CLB lịch sử Cuộc đối đáp giữa Chúa Trịnh và Đào Duy Từ

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ps: người viết giới thiệu một vở kịch về lịch sử Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII để bạn đọc tham khảo


Dẫn truyện ( Quỳnh) Vào khoảng cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII. Dười sự trị vì của chúa Trịnh ở đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở đàng Trong, tình hình Văn hoá ở cả hai Đàng đều rất phát triển. Tuy nhiên, ở Đàng trong với sự phát triển của việc xây đắp Luỹ Thầy, nghề hát bội phát triển và đặc biệt là sự ra đời của tuồng Sơn Hậu, mà người có công lớn nhất là Đào Duy Từ. Chúa Trịnh sau khi nghe các Đại thần trình tấu, ngồi trong thư phòng với cận thần thân tín của mình đã tâm sự:
Chúa Trịnh ( Hân)- “ Ta cảm thấy thật buồn và tiếc vì đã bỏ mất một ngừơi hiền tài trong thiên hạ. Giá như trước đây ta trọng dụng Đào Duy Từ, thì bây giờ dàng Ngoài cũng thật là phát triển. Nay ta có ý muốn mời Đào Duy Từ ra đàng Ngoài phò tá giúp ta phát triển đất nước. Nhưng vì ta là một bậc Minh vương, là bề trên nên ta không thể đích thân vào đoc mời Đào Duy Từ được. Ta sẽ viết một bức thư, ngươi hãy sai Xứ thấn đem vào cho Đào Duy Từ. Nội dung bức thư:
“ Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh ngắt,
Em đi lấy chồng, anh tiếc lắm thay”.
- Dẫn truyện ( Quỳnh) - Xứ thần của chúa Trịnh đã không quản ngày đêm mang thư đến cho Đào Duy Từ. Sau khi đi qua con sông Gianh( là ranh giới phân chia lãnh thổ giữa hai Đàng) đã gặp được Đào Duy Từ và giao cho ông bức thư của chúa Trịnh.
- Đào Duy Từ ( Đăng): Sau khi nhận được thư, tỏ ra bùi ngùi và xúc động. Ông đọc thư rất lâu, sau đó vào trong Thư phòng viết thư đáp lại cho chúa Trịnh. Nội dung bức thư:
“ Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh không hỏi những ngày còn không.
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra”.
Ngươi hãy đem bức thư này về giao lại cho chua Trịnh, ta tin là ngài sẽ hiểu. Chúc nhà ngươi lên đường bình an.

Nguồn: giáo viên dạy lịch sử
 
Top Bottom