$\color{Red}{\fbox{Vật lí}\bigstar\text{Cùng học lí 6}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thannonggirl

Gói 5......................................................................................................................
Khi giặt quần áo người ta thường : Vắt => Giũ=> Treo vào móc => Treo ngoài trời nắng và treo chỗ thoáng gió. Những việc làm nào dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của nước ? Nêu các yếu tố tương ứng với từng việc làm ?
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl

Gói 5......................................................................................................................
Khi giặt quần áo người ta thường : Vắt => Giũ=> Treo vào móc => Treo ngoài trời nắng và treo chỗ thoáng gió. Những việc làm nào dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của nước ? Nêu các yếu tố tương ứng với từng việc làm ?
Trả lời
-phơi ra móc :giúp tăng diện tích mặt thoáng
-ra chỗ nắng:tăng nhiệt độ
-chỗ thoáng gió:tăng gió.

+10
 
T

tieuyetdethuong1

Hôm nay là thứ 5 nên chúng ta sẽ cùng giải bài tập nhé!
1..Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước(bình thủy),rồi đậy nút lại ngay hay bị bật ra?Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
2.Tại sao rót nước vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước vào cốc thủy tinh mỏng?

Lưu ý:Có 1 số bạn hôm qua chọn gói câu hỏi nhưng chưa trả lời.Hôm nay có thể tiếp tục trả lời tại đây.Mình sẽ vẫn tính điểm nhé!
 
Last edited by a moderator:
V

vuiva

1, Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
2, Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
+4
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl

Câu 1:
Trả lời
-Vì khi đậy nút lại,không khí sẽ lọt vào trong phích,không khí gặp nước nóng sẽ nở ra,thể tích tăng và bật nắp phích ra ngoài.
Câu 2:
Trả lời
-Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

+3.5(trả lời sau)
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl

Mình chọn gói câu 4..........................................................
Xác định trọng lượng của một vật có khối lượng riêng 7800kg/[TEX]m^3.[/TEX] Biết thể tích của nó là 250 [TEX]cm^3.[/TEX]
Trả lời
Đổi:$250 cm^{3}$=$0,000250 m^{3}$
Khối lượng của vật là:
m=D.V=7800kg / $m^{3}$ . 0,000250=1,95(kg)
Đáp số:1,95kg

Ơ,đây là câu hỏi của bạn khác mà bạn?Chỉ được trả lời những câu do mình chọn gói câu hỏi thôi nhé!
 
T

tieuyetdethuong1

1.Người ta thường thả “ đèn trời “ trong các dịp lễ hội. Đó là một khung nhẹ hình trụ được bọc vải hoặc giấy, phía dưới treo một ngọn đèn ( hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy). Tại sao khi đèn ( hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì “ đèn trời” có thể bay lên cao?
2.Hai nhiệt kế cùng có bầu chứa 1 lượng thủy ngân như nhau, nhưng ống thủy tinh có tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thủy ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?
 
T

thannonggirl

1.Người ta thường thả “ đèn trời “ trong các dịp lễ hội. Đó là một khung nhẹ hình trụ được bọc vải hoặc giấy, phía dưới treo một ngọn đèn ( hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy). Tại sao khi đèn ( hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì “ đèn trời” có thể bay lên cao?
2.Hai nhiệt kế cùng có bầu chứa 1 lượng thủy ngân như nhau, nhưng ống thủy tinh có tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thủy ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?
Trả lời
Câu 1: -Vì khi đốt đèn(hoặc vật tẩm dầu lên) thì không khí trong "đèn trời" gặp nóng nở ra ,thể tích tăng -> không khí sẽ nóng lên mà không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh nên "đèn trời "bay được lên cao.
Câu 2:-Mực chất lỏng dâng lên khác nhau vì khi gặp nóng chất lỏng trong hai bình có ống tiết diện giống nhau(cùng một mực chất lỏng) sẽ nở ra 1 thể tích giống nhau nhưng hai bình này có tiết diện khác nhau nên bình có ống tiết diện nhỏ hơn ,mực chất lỏng sẽ dâng lên cao hơn

+4
 
Last edited by a moderator:
V

vuiva

1, Do khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì không khí bên trong đèn giãn nở khối lượng riêng của không khí bên trong đèn nhỏ hơn khối lượng riêng của không khí ngoài trời nên đèn đèn bay lên cao.
2. Thủy ngân nở vì nhiệt tuy như nhau nhưng lượng thủy ngân lớn tất phải nở nhiều hơn. Do vậy bầu thủy ngân to sẽ nở nhiều hơn và do vậy mực thủy ngân sẽ dâng cao hơn trong ống.(sai)

+2
 
Last edited by a moderator:
R

rutifuentoran

250cm3=0,000250m3
Khối lượng của vật là:
m=D.V=7800. 0,000250=1,95(kg)
Vậy khối lượng của vật là 1,95 kg
Mình hỏi trọng lượng mà!
Chưa có điểm nhé!
 
Last edited by a moderator:
T

tieuyetdethuong1

Hôm nay là thứ 6 nên sẽ tổ chức trò chơi vật lí nhé:
Luật chơi:Mình sẽ đưa ra các gói câu hỏi có liên quan đến môn vật lí.Các bạn lần lượt chọn các gói câu hỏi phù hợp với mình.Lưu ý có thể chọn 1 gói câu hỏi nhiều lần.Nhưng các câu hỏi sẽ khác nhau.Gói câu hỏi có số điểm càng cao thì càng khó.Nào bắt đầu nhé!
Các gói câu hỏi:
1.+2 điểm(1 câu trắc nghiệm)
2.+5 điểm(1 câu trắc nghiệm trung bình)
3.+7 điểm(1 câu trắc nghiệm khó)
4.+8 điểm(1 câu tự luận)
5.+10 điểm(1 câu tự luận trung bình)
6.+12 điểm(1 câu tự luận khó)
Lưu ý:Sẽ có 2 gói câu hỏi may mắn dành cho thành viên lựa chọn gói câu hỏi đó đầu tiên.Khi lựa chọn được gói câu hỏi may mắn,bạn được + 20 điểm miễn phí
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl

Gói 3......................................................................................................................................
+20(gói may mắn nà)
 
Last edited by a moderator:
V

vuiva

mình chọn gói 6 nhé.
..................................................................................... cả gói 5 luôn

Gói 6:Biết 1l rượu ( Chất lỏng ) khi tăng thêm 50 độ C thì thể tích của nó tăng thêm 58ml . Khi nung nóng [TEX]0,5m^3[/TEX] một chất A tăng thêm 50 độ C thì thấy thể tích của nó tăng thêm 900 ml .+ Bạn An nói : Chất A là chất khí
+ Bạn Bình nói : Chất A là chất rắn
+ Bạn Sang nói : Chất A không phải là chất khí
Hỏi câu nói của bạn nào là đúng nhất ? Vì sao ?

Gói 5:+20(gói may mắn nà)
 
Last edited by a moderator:
D

dung03022003

Gói 5
...................................................................................................
Bạn chậm tay mất rồi!Suýt nữa là được cộng 20 điểm miễn phí.Thôi cố lên nha!

Để đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình tràn và bình chia độ ta làm như thế nào?
 
Last edited by a moderator:
V

vuiva

may mắn quá:
Bài làm:
ta có: [TEX]0,5m^3[/TEX] = 500ml
Nên 1l chất A khi tăng 50 độ C thể tích của nó tăng thêm: 900:500=1,8 (ml)
Vì 1,8<58 nên An và Bình nói sAI
Vậy Sang nói đúng
+12
 
Last edited by a moderator:
V

vuiva

cho mình chọn gói 6+5 nữa nhé.
...................................................................................................
Gói 6:Mai có 1,6 kg dầu hoả. Hằng đưa cho Mai 1 cái can 1,5 l để đựng . Cái can đó có chứa hết dầu không ? Vì sao ? Biết dầu có khối lượng riêng là 800 kg/[TEX]m^3[/TEX]
Gói 5:Nêu kết quả tác dụng của lực ? Cho ví dụ?
 
Last edited by a moderator:
D

dung03022003

Gói 5
...................................................................................................
Bạn chậm tay mất rồi!Suýt nữa là được cộng 20 điểm miễn phí.Thôi cố lên nha!

Để đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình tràn và bình chia độ ta làm như thế nào?

Ta có 2 cách:
1.Dùng bình chia độ:
Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
2.Dùng bình tràn:
Thả chìm vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.

+10
 
Last edited by a moderator:
V

vuiva

gói 6 : Từ công thức : D =m/V suy ra V = m/D
Thay số ta có : V = 1,6/800 =0,002 m3 = 2dm3 = 2lít
Vậy thể tích của 1,6kg dầu hỏa là 2 lít > 1,7 lít (thể tích của can).
Suy ra cái can Hằng đưa cho Mai không chứa hết 1,6kg dầu hỏa
gói 5: Vật đang chuyển động, bị dừng lại.
- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.
- Vật chuyển động nhanh lên.
- Vật chuyển động chậm lại.
- Vật chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động
theo hướng khác
- làm biến dạng vật
VDLực mà tay ta (thông qua sợ dây) tác dụng
lên xe lăn khi đang chạy đã làm biến đổi
chuyển động cuả xe.
+22
 
Last edited by a moderator:
V

vuiva

cho mình chọn gói 5+6 nữa nhé.
.....................................................................................................
 
T

thannonggirl

Gói 3......................................................................................................................................
+20(gói may mắn nà)
Không có câu hả bạn*????????

Bạn đọc nhé:"Sẽ có 2 gói câu hỏi may mắn dành cho thành viên lựa chọn gói câu hỏi đó đầu tiên.Khi lựa chọn được gói câu hỏi may mắn,bạn được + 20 điểm miễn phí"
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom