Toán 10 Công thức lượng giác

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình

Ankion 10

Học sinh
Thành viên
8 Tháng chín 2021
80
72
36
18
Thanh Hóa
Thanh Hóa
Đây là công thức cộng góc trong lượng giác, em học thuộc luôn giúp chị nhé, không cần chứng minh : $\tan(A\pm B)=\dfrac{\tan A\pm \tan B}{1\mp \tan A\cdot \tan B}$
Chị có thể chứng minh giúp em đc ko ạ
Tại vì chứng minh giúp e dễ nhớ hơn ấy ạ và mở mang tư duy hơn ạ
E cảm ơn!
 
  • Like
Reactions: Timeless time

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
Tan(A+B)=tan A +tan B/1-tanA.tanB
Giải thích giúp em tại sao ra bước này ạ.Em cảm ơn
Chị có thể chứng minh giúp em đc ko ạ
Tại vì chứng minh giúp e dễ nhớ hơn ấy ạ và mở mang tư duy hơn ạ
E cảm ơn!
$\tan (A + B) = \dfrac{\sin (A + B)}{\cos (A + B)} = \dfrac{\sin A \cos B + \cos A \sin B}{\cos A \cos B - \sin A \sin B} = \dfrac{\tan A + \tan B}{1 - \tan A \tan B}$

(chia cả tử và mẫu cho $\cos A \cos B$)

Bạn tham khảo cách chứng minh này nhé :D
 

Ankion 10

Học sinh
Thành viên
8 Tháng chín 2021
80
72
36
18
Thanh Hóa
Thanh Hóa
$\tan (A + B) = \dfrac{\sin (A + B)}{\cos (A + B)} = \dfrac{\sin A \cos B + \cos A \sin B}{\cos A \cos B - \sin A \sin B} = \dfrac{\tan A + \tan B}{1 - \tan A \tan B}$

(chia cả tử và mẫu cho $\cos A \cos B$)

Bạn tham khảo cách chứng minh này nhé :D
Từ dấu = thứ 2 em chưa hiểu lắm ạ
 

Ankion 10

Học sinh
Thành viên
8 Tháng chín 2021
80
72
36
18
Thanh Hóa
Thanh Hóa

Alice_www

Cựu Mod Toán
Thành viên
8 Tháng mười một 2021
1,806
4
2,216
316
Bà Rịa - Vũng Tàu
Em ko hiểu vì sao từ sin(a+b) lại ra sin a .cosb +cosa.sinb

Xét bài toán Cho tam giác $\Delta ABD$ vuông tại $A$ có
$\widehat{BDA}=a^\circ=\widehat{FCB}$ (do $\Delta CFB\sim \Delta DAB$)
Kẻ $BC\bot BD$ sao cho $DC=1$
Đặt $\widehat{BDC}=b^\circ$
Ta có: $\sin b=\dfrac{CB}{DC}=CB$
$\cos b=\dfrac{DB}{DC}=DB$
$\sin a =\dfrac{AB}{DB}\Rightarrow AB=\sin a\cos b$
$\cos a=\dfrac{CF}{CB}\Rightarrow CF=\sin b\cos a$
Ta có: $\sin (a+b)=\dfrac{CE}{CD}=CE=CF+EF=CF+AB=\sin b\cos a+\sin a\cos b$
Ta được đpcm
upload_2022-1-11_22-11-9.png
Em hỏi mở mang tư duy là chuyện tốt
Nhưng những CLTG này ban đầu tuy khó nhớ nhưng cứ làm bt là sẽ nhớ nhanh thoi
và ghi nhớ sẽ giúp em làm bt nhanh chóng hơn rất nhiều, cũng như là nhìn ra ý tưởng của bài toán tốt hơn
Chúc em học tốt
 

Ankion 10

Học sinh
Thành viên
8 Tháng chín 2021
80
72
36
18
Thanh Hóa
Thanh Hóa
Xét bài toán Cho tam giác $\Delta ABD$ vuông tại $A$ có
$\widehat{BDA}=a^\circ=\widehat{FCB}$ (do $\Delta CFB\sim \Delta DAB$)
Kẻ $BC\bot BD$ sao cho $DC=1$
Đặt $\widehat{BDC}=b^\circ$
Ta có: $\sin b=\dfrac{CB}{DC}=CB$
$\cos b=\dfrac{DB}{DC}=DB$
$\sin a =\dfrac{AB}{DB}\Rightarrow AB=\sin a\cos b$
$\cos a=\dfrac{CF}{CB}\Rightarrow CF=\sin b\cos a$
Ta có: $\sin (a+b)=\dfrac{CE}{CD}=CE=CF+EF=CF+AB=\sin b\cos a+\sin a\cos b$
Ta được đpcm
View attachment 199232
Em hỏi mở mang tư duy là chuyện tốt
Nhưng những CLTG này ban đầu tuy khó nhớ nhưng cứ làm bt là sẽ nhớ nhanh thoi
và ghi nhớ sẽ giúp em làm bt nhanh chóng hơn rất nhiều, cũng như là nhìn ra ý tưởng của bài toán tốt hơn
Chúc em học tốt
Dạ e cảm ơn ạ
 

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
Em ko hiểu vì sao từ sin(a+b) lại ra sin a .cosb +cosa.sinb
Nếu bạn cứ tiếp tục hỏi như thế, đến một lúc nào đó, bạn sẽ đi đến câu hỏi "Vì sao $1 + 1 = 2$?". Cũng được, hỏi đến khi nào bạn cảm thấy chấp nhận được là được mà... Nhưng có khi nào bạn tự hỏi là: tại sao $1 + 1 = 2$ không? Tại sao điều đó lại cảm thấy "hiển nhiên" như vậy, trong khi trong quyển Principia Mathematica của Alfred North Whitehead và Bertrand Russell thì đến trang 379 mới dẫn ra được điều này?

Đôi khi, bạn cần phải có một cái gọi là "điểm dừng". Thực ra chứng minh ở trên đã ngầm giả sử là người đọc hiểu định nghĩa $\sin x = \dfrac{\text{đối}}{\text{huyền}}$ các thứ rồi. Mình đoán đây đang là "điểm dừng" của bạn :D
sao đi học
cứ khóc hoài
thôi đừng khóc
có kẹo đây!

Nhưng đối với một học sinh lớp $10$, mình nghĩ, bạn nên lấy $\sin (a + b) = \sin a \cos b + \cos a \sin b$ làm một "điểm dừng" thì tốt hơn.

Lý do là ở lớp $10$, các bài toàn chỉ xem $\sin x$ và $\cos x$ là những thành phần "nhỏ nhất", không xem nó như $\dfrac{\text{cạnh}}{\text{cạnh}}$ nữa. Nếu bạn cứ hiểu theo điểm dừng kia thì bạn sẽ rất khó để làm bài đấy.

Hơn nữa, phép chứng minh trên không đem lại được "sự thật ngầm định" gì cả. Bạn có thể đọc hiểu lời giải, nhưng sau đó $\sin (a + b) = \sin a \cos b + \cos a \sin b$ nó cũng chẳng nghe tự nhiên như là $1 + 1 = 2$. Không đáng nhớ gì cả, đúng không?

Thật ra, nếu bạn muốn nhớ thì lên lớp 12, khi được học về số phức - mảnh ghép còn thiếu trong chương trình toán phổ thông, bạn sẽ học được đẳng thức: $$e^{\theta i} = \cos \theta + i \sin \theta$$
Khi đó, nếu thay góc cần tính bằng $a + b$ thì bạn sẽ có được: $$e^{(a + b)i} = \cos(a + b) + i \sin(a + b)$$
Mà $e^{(a + b)i} = e^{ai} \cdot e^{bi}$ nên bạn còn có thể tính được theo cách khác: $$\begin{aligned}
e^{(a + b)i} &= (\cos a + i \sin a)(\cos b + i \sin b) \\
&= \cos a \cos b - \sin a \sin b + i (\sin a \cos b + \cos a \sin b) \end{aligned}$$
Đồng nhất phần thực phần ảo, bạn sẽ có được hai đẳng thức của $\sin(a + b)$ và $\cos(a + b)$. Đây là một phép chứng minh đáng nhớ hơn bởi vì nó nhấn mạnh mối quan hệ giữa phép cộng argument trong phép nhân số phức, nói cách khác, tại sao cộng độ lớn góc lại dẫn đến phép nhân lượng giác.

Nếu số phức được dạy từ lớp 10 thì mọi thứ đã đơn giản hơn rồi :D Nhưng hiện tại, đối với học sinh lớp 10, việc chấp nhận $\sin(a + b) = \sin a \cos b + \cos a \sin b$ là một điều phải làm (chính sách giáo khoa Đại số 10 trang 149 cũng phải chấp nhận điều đó). Đẳng thức này cũng không đến nỗi khó nhớ, nếu bạn chấp nhận được $1 + 1 = 2$ hay $(a + b)^2 = a^2 + 2ab + b^2$, tại sao không thử chấp nhận điều này? :D
 

Ankion 10

Học sinh
Thành viên
8 Tháng chín 2021
80
72
36
18
Thanh Hóa
Thanh Hóa
Nếu bạn cứ tiếp tục hỏi như thế, đến một lúc nào đó, bạn sẽ đi đến câu hỏi "Vì sao $1 + 1 = 2$?". Cũng được, hỏi đến khi nào bạn cảm thấy chấp nhận được là được mà... Nhưng có khi nào bạn tự hỏi là: tại sao $1 + 1 = 2$ không? Tại sao điều đó lại cảm thấy "hiển nhiên" như vậy, trong khi trong quyển Principia Mathematica của Alfred North Whitehead và Bertrand Russell thì đến trang 379 mới dẫn ra được điều này?

Đôi khi, bạn cần phải có một cái gọi là "điểm dừng". Thực ra chứng minh ở trên đã ngầm giả sử là người đọc hiểu định nghĩa $\sin x = \dfrac{\text{đối}}{\text{huyền}}$ các thứ rồi. Mình đoán đây đang là "điểm dừng" của bạn :D


Nhưng đối với một học sinh lớp $10$, mình nghĩ, bạn nên lấy $\sin (a + b) = \sin a \cos b + \cos a \sin b$ làm một "điểm dừng" thì tốt hơn.

Lý do là ở lớp $10$, các bài toàn chỉ xem $\sin x$ và $\cos x$ là những thành phần "nhỏ nhất", không xem nó như $\dfrac{\text{cạnh}}{\text{cạnh}}$ nữa. Nếu bạn cứ hiểu theo điểm dừng kia thì bạn sẽ rất khó để làm bài đấy.

Hơn nữa, phép chứng minh trên không đem lại được "sự thật ngầm định" gì cả. Bạn có thể đọc hiểu lời giải, nhưng sau đó $\sin (a + b) = \sin a \cos b + \cos a \sin b$ nó cũng chẳng nghe tự nhiên như là $1 + 1 = 2$. Không đáng nhớ gì cả, đúng không?

Thật ra, nếu bạn muốn nhớ thì lên lớp 12, khi được học về số phức - mảnh ghép còn thiếu trong chương trình toán phổ thông, bạn sẽ học được đẳng thức: $$e^{\theta i} = \cos \theta + i \sin \theta$$
Khi đó, nếu thay góc cần tính bằng $a + b$ thì bạn sẽ có được: $$e^{(a + b)i} = \cos(a + b) + i \sin(a + b)$$
Mà $e^{(a + b)i} = e^{ai} \cdot e^{bi}$ nên bạn còn có thể tính được theo cách khác: $$\begin{aligned}
e^{(a + b)i} &= (\cos a + i \sin a)(\cos b + i \sin b) \\
&= \cos a \cos b - \sin a \sin b + i (\sin a \cos b + \cos a \sin b) \end{aligned}$$
Đồng nhất phần thực phần ảo, bạn sẽ có được hai đẳng thức của $\sin(a + b)$ và $\cos(a + b)$. Đây là một phép chứng minh đáng nhớ hơn bởi vì nó nhấn mạnh mối quan hệ giữa phép cộng argument trong phép nhân số phức, nói cách khác, tại sao cộng độ lớn góc lại dẫn đến phép nhân lượng giác.

Nếu số phức được dạy từ lớp 10 thì mọi thứ đã đơn giản hơn rồi :D Nhưng hiện tại, đối với học sinh lớp 10, việc chấp nhận $\sin(a + b) = \sin a \cos b + \cos a \sin b$ là một điều phải làm (chính sách giáo khoa Đại số 10 trang 149 cũng phải chấp nhận điều đó). Đẳng thức này cũng không đến nỗi khó nhớ, nếu bạn chấp nhận được $1 + 1 = 2$ hay $(a + b)^2 = a^2 + 2ab + b^2$, tại sao không thử chấp nhận điều này? :D
Em cảm ơn vì ad đã tư vấn ạ.Ban đầu em cũng nghĩ đó là "điểm dừng" nhưng sự tò mò của em đã lôi cuốn em vào con đường chứng minh.Nhờ ad mà em đã có thể hiểu được mình nên dừng khi nào và em rất cảm ơn vì sự giúp đỡ này!
 
Top Bottom