Sử 7 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

Tú Trân

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng mười 2018
540
905
111
Quảng Ngãi
THCS NGUYEN NGIEM
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
1.Nhà Lý làm thế nào để đối phó với âm mưu của giặc năm 1075?
  • Thái hậu ỷ Lan cùng Vua Lí triệu tập các đại thần hội bàn, cử thái úy Lí Thường Kiệt làm người chỉ huy tổ chức kháng chiến.
  • Tích cực huấn luyện quân đội và canh gác ngày và đêm.
  • Các tù trưởng được phong chức tước cao, được lệnh mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu của nhà Tống.
  • Để ổn định địa phận phía Nam, triều Lí đã đem quân đánh bại ý đồ phối hợp của nhà Tống với Chăm - pa.
=> Câu này có trong sgk sử 7 trang 39, em đọc lại nhé! Có 1 số chỗ chị bổ sung....
. Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
Trước tình hình của nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lí Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo. Những nét đánh độc đáo đó là:
  • "Tiến công trước để tự vệ" với chủ trương: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc"
  • Xây dựng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt, tiêu diệt thủy quân của địch, ngăn không cho chúng tiến sâu vào đất liền.
  • Đêm đêm ông cho người ngâm vang bài thơ "Nam quốc sơn hà" nhằm khích lệ tinh thần đấu tranh của quân sĩ ta, đánh vào tâm lí của địch.
  • Chủ động tiến công đánh giặc khi thời cơ đến.
  • Chủ động thương lượng, đề nghị giảng hòa để kết thúc trận chiến để hạn chế tổn thất.
 

Tuấn Hồng

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng hai 2020
347
437
51
TP Hồ Chí Minh
Trong tù á ae :>
1.Nhà Lý làm thế nào để đối phó với âm mưu của giặc năm 1075?
2. Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
Câu 2 mình có cách trả lời khác chị Võ Thu Uyên một chút :)
- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.
- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

Nguồn: loigiaihay
 
Top Bottom