấn trình bày có câu "cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha...".Thanh,trầm trong câu hát này chỉ đặc trưng nào của âm dưới đây

A.Độ cao

B.Độ to

C.Đồ thị dao động âm

D.Âm sắc

Đáp án A

Chú ý:Ở câu này ta thường sẽ phân vân giữa 3 đáp án A,C,D vì B là độ to chúng ta ai cũng có thể điều chỉnh cho giống nhau được và ta lưu ý thêm

  • Âm phát ra càng cao(càng bổng) thì tần số dao động càng lớn
  • Âm phát ra càng thấp(càng trầm) thì tần số dao động càng nhỏ
Nên ở đây đáp án phải là A



Câu 2.Cường độ điện trường tại 1 điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường về

A.Tốc độ biến thiên của điện trường

B.Khả năng tác dụng lực

C.Năng lượng

D.Khả năng thực hiện công

Đáp án B

Ở dây các bạn chú ý công thức : F=E.q

Với

  • E:cường độ điện trường(V/m)
  • F:lực tác dụng(N)
  • q:điện tích(C)



Câu 3.Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là

A.Tác dụng nhiệt

B.Tác dụng hoá học

C.Tác dụng từ

D.Tác dụng cơ học

Đáp án C

Theo mình thấy ở đây cơ bản và bao trọn tất cả TH nhất là đáp án C còn các đáp án khác

  • A:TH siêu dẫn không có điện trở->ko có tác dụng nhiệt nhưng vẫn có td từ nhé
  • B:chỉ xảy ra ở bình điện phân không phổ biến ở tất cả TH và các ion âm ,dương ,electron vẫn di chuyển theo chiều điện trường nhé
  • D:chỉ xảy ra ở 1 số công cụ như máy bơm,...nhưng không xảy ra ở 1 số ví dụ như bóng đèn và vẫn cần td từ để hoạt động



Câu 4.Nếu một vòng dây quay trong từ trường đều ,dòng điện cảm ứng

A.Đổi chiều sau mỗi vòng quay

B.Đổi chiều sau mỗi nửa vòng quay

C.Đổi chiều sau mỗi một phần tư vòng quay

D.Không đổi chiều

Đáp án B

Câu này mình có tham khảo từ phía gv thì nhận được câu trả lời là em nên tưởng tượng đây là 1 dao động điều hoà(đổi chiều dao động sau 0,5T ấy)



Câu 5.Cho dòng điện 3 pha có tần số góc [imath]w[/imath] chạy qua động cơ không đồng bộ 3 pha thì roto của động cơ quay với tốc độ góc

A.Bằng [imath]w[/imath]

B.Lớn hơn [imath]w[/imath]

C.Nhỏ hơn [imath]w[/imath]

D.Lớn hơn hay nhỏ hơn w còn phụ thuộc vào tải của động cơ

Đáp án C

Các bạn chú ý trong động cơ không đồng bộ 3 pha [imath]w_{roto}<w[/imath] từ trường [imath]=w[/imath] dòng điện



Câu 6.Một vòng dây dẫn tròn phẳng kín, đặt trong từ trường đều có đường sức từ là những đường thẳng vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Khi giảm độ lớn của cảm ứng từ [imath]\overrightarrow{B}[/imath] thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong vòng dây. Cảm ứng từ do dòng điện cảm ứng sinh ra tại tâm vòng dây

A. Vuông góc với [imath]\overrightarrow{B}[/imath]

B. Bằng 0

C. Ngược chiều với [imath]\overrightarrow{B}[/imath]

D. Cùng chiều với [imath]\overrightarrow{B}[/imath]

Đáp án D

Các bạn chú ý cho mình ở đây cảm ứng từ B đang giảm nên tuân theo định luật lenxơ thì đáp án D mới đúng nhé

Định luật Lenxơ:Chiều của dòng điện cảm ứng trong dây dẫn sinh ra bởi sự biến thiên của từ trường tuân theo định luật cảm ứng Faraday sẽ tạo ra một từ trường chống lại sự biến thiên từ thông đã sinh ra nó



Câu 7.Các chiến sĩ công an huấn luyện chó nghiệp vụ thường sử dụng chiếc còi như hình bên.Khi thổi,còi này phát ra âm,đó là

1646471825380.png

A.Tạp âm

B.Siêu âm

C.Hạ âm

D.Âm nghe được

Đáp án B

Các bạn chú ý cho mình 2 ý nho nhỏ này:

  • Voi,chim bồ câu,rắn,cá voi,hươu cao cổ,... nghe được hạ âm
  • Dơi,chó,cá heo, mèo,chuột,...nghe được siêu âm



Câu 8.Trong dao động điều hòa, những đại lượng dao động cùng tần số với li độ là:

A. Vận tốc, động năng và thế năng.

B. Động năng, thế năng và lực kéo về.

C. Vận tốc, gia tốc và động năng.

D. Vận tốc, gia tốc và lực kéo về

Đáp án D

Vận tốc,gia tốc,lực hồi phục(Lực kéo về) dao động với tần số f

Bạn có thể tham khảo tại 2 bài viết này về vòng tròn lượng giác đa trục


Động năng,thế năng dao động với tần số 2f



Câu 9.Khi nói về máy phát điện xoay chiều.Chọn phát biểu sai

A.Phần cảm là phần tạo ra từ trường

B.Phần ứng là phần tạo ra suất điện động

C.Phần quay là roto,phần đứng yên là stato

D.Phần quay là stato,phần đứng yên là roto

Đáp án D

Đây là 1 câu lí thuyết khiến nhiều bạn băn khoăn ở đáp án C và D .Chúng ta cùng phân tích nhé

A,B đúng vì: Phần cảm tạo ra từ trường, phần ứng tạo ra suất điện động

C và D các bạn chú ý cho mình là

  • Phần quay là roto,phần đứng yên là stato
  • Rôto có thể là phần cảm hoặc phần ứng và stato đương nhiên sẽ là phần còn lại rồi :D



Câu 10.Trong các máy phát điện xoay chiều một pha, nếu rôto quay với tốc độ quá lớn thì dễ làm hỏng máy. Để giảm tốc độ quay của rôto của máy phát điện xoay chiều nhưng vẫn đảm bảo được tần số dòng điện tạo ra thì người ta thường

A. Dùng stato ít vòng dây.

B. Dùng stato nhiều vòng dây.

C. Dùng rôto nhiều cặp cực.

D. Dùng rôto ít cặp cực.

Đáp án C

Công thức tần số dòng điện:f=np

Với

  • p là số cặp cực,
  • n là tốc độ quay của roto(vòng/s)
A,B sai vì số vòng dây không liên quan đến tần số dòng điện tạo ra(nhiều bạn chắc sẽ chọn đáp án này chú ý nha)

D sai vì nếu ít cặp cực thì tốc độ quay của roto phải tăng lên ngược với đề bài yêu cầu là cần quay chậm lại

Chân thành cảm ơn các bạn đã đọc hoặc vô tình kéo xuống đến đây.Đây là topic mình tâm huyết nhất từ trước đến nay nên mình dự tính sẽ ra đều đặn.Mọi thắc mắc hoặc câu hỏi muốn mình giải đáp chung vào topic các bạn có thể gửi qua Email: vietanh03102004@gmail.com

Hẹn gặp lại các bạn vào 1 ngày gần nhất:rongcon8
 
Last edited:

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
PART 2

Uhmm....mình nghĩ sẽ có 1 số bạn thắc mắc là sao mình đăng mấy câu có đáp án hết trên mạng rồi nhỉ :D

Đúng toàn bộ bài mình đăng hầu như đều có trên mạng nhưng trên mạng nó chỉ cho các bạn đáp án vì đây là lý thuyết mà mấy khi có đáp án cụ thể nên ở đây đối với topic của mình toàn bộ sẽ có đáp án giải thích chi tiết nếu không hiểu các bạn có thể hỏi bên dưới topic mình và box Lí luôn sẵn sàng giúp đỡ mn và các bạn thử nghĩ xem liệu các bạn có thể tự tìm ra những câu này để học không.Vậy nên hãy cố gắng tích luỹ thêm kiến thức các bạn nhé ;)

Câu 11: Cách sử dụng kính lúp sai

A. Kính lúp đặt trước vật sao cho ảnh của vật qua kính là ảnh ảo nằm trong giới hạn thấy rõ của mắt.

B. Kính lúp đặt trước vật sao cho ảnh của vật qua kính là ảnh thật nằm trong giới hạn thấy rõ của mắt.

C. Khi sử dụng nhất thiết phải đặt mắt sau kính lúp.

D. Thông thường, để tránh mỏi mắt người ta sử dụng kính lúp trong trạng thái ngắm chừng ở cực viễn.

Đáp án B

Các bạn chú ý cho mình ảnh nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt là quan sát được .Ban đầu thì mình khoanh A đấy nhưng mà nếu tạo ảnh thật ở bên mắt người thì:

  • Ảnh thật ngược chiều với vật trong khi đó ảnh ảo lại cùng chiều với vật
  • Ta sẽ phải điều chỉnh kính lại gần vật với d>f nhưng ảnh ta thu được vẫn nhỏ hơn ảnh ảo tạo ra ở trước kính
Nên đáp án đúng(đề bài y/c chọn đa sai nha) sẽ là B

12.Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm cho phép phân biệt được hai âm

A. Có cùng biên độ được phát ra ở cùng một nhạc cụ tại hai thời điểm khác nhau.

B. Có cùng độ to phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.

C. Có cùng tần số phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.

D. Có cùng biên độ phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.

Đáp án C

Về cơ bản ở câu này các bạn chỉ cần chú ý:

Trong âm nhạc, âm sắc là âm thanh hoặc chất lượng cụ thể mà một nhạc cụ hoặc giọng nói nhất định phát ra. Về cơ bản, nó cho phép mọi người nghe thấy sự khác biệt giữa hai nhạc cụ hoặc giọng nói riêng biệt, ngay cả khi họ đang chơi hoặc hát cùng một nốt nhạc(cùng 1 nốt nhạc cũng có nghĩa là cùng 1 tần số nhé).

  • Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt được âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đồ thị dao động âm.
  • Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào dạng sóng của nó, dạng sóng này thay đổi theo số lượng âm bội hoặc hài âm, có mặt, tần số và cường độ tương đối của chúng.

13.Ta đứng trước gương(loại gương thuỷ tinh tráng bạc ở mặt sau) và nhìn thấy ảnh của mình trong trường hợp này ánh sáng đã

A.Tuân theo chỉ định luật khúc xạ ánh sáng

B.Tuân theo chỉ định luật phản xạ ánh sáng

C.Tuân theo cả định luật khúc xạ và phản xạ ánh sáng

D.Không tuân theo định luật khúc xạ ánh sáng

Đáp án C

Ở đây ta tuân theo cả 2 định luật vì:

Gương phẳng loại tráng bạc ở phía sau có mặt trước là 1 tấm kính(qua tấm kính này có hiện tượng khúc xạ ánh sáng),mặt sau là bạc(mặt này có hiện tượng phản xạ toàn phần)

1646471913418.png

14.Đặc trưng nào sau đây là một đặc trưng vật lí của âm là

A. Âm sắc.

B. Độ cao của âm.

C. Độ to của âm.

D. Cường độ âm.

Đáp án D

Các bạn chú ý cho mình 2 ý này

  • Các đặc trưng vật lý của âm là: tần số âm, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị ghi dao động âm.
  • Các đặc trưng sinh lý của âm là: Độ cao, đô to, âm sắc.
Hoặc các bạn nhớ như thế này cho nhanh: Đặc trưng vật lí là đặc trưng tính toán ra được còn đặc trưng sinh lý thì không

Vd:Cường độ âm ta tính được nhưng độ to của âm ta không có công thức tính nè :D

15. Bước sóng bằng

A.Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

B.Khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp trên cùng một phương truyền sóng có dao động ngược pha

C.Hai lần khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp trên cùng một phương truyền sóng có dao động tại hai điểm đó ngược pha.

D.Khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

Đáp án C

Câu này nhìn dễ vậy nhưng mà mình nghĩ sẽ có 1 số bạn sai khi khoanh câu A và vẫn thắc mắc nhỉ.Mình giải thích 3 đáp án sai luôn nhé

  • A sai vì thiếu điều kiện đó là 2 điểm cần cùng phương truyền sóng
  • B sai vì khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp trên cùng một phương truyền sóng có dao động ngược pha=[imath]\frac{\lambda}{2}[/imath]
  • D sai vì khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha =[imath]K.\lambda[/imath]

16.Một quả cầu tích điện [imath]+6,4.10^{-7} C[/imath]. Trên quả cầu thừa hay thiếu bao nhiêu electron so với số proton để quả cầu trung hoà về điện?

A. Thừa [imath]4.10^{12}[/imath]electron.

B. Thiếu [imath]4.10^{12}[/imath]electron.

C. Thừa [imath]25.10^{12}[/imath]electron.

D. Thiếu [imath]25.10^{13}[/imath]electron.

Đáp án B

Không biết ở đây có ông nào nhầm không mặc dù câu này dễ nhưng mà ở đây vật mang điện dương nghĩa là thiếu e nha

Và vật thiếu số e là: [imath]N=\frac{6,4.10^{-7}}{1,6.10^{-19}}=4.10^{12}[/imath]

17.Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng

A. Tạo ra và duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện

B. Tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện

C. Làm các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện

D. Tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện

Đáp án B

1 chút lý thuyết trước khi làm nhé:p

Lực lạ bên trong nguồn điện: Là những lực mà bản chất không phải là lực điện. Tác dụng của lực lạ là tách và chuyển electron hoặc ion dương ra khỏi mỗi cực, tạo thành cực âm (thừa nhiều electron) và cực dương (thiếu hoặc thừa ít electron) do đó duy trì được hiệu điện thế giữa hai cực của nó

Như vậy các bạn thấy A,C,D đúng hết rồi nhỉ còn B ta lưu ý lực lạ ở đây không có tác dụng sinh ra điện tích mới cho nguồn điện nha

18.Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất bán dẫn tinh khiết

A. Tăng.

B. Giảm.

C. Không đổi.

D. Có khi tăng có khi giảm.

Đáp án B

Câu này có lẽ sẽ dễ với 1 số bạn nhớ kỹ lý thuyết nhưng đây là lý thuyết lớp 11(Bài này giảm tải khá nhiều) nên mình nghĩ có nhiều bạn sẽ không nhớ :)

1 số đặc điểm của chất bán dẫn:

  • Khi nhiệt độ tăng thì điện trở giảm
  • Có tính dẫn nhiệt cao

19.Lúc trưa nắng, mặt đường nhựa khô ráo, nhưng nhìn từ xa có vẻ như ướt nước. Nhưng nhìn từ xa có vẻ như ướt nước. Đó là vì các tia sáng phản xạ

A. Toàn phần trên lớp không khí sát mặt đường và đi vào mắt

B. Toàn phần trên mặt đường và đi vào mắt

C. Toàn phần trên lớp không khí ngang tầm mắt và đi vào mắt

D. Một phần trên lớp không khí ngang tầm mắt và đi vào mắt

Đáp án A

Bài này đã được đề cập đến trong phần có thể em chưa biết ở chương trình cấp 2

Bình thường,ánh sáng truyền thẳng.Khi trời nắng lớp không khí giáp mặt đường(mặt đường thường là màu đen nên thu nhiệt-nóng->lớp không khí giáp mặt đường nóng) nóng lên trong khi lớp không khí trên có nhiệt độ thấp hơn tạo thành 2 môi trường có chiết suất khác nhau gây nên hiện trượng phản xạ toàn phần

20.Hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một đường kính quỹ đạo có chuyển động là dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Tần số góc của dao động điều hòa bằng tần số góc của chuyển động tròn đều

B. Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn bằng lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều

C. Biên độ của dao động điều hòa bằng bán kính của chuyển động tròn đều

D. Tốc độ cực đại của dao động điều hòa bằng tốc độ dài của chuyển động tròn đều

Đáp án B

  • A chú ý tần số góc của dao động là [imath]w[/imath] chứ không phải là [imath]f[/imath] nha ,tần số góc của chuyển động tròn đều là [imath]w[/imath]
  • B sai vì độ lớn lực kéo về trong dao động điều hoà biến thiên điều hoà với biên độ K.A còn lực hướng tâm của chuyển động tròn đều có độ lớn không đổi ;[imath]F_{ht}=m.w^2.R=m.w^2.A[/imath]
  • C đúng và các bạn nhớ luôn là biên độ của dao động điều hòa bằng bán kính của chuyển động tròn đều nhé
  • D đúng vì Tốc độ cực đại của dao động điều hòa= [imath]w.A[/imath]
    Tốc độ dài của chuyển động tròn đều=[imath]w.R[/imath]
    mà [imath]A=R[/imath]=>D đúng

Và sau đây là chương trình Quảng cáo

Bạn muốn không phải lo lắng về kỳ thi THPTQG:W Bạn muốn dễ dàng được học ở ngôi trường mình yêu thích:D...Hãy đến với Hướng tới kì thi ĐGNL 2022 :cool:
 
Last edited:

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
PART 3

21.Khi sóng truyền từ một nguồn điểm trong không gian đồng nhất và đẳng hướng và không hấp thụ năng lượng sóng, năng lượng dao động của một phần tử môi trường trên phương truyền sóng sẽ

A. Tăng tỷ lệ với khoảng cách tới nguồn

B. Tăng tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng

C. Giảm tỷ lệ với khoảng cách tới nguồn

D. Giảm tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng

Đáp án D

  • Cường độ âm được xác định là năng lượng được sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền sóng trên một đơn vị thời gian =>[imath]W[/imath] tỉ lệ thuận với [imath]I.[/imath]
  • Cường độ âm [imath]I=\frac{P}{4\pi.r^2}=>I[/imath] tỉ lệ nghịch với [imath]r^2=>W[/imath] tỉ lệ nghịch với [imath]r^2[/imath]
Nên đáp án đúng ở đây là D

giảm tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng có thể hiểu là tỉ lệ nghịch

22.Biên độ dao động cưỡng bức không thay đổi khi thay đổi

A. Biên độ của ngoại lực.

B. Tần số của ngoại lực.

C. Pha ban đầu của ngoại lực.

D. Lực ma sát của môi trường.

Đáp án C

Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào:

  • Biên độ của ngoại lực: biên độ của ngoại lực càng lớn thì biên độ dao động càng lớn
  • Tần số của ngoại lực:tần số càng gần tần số dao động riêng của hệ thì biên độ dao động càng lớn
  • Lực ma sát của môi trường:lực ma sát càng nhỏ thì biên độ dao động càng lớn (Vì công hao phí giảm nha)

23.Một kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại 1 điểm trong từ trường.Hướng của từ trường tại điểm đó được quy ước là hướng:

A.Từ địa cực Bắc sang địa cực Nam của Trái đất

B.Từ địa cực Nam sang địa cực Bắc của Trái đất

C.Từ cực Bắc sang cực Nam của kim nam châm nhỏ

D.Từ cực Nam sang cực Bắc của kim nam châm nhỏ

Đáp án D

Bài này có vận dụng kiến thức thực tế và dễ nhầm lần nên các bạn chú ý nhé

Từ trường của trái đất tuần theo quy tắc "vào Nam ra Bắc" nghĩa là từ trường đi ra từ cực Bắc(kí hiệu là N:North) và đi vào ở cực Nam(kí hiệu là S:South)

2 cực trái dấu thì hút nhau nên ở đây cực Nam của kim sẽ bị hút về phía Bắc còn cực Bắc sẽ bị hút về phía Nam

1646560957291.png

24.Sóng siêu âm không sử dụng được và các việc nào sau đây?

A. Dùng để soi các bộ phân cơ thể.

B. Dùng để nội soi dạ dày.

C. Phát hiện khuyết tật trong khối kim loại.

D. Thăm dò: đàn cá; đáy biển.

Chọn B.

  • Siêu âm có thể dùng để soi các bộ phân trong cơ thể,phát hiện khuyết tật trong vật đúc,thăm dò đàn cá, đáy biển
Ở đây mình có thấy 1 số bài có thêm đáp án bắn tốc độ xe hay còn gọi là đo tốc độ trên đường của công an thì là dùng camera nha các bạn chứ không phải là dùng sóng âm đâu

Nội soi dạ dày là một xét nghiệm thực tế được thực hiện để quan sát trực tiếp hình ảnh bên trong dạ dày – tá tràng thông qua một óng dài linh động, có nguồn đèn sang và camera ở đầu. Ống nội soi được bác sĩ đưa vào miệng và họng của bệnh nhân, sau đó đi qua thực quản rồi xuống dạ dày, tá tràng (phần đầu của ruột non). Video camera trong ống nội soi sẽ truyền hình ảnh lên một màn hình Ti Vi Nội soi không dùng siêu âm.

25. Trong tập 11 của chương trình “Chuyện tối nay với Thành”, ca sĩ Bùi Anh Tuấn khi được nhạc sĩ Đức Trí đệm đàn đã có tổng cộng 12 lần “lên tone” với cùng 1 đoạn nhạc của bài hát “Em gái mưa”. Khái niệm “lên tone” ở đây có liên quan đến đặc trưng vật lý nào của sóng âm?

A. Mức cường độ âm.

B. Tần số âm.

C. Cường độ âm.

D. Đồ thị dao động âm.

Đáp án B

Ca sĩ “lên tone” khi hát nghĩa là điều chỉnh giọng hát ở các nốt cao → liên quan đến đặc trưng sinh lý là độ cao của âm ứng với đặc trưng vật lý là tần số âm.

Ở Part 2 mình cũng có đề cập thêm về cung thanh,trầm rồi các bạn có thể xem lại nha :D

26: Chọn đáp án đúng nhất: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại trên đường nối hai nguồn bằng

A. Một bước sóng.

B. Nửa bước sóng.

C. Một phần tư bước sóng.

D. Số nguyên lần nửa bước sóng.

Đáp án D

  • Trong giao thoa sóng thì khoảng cách giữa hai điểm cực đại (hoặc 2 điểm cực tiểu) liên tiếp trên đoạn thẳng nối 2 nguồn sóng là nửa bước sóng.
1 số bạn không cẩn thận chọn B sẽ sai vì đề bài không viết “liên tiếp” hay “gần nhau nhất” .Trong trường hợp này có thể là hai điểm cực đại (hoặc 2 điểm cực tiểu) bất kỳ, không liên tiếp thì cách nhau một số nguyên lần nửa bước sóng.

27.Hiện tượng điện phân không ứng dụng để

A. Đúc điện.

B. Mạ điện.

C. Sơn tĩnh điện.

D. Luyện nhôm.

Đáp án C

  • Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tế sản xuất và đời sống như luyện kim, tinh luyện đồng, điều chế clo, xút(NaOH), mạ điện, đúc điện…
  • Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và vật sơn.

28.Mỗi loại nhạc cụ có một hộp cộng hưởng, hộp cộng hưởng có tác dụng

A. Tăng mức cường độ âm.

B. Tạo âm sắc riêng và tăng cường độ âm.

C. Tạo âm sắc riêng.

D. Tăng cường độ âm.

Đáp án A

  • Hộp cộng hưởng là các bộ phần như hộp đàn, thân kèn, sáo
  • Trong các nhạc cụ, hộp cộng hưởng có tác dụng khuếch đại âm(Tăng mức cường độ âm) và tạo ra âm sắc riêng cho từng nhạc cụ đó

29.Hiện tượng cộng hưởng cơ được ứng dụng trong

A. Máy đầm nền

B. Giảm xóc ô tô, xe máy

C. Khung xe đạp,xe máy

D. Con lắc vật lý

Đáp án A

Trước tiên ở câu này ta loại đáp án B,C vì

  • B nếu có cộng hưởng thì dao động sẽ càng mạnh hơn nên nếu B ta phải sửa lại thành dao động tắt dần
  • C nếu có cộng hưởng thì cũng như B xe sẽ rung ,lắc mạnh hơn nên không ứng dụng được
Còn D thì mình cũng không hiểu lắm con lắc vật lí ở đây là gì nữa nhưng mà nó không ứng dụng cộng hưởng cơ

Quay lại với câu A máy đầm nền nếu có cộng hưởng cơ thì dao động với biên độ lớn hơn,đầm nền hiệu quả hơn

30.Đối với các dụng cụ tiêu thụ điện như quạt, tủ lạnh người ta nâng cao hệ số công suất là để?

A.Tăng điện áp định mức.

B.Giảm công suất tiêu thụ.

C.Giảm cường độ dòng điện.

D.Tăng công suất tỏa nhiệt.

Đáp án C

[imath]P=UIcos\varphi=>I=\frac{P}{U.cos\varphi}[/imath]

[imath]P_{hp}=I^2.R[/imath]

Để giảm hao phí người ta giảm cường độ dòng điện=> [imath]cos\varphi[/imath] tăng

Ở đây công suất không đổi nên khi [imath]cos\varphi[/imath] tăng thì I giảm

Và sau đây...lại là chương trình quảng cáo

1 cái tết an lành và vui vẻ bên gia đình có lẽ là điều bạn đang mong muốn mặc dù sắp thi HKI

Đừng lo đã có 3 liều vaxin vật lí dành cho các bạn...Cùng tiêm nào cả nhà:cool:

Mũi 1 dành cho lớp 8

Mũi 2 dành cho lớp 9

Mũi 3 dành cho lớp 10
 
Last edited:

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
PART 4
Topic có trích 1 số câu từ Hướng tới kì thi ĐGNL 2022 của @Xuân Hiếu hust
Chúc các bạn có 1 buổi tối thật vui vẻ!
31.Dao động duy trì là dao động tắt dần mà ta đã
A. tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật.
B. cung cấp thêm năng lượng để bù lại sự tiêu hao vì ma sát mà không làm thay đổi chu kì riêng của vật.
C. kích thích lại dao động khi dao động bị tắt dần.
D. làm mất lực cản môi trường đối với vật chuyển động.

Đáp án B
A sai vì chưa đủ ý(ngoại lực phải đủ để bù lại tiêu hao)
C sai vì kích thích lại dao động ở đây có thể thay đổi tần số mà dao động duy trì thì tần số không thay đổi
D sai vì theo mình làm mất lực cảm của mt hoàn toàn là ko thực tế nên sai

32. Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?
A. tần số của ngoại lực tăng thì biên độ dao động tăng.
B. dao động theo quy luật hình sin của thời gian.
C. tần số của dao động bằng tần số của ngoại lực.
D. biên độ của dao động phụ thuộc vào tần số của ngoại lực.

Đáp án A
+ Biên độ của của dao động phụ thuộc vào độ chênh lệch giữa tần số dao động riêng và tần số
của ngoại lực, biên độ càng lớn khi độ chêch lệch này càng nhỏ, ta không đủ cơ sở để kết luận
tần số của ngoại lực tăng thì biên độ dao động sẽ tăng → A sai
+ Các đáp án còn lại là đáp án đúng và nó là lý thuyết nên các em chú ý ghi nhớ lại nhé!

33. Một vòng dây dẫn điện kín có khối lượng và điện trở không đáng kể đặt trên một mặt phẳng nhẵn,
cách điện, nằm ngang. Một nam châm thẳng được đặt vào giữa tâm vòng dây như hình vẽ. Khi kéo nhanh
nam châm chuyển động thẳng đứng lên trên thì
A. vòng dây chuyển động lên
B. vòng dây nằm yên
C. vòng dây quay trên mặt phẳng ngang
D. vòng dây tăng áp lực lên mặt phẳng ngang

upload_2021-12-20_11-7-14.png
Đáp án B
Nam châm có cảm ứng từ hướng theo hướng “Ra Bắc – vào Nam”
Khi kéo nam châm lên, cảm ứng từ của Nam châm qua vòng dây hướng lên và giảm dần
-> Cảm ứng từ xuất hiện trong vòng dây cũng có hướng lên trên
-> Mặt phía trên của vòng dây đóng vai trò mặt Bắc
-> Vòng dây bị hút về phía cực Nam của Nam châm nên nó chuyển động lên trên

34. Để tăng độ cao cho dây đàn ghi ta, người ta
A. vặn bộ chỉnh dây sao cho kéo căng dây đàn hơn.
B. vặn bộ chỉnh dây sao cho dây đàn chùng hơn.
C. Gảy đàn mạnh hơn.
D. làm cho dây đàn dài ra.

Đáp án A
Ta có [imath]v=\lambda . f[/imath] và [imath]v=\sqrt{\frac{T}{\mu}}[/imath]
với T là lực căng dây [imath]\rightarrow f=\frac{v}{\lambda}=\frac{\sqrt{\frac{T}{\mu}}}{\lambda}[/imath]
Vậy để tăng [imath]f[/imath] thì phải tăng [imath]T[/imath]
[imath]\rightarrow A[/imath]

35.Trên mặt nước đủ rộng có một nguồn điểm O dao động điều hòa theo phương thẳng đứng tạo ra một hệ sóng tròn đồng tâm O lan tỏa ra xung quanh. Thả một nút chai nhỏ nổi trên mặt nước nơi có sóng truyền qua thì nút chai sẽ
A. dao động theo phương nằm ngang.
B. dịch chuyển lại gần nguồn O .
C. bị sóng cuốn ra xa nguồn O .
D. dao động tại chỗ theo phương thẳng đứng

Đáp án D.
Câu này bạn nào mà khoanh C thì xin chúc mừng các bạn đã sai giống mình nhé :D
  • Sóng trên mặt nước là sóng ngang: các phần tử môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng
  • Nút chai trên mặt nước nơi có sóng truyền qua dao động tại chỗ theo phương thẳng đứng

36.Chọn câu phát biểu đúng?
A. Ảnh của vật nhìn qua kính hiển vi là ảnh ảo ngược chiều với vật
B. Ảnh của vật nhìn qua kính thiên văn ngược chiều và lớn hơn vật
C. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính hiển vi thay đổi được
D. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn không thay đổi được

Đáp án A
Các bạn lưu ý cho mình 2 ý này
330_a77e9115e0.png
111111.PNG

37.Bố trí thí nghiệm như hình vẽ, [imath]E[/imath] là nguồn điện một chiều không đổi, 4L4 là lò xo “ruột gà” (lò xo kim loại rất mềm, bỏ qua điện trở của dây), chậu đựng thủy ngân, các dây nối đều là dây dẫn. Đầu trên của lò xo cố định và nối với đèn [imath]Đ[/imath], đầu dưới của lò xo tiếp xúc ngay sát bề mặt thủy ngân. Nếu đóng khóa [imath]K[/imath] thì đèn [imath]Đ[/imath]:
upload_2021-12-24_8-11-16.png
A. Không sáng
B. Sáng lên rồi tắt hẳn
C. Sáng liên tục
D. Sáng nhấp nháy
Đáp án D
Khi đóng khoá [imath]\mathrm{K}[/imath], dòng điện chạy trong các vòng dây của [imath]\mathrm{L}[/imath] cùng chiều nên các vòng lò xo hút nhau làm lò xo co lại. Đầu dưới lò xo rời khỏi mặt thuỷ ngân và dòng điện bị ngắt [imath]\rightarrow[/imath] đèn tắt (bỏ qua điện trở của dây nên dây không bị giãn nở vì nhiệt). Sau khi bị ngắt thì không còn dòng điện chạy qua lò xo nên lực hút mất đi, lò xo lại dãn ra và chạm xuống thủy ngân [imath]\rightarrow[/imath] đèn sáng. Kết quả đèn nhấp nháy.


38.Trong tình hình covid diễn biến phức tạp, nhiều sân bay đã sử dụng thiết bị đo thân nhiệt từ xa để kiểm tra nhiệt độ hành khách. Máy đo thân nhiệt từ xa sử dụng bức xạ điện từ nào?
A. Tia laze
B. Tia tử ngoại
C. Tia X
D. Tia hồng ngoại
Đáp án D
Máy kiểm tra thân nhiệt sử dụng tia hồng ngoại
Câu này học thuộc thôi nhé mình chưa học đến nên chưa giải thích kỹ được

39.Một dây dẫn điện thẳng được đặt vuông góc với mặt phẳng như hình vẽ.

upload_2021-12-10_16-44-30.png
Đường sức từ quay ngược chiều kim đồng hồ. Chiều của dòng điện là:
A. đi vào mặt phẳng.
B. đi ra khỏi mặt phẳng.
C. quay theo chiều kim đồng hồ.
D. quay ngược chiều kim đồng hồ.
Đáp án B
*Mẹo: Dễ dàng loại đáp án C và D do tính chất chiều của [imath]\vec{I}[/imath] và chiều của [imath]\vec{B}[/imath] vuông góc với nhau ;)
Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải , đặt theo như hình vẽ
upload_2021-12-10_16-51-13.png
=> chiều dòng điện đi ra mặt phẳng

40.Cho các đồ thị như hình vẽ. Đồ thị nào biểu diễn định luật Ohm cho điện trở của một vật rắn kim loại ở nhiệt độ không đổi?

upload_2021-12-10_16-39-23.png
A. (2)
B. (1)
C. (3)
D. (4)
Đáp án C
Theo biểu thức định luật ohm : [imath]I=\frac{U}{R}=\frac{1}{R}.U[/imath]
=> Đường biểu diễn [imath]I[/imath] theo [imath]U[/imath] là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ với hệ số góc [imath]k=\frac{1}{R}[/imath]
*Lưu ý : Nhiều đề cho thứ tự các hình không theo thứ tự của bảng chữ cái ví dụ đáp án A lại là hình (2):)
Cần chú ý để không khoanh nhầm tránh mất điểm oan :confused:
 
Last edited:

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
PART 5
41,Trong hiện tượng sóng dừng,điểm dao động với biên độ cực đại được gọi là
A.đỉnh sóng
B.nút sóng
C.bụng sóng
D.bó sóng
Đáp án C
Câu này các bạn rất dễ bị lừa đáp án A và C nên chú ý là đỉnh sóng là trong hiện tượng sóng cơ nhé!

42,Nguyên nhân gây ra điện trở của vật dẫn làm bằng kim loại là
A. do sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động có hướng của các electron tự do.
B. do các electron dịch chuyển quá chậm.
C. do các ion dương va chạm với nhau.
D. do các nguyên tử kim loại va chạm mạnh với nhau.
Đáp án A
Nguyên nhân :
do các electron va chạm với các ion dương ở nút mạng nhờ đó làm cản trở chuyển động có hướng của electron hay còn có thể nói là do sự mất trật tự của mạng tinh thể

43.Cho một con lắc lò xo đặt tại nơi có gia tốc trọng trường đã biết. Đề đo độ cứng của lò xo, không thể dùng bộ dụng cụ nào sau đây ?
A. đồng hồ đo thời gian và cân.
B. lực kế và cân.
C. thước đo độ dài và cân.
D.lực kế và thước đo độ dài
Đáp án B
A sai vì có thể đo được K: đồng hồ->T; cân->m từ đó dễ dàng tính được K
C sai vì có thể đo được K: thước [imath]\rightarrow \Delta l[/imath]; cân [imath]\rightarrow m[/imath] có [imath]g\rightarrow P =>K=...[/imath]
D sai vì có thể đo được K : lực kế [imath]\rightarrow P[/imath]; thước [imath]\rightarrow \Delta l =>K=....[/imath]

44.Trong đoạn mạch [imath]R, L, C[/imath] mắc nối tiếp đang xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên các thông số khác của mạch, kết luận nào sau đây là sai ?
A. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm.
B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện tăng.
C. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở giảm.
D. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn càm tăng.
Đáp án B
Câu này nếu không chú ý rất dễ khoanh vào đáp án D
  • A đúng vì mạch công hưởng thì hệ số công suất max nên khi mất cộng hưởng hệ số công suất giảm
  • B sai, D đúng vì [imath]w[/imath] tăng [imath]=>Z_C[/imath] giảm mà [imath]Z_L[/imath] tăng nên theo giản đồ vectơ điện áp hiệu dụng 2 đầu tụ điện giảm còn điện áp 2 đầu cuộn cảm tăng
  • C đúng vì mạch công hưởng thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở max nên khi mất cộng hưởng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở giảm

45.(Trích từ đề thi ĐGTD của ĐHBK Hà Nội)
Một trong những phát hiện mang tính cách mạng của ngành khảo cổ học thế kỷ 20 là sự phát hiện ra lăng mộ của Pharaoh Ai Cập Tutankhanmun vào năm 1922 bởi Howard Carter. Cùng với xác ướp, nhiều vận dụng cũng được chuyển khỏi lăng mộ, trong đó bao gồm:
  • (1) Các mảnh kính
  • (2) Dạo cạo bằng đồng
  • (3) Trái cây khô
  • (4) Giày da.
Những vật nào trong số những vật trên có thể được dùng để xác định niên đại của lăng mộ cổ theo phương pháp đồng vị phóng xạ Carbon?
A. (3) và [imath](4) .[/imath]
B. (2),(3) và [imath](4) .[/imath]
C. (1) và (3) .
D. (1) và [imath](2) .[/imath]
Đáp án A
Phương pháp đồng vị Cacbon chỉ dùng với cổ vật có nguồn gốc sinh vật

46.Một chiếc micro được nối với dao động kí điện tử để ghi nhận âm thanh phát ra từ chiếc còi của xe cứu thương đang chạy trên đường. Màn hình dao động kí như hình vẽ.
upload_2021-12-10_17-6-9-png.200109
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Xe cứu thương đang chạy lại gần vì chu kỳ tăng dần.
B. Xe cứu thương đang chạy lại gần vì tần số giảm dần.
C. Xe cứu thương đang chạy ra xa vì biên độ giảm dần.
D. Xe cứu thương đang chạy ra xa vì pha tăng dần.
Đáp án C
Biên độ đang giảm dần
Xe càng chạy ra xa thì biên độ càng giảm

47.(Trích từ đề thi ĐGTD của ĐHBK Hà Nội)
Một đĩa phẳng nhẵn nằm ngang, chuyển động tròn đều với vận tốc góc ω quanh trục thẳng đứng đi qua tâm O của đĩa. Trên đĩa có một thanh mảnh đồng chất AB có thể quay tự do quanh trục được gắn chặt với đĩa và đi qua đầu A của thanh. Khi thanh AB đang ở vị trí như hình vẽ, tác động nhẹ vào đầu B của thanh để thanh AB quay với vận tốc góc ban đầu ω0 so với đĩa (ω0 khá nhỏ so với ω). Người ta quan sát đứng trên đĩa sẽ thấy thanh chuyển động như thế nào?
upload_2022-1-24_20-22-12-png.200113
A. Thanh quay đi một góc rồi dừng lại.
B. Thanh quay tròn.
C. Thanh dao động quanh vị trí cân bằng.
D. Chuyển động của thanh có dạng phức tạp hơn các trường hợp trên.

Đáp án C
Người quan sát đứng trên đĩa nên xem như hệ quy chiếu gắn với đĩa. Khi đó thanh chịu lực quán tính li tâm [imath]F=m_{A B} \omega^{2} r[/imath] có tác dụng kéo thanh trở về vị trí cân bằng
1646471585834.png

48.Biện pháp giảm hao phí khi truyền tải điện năng đi xa có hiệu quà rõ rệt, được sử dụng rộng rãi hiện nay là
A. tăng tiết diện dây dẫn.
B. giảm chiều dài dây dẫn truyền tài.
C. chọn dây có điện trờ suất nhỏ.
D. tăng điện áp ở đầu đường dây truyền tải.
Đáp án D
Các biện pháp còn lại do tốn nhiều chi phí hơn biện pháp D

49.Nhận định nào sau đây đúng?
A. Bên trong hạt nhân có chứa các hạt electrôn.
B. Các hạt electrôn có thể được phóng ra từ bên trong hạt nhân.
C. Bên trong hạt nhân, các hạt protôn tự biến đổi thành electrôn.
D. Các hạt nơtron trong hạt nhân tự biến đổi thành electrôn.
Đáp án B
Các hạt electron có thể được bắn từ trong hạt nhân

50.Nhận định nào sau đây đúng?
A. Bên trong hạt nhân không có lực đẩy giữa các hạt mang diện dương.
B. Tồn tại một loại lực hút đủ mạnh bên trong hạt nhân thắng lực đẩy Culông.
C. Có lực hút tĩnh điện bên trong hạt nhân.
D. Hạt nhân bền vững không nhờ vào một lực nào.
Đáp án B
Trong hạt nhân tồn tại lực thắng lực đẩy Culông là lực hạt nhân (lực tương tác giữa các nucleon)

Các hạt nhân của các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt sở cấp gồm prôton mang điện tích dương và các nơtron không mang điện gọi chung là các nuclôn. Trong tự nhiên, có nhiều hạt nhân tự động phóng ra các tia gọi là tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác. Một trong các loại tia phóng xạ đó là tia [imath]β -[/imath] gồm các hạt electrôn. Các quá trình biến đổi hạt nhân trên luôn tuân theo các định luật bảo toàn của các đại lượng như: điện tích, số nuclôn, năng lượng và động lượng.
 
Last edited:
Top Bottom